Quyền phái sinh là gì

Phái sinh là gì và các khái niệm phái sinh liên quan vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ. Hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu các khái niệm qua bài viết sau. 

Phái sinh là gì?

Phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một loại hàng hóa khác. Còn được gọi là tài sản cơ sở. Các tài sản cơ sở của phái sinh có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất. Đặc điểm tín dụng, chỉ số, hàng hóa và có thể là các công cụ phái sinh khác.

Các loại phái sinh hàng hoá

– Phân loại theo tài sản cơ sở: gồm phái sinh tài chính và phái sinh hàng hóa.

– Theo sản phẩm hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, HĐ quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

– Phân loại theo thị trường: gồm phái sinh trên thị trường OTC và trên thị trường niêm yết.

Quyền phái sinh là gì
Quyền phái sinh là gì

Phái sinh là gì và các khái niệm phái sinh liên quan

Kế toán công cụ tài chính phái sinh

Trong tiếng Anh gọi là: Accounting for derivative financial instruments.

Kế toán công cụ tài chính phái sinh là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. Về công cụ tài chính phái sinh dưới hình thái giá trị. Kế toán cung cấp số liệu để đánh giá hiệu quả của công cụ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Do đó, kế toán là một trong các nhân tố góp phần thúc đẩy thị trường công cụ tài chính phái sinh phát triển.

Khái niệm tài chính phát sinh

Công cụ phái sinh là công cụ tài chính. Mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. Thông thường công cụ phái sinh là một hợp đồng giữa hai bên. Nhằm trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tài chính. Theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai.

Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Nếu giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi. Thì giá trị của công cụ phái sinh cũng thay đổi.

Công cụ tài chính phái sinh được phát, hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có. Chủ yếu nhằm phòng ngừa rủi ro tài chính, phân tán rủi ro tiềm ẩn. Khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh để bảo vệ hoặc tạo ra Ịợi nhuận cho các bên tham gia.

Quyền phái sinh là gì
Quyền phái sinh là gì

Phái sinh là gì và các khái niệm phái sinh liên quan

Chứng khoán phái sinh là gì

Đây là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở. Với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa. Ví dụ như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh gồm 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn (Forward).

– Hợp đồng tương lai (Future).

– Option: Hợp đồng quyền chọn. 

– Swap: Hợp đồng hoán đổi. 

Định nghĩa thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh trong tiếng Anh là Derivatives market.

Thị trường phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ phái sinh.

Các công cụ phái sinh là các công cụ tài chính cao cấp. Như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, chứng quyền, quyền mua cổ phần… Do đó, thị trường phái sinh cũng được gọi là thị trường tài chính cao cấp.

Quyền phái sinh là gì
Quyền phái sinh là gì

Các khái niệm phái sinh liên quan khác

Ý nghĩa của thị trường phái sinh

– Sự ra đời của thị trường phái sinh là một trong những sáng tạo tài chính lớn. Trong quá trình phát triển của hệ thống tài chính. Đặc biệt, trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, các sáng tạo tài chính phát triển, mở rộng và đa đạng. Tạo điều kiện cho thị trường phái sinh cũng ngày càng phát triển.

– Trên thực tế, đa số các công cụ được tạo ra trong các giao dịch tư nhân ở thị trường OTC. Tuy nhiên, ngày nay cũng có một số lượng lớn các giao dịch phái sinh diễn ra trên sàn giao dịch.

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về phái sinh là gì và các khái niệm phái sinh liên quan. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

Quyền phái sinh là gì

Chứng khoán phái sinh là gì? Điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh (Ảnh minh họa)

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

(Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)

2. Phân loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn:

- Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

(Khoản 11, 12, 13 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)

3. Đối tượng, điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là công ty quản lý quỹ) chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh:

- Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, bao gồm: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh;

- Công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.

(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)

XEM THÊM: Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh TẠI ĐÂY.

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN