Quy trình xử lý nước nhà máy Tân Hiệp

Cập nhật: 08-12-2021 | 08:11:07

Tại Nhà máy nước Tân Hiệp (Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị Bình Dương), Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ thất thoát nước, đáp ứng nhu cầu cấp nước 24/24 giờ cho người dân.

Quy trình xử lý nước nhà máy Tân Hiệp

 Công nghệ số ứng dụng mạnh tại Khu điều hành STADA của Nhà máy nước Tân Hiệp

 Sau gần 12 tháng thi công, vừa qua Công ty Biwase đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy nước Tân Hiệp mở rộng, với công suất tăng thêm 100.000m3/ngày đêm. Dự án Nhà máy nước Tân Hiệp mở rộng hoàn thành đã nâng tổng công suất cấp nước của Nhà máy nước Tân Hiệp lên 250.000m3/ ngày đêm, góp phần cung cấp nước đầy đủ cho khu vực thành phố mới Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một), TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên và vùng lân cận.

Thời gian qua, Công ty Biwase nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, đưa vào sử dụng các thiết bị mới, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Công nghệ mới được ứng dụng đem lại hiệu quả cao như công nghệ biến tần và khởi động mềm cho các tổ máy bơm; công nghệ lắng lamen, công nghệ đan lọc HDPE trọng lực; công nghệ xử lý chất hữu cơ và khử trùng bằng ozon, hệ thống điều khiển SCADA; công nghệ định lượng hóa chất tự động điều chỉnh theo chất lượng nước thô; công nghệ xử lý bùn cơ học; công nghệ xử lý để thu hồi nước rửa lọc.

Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư cho phần mềm quản lý tài sản, thiết bị giám sát chất lượng và áp lực nước, điều khiển van phân vùng cấp nước. Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nước sạch của công ty đã tăng cường hiệu quả và tiết kiệm điện năng, giảm chi phí nhân công, bảo đảm chất lượng nước cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Ông Nguyễn Đức Danh, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Nhà máy nước Tân Hiệp, cho biết: “Việc lắp đặt SCADA cho phép giám sát, điều hành mạng lưới cấp nước, thoát nước và kết nối với trung tâm điều hành. Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, chuyển từ đồng hồ cơ sang đồng hồ điện tử, lắp đặt các thiết bị đo có tính năng truyền dữ liệu, lắp đặt các van giảm áp thông minh. Nhà máy đã sử dụng công nghệ biến tần với công suất lớn trong hệ thống bơm nước thô hay nước sạch. Mỗi biến tần dùng cho loại bơm là 500KW để kiểm soát áp lực nước, lưu lượng và tiết kiệm năng lượng”.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Danh, tại khu xử lý nước sạch một đơn nguyên, nhà máy đã sử dụng công nghệ lắng lamen. Ưu điểm chất lượng nước sau lắng rất tốt, không thấy lượng cặn nằm trên bệ lọc, tiết kiệm thời gian rửa lọc, công suất rửa lọc. So với trước đây khi chưa sử dụng công nghệ lắng lamen, nhà máy cho lắng tự nhiên, khuyết điểm là có cặn nhỏ.

 PHƯƠNG LÊ

Quy trình xử lý nước nhà máy Tân Hiệp

Nhà máy nước Tân Hiệp thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn

Thế nhưng từ khi hoạt động đến nay, nhà máy cấp nước này luôn đối mặt với những khó khăn, thách thức để cung cấp cho người dân.

Nước sông quá xấu dẫn đến nước đục

Nhà máy nước Tân Hiệp quy mô thứ hai chỉ sau Nhà máy nước Thủ Đức (được xây dựng từ năm 1965 công suất 850.00m3/ngày đêm) phát nước từ tháng 7-2004 trong niềm hân hoan của hàng ngàn người dân khu vực phía tây TP như quận 6, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh…

Việc bổ sung thêm nguồn nước Tân Hiệp khiến tỷ lệ người dân được cấp nước sạch không ngừng được tăng lên, những khu vực nước yếu trước đây cũng được cải thiện đáng kể.

Tuy vậy chỉ hoạt động được khoảng hơn một năm sau, một số khu vực sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp phát sinh nước đục.

Nhiều nhà khoa học, bộ phận kỹ thuật Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn và lãnh đạo Nhà máy nước Tân Hiệp phải "lao tâm, khổ tứ" mới tìm ra được nguyên nhân nước đục do hàm lượng man gan trong nước cao mặc dù hàm lượng này trong nước do nhà máy sản xuất ra đạt theo tiêu chuẩn quy định.

Hàng loạt các quy trình cải tiến tại nhà máy đã được thực hiện, quan trọng là tăng hóa chất khử mn. Song song đó, việc xây dựng hàng loạt các hầm xả, súc xả nước cuối tuyến ống cũng được thực hiện… nên cuối cùng hiện tượng nước đục đã được khắc phục.

Nói nghe đơn giản nhưng việc tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nước đục là cả một quá trình, nghiên cứu mày mò của tập thể ban lãnh đạo nhà máy cũng như đội ngũ cán bộ kỹ thuật lúc bấy giờ.

Quy trình xử lý nước nhà máy Tân Hiệp

Hệ thống bể lọc Nhà máy nước Tân Hiệp

"Nhiều hôm chúng tôi mất ăn, lê la từ các hồ chứa nước thô đến khu xử lý hóa chất rồi phòng thí nghiệm để lấy mẫu nước phân tích tìm nguyên nhân. Khi xác định được nguyên nhân tiếp tục suy nghĩ nghiên cứu cân chỉnh quy trình xử lý hóa chất một thời gian mới khắc phục được", một lãnh đạo Nhà máy nước Tân Hiệp nhớ lại.

Trong cái khó ló cái khôn

Từ khi hoạt động đến nay, Nhà máy nước Tân Hiệp không chỉ đối mặt với việc chất lượng nước sông Sài Gòn biến đổi liên tục mà còn gặp phải thách thức rất lớn là nguồn nước nhiễm mặn.

Đặc biệt, ở những giai đoạn hạn mặn khốc liệt, nước hồ Dầu Tiếng cũng cạn không đủ xả nước đẩy mặn sông Sài Gòn, Nhà máy Tân Hiệp phải ngưng bơm nước thô nhiều lần trong nhiều giờ.

Mặc dù vậy, việc cung cấp nước sạch cho người dân TP.HCM chưa bao giờ bị gián đoạn. Điều này cũng nhờ tập thể lãnh đạo Nhà máy nước Tân Hiệp đề ra các giải pháp vận hành hiệu quả trong các tình huống xấu này.

Quy trình xử lý nước nhà máy Tân Hiệp

Tuyến ống nước thô Hòa Phú - Tân Hiệp

Đầu tiên là việc xây dựng thêm bể chứa nước sạch. Ngay từ đầu bể chứa nước sạch của Nhà máy Tân Hiệp có dung tích 32.000m3. Tuy nhiên trước tình hình biến đổi của chất lượng nước sông Sài Gòn, Nhà máy đã được đầu tư thêm 2 bể chứa nước sạch với dung tích 80.000m3.

Việc này giúp nhà máy tăng được dự trữ nguồn nước sạch, có thể hoạt động trong 5-6 giờ khi Nhà máy ngưng hoạt động vì nguồn nước quá xấu, nhiễm mặn.

Bên cạnh đó, Nhà máy nước Tân Hiệp cũng mở một đường ống kết nối với Nhà máy cấp nước Kênh Đông (công suất 250.000m3/ngày đêm) để có thể hỗ trợ nguồn nước sạch trong trường hợp Nhà máy Tân Hiệp phải ngưng hoạt động.

Hiện Nhà máy tiếp tục xin đầu tư thêm 2 bể chứa nước sạch nữa để tăng cường khả năng dự phòng.

Tính đến tháng 12-2018, Nhà máy nước Tân Hiệp tiếp tục hoàn thành một số công trình lớn như dự án Scada, hệ thống 22kV tại Tân Hiệp - hệ thống giám sát điện năng PMS, xây dựng mương kỹ thuật mới, trang bị mới 3 bộ bơm nước sạch…

Quy trình xử lý nước nhà máy Tân Hiệp

Nhà máy nước Tân Hiệp áp dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát chất lượng nước

Với các thành tích đạt được, Nhà máy nước Tân Hiệp đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước, nhiều sáng kiến cải tiến Nhà máy được Hội đồng khoa học Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên công nhận.

Tuy vậy, ông Trần Duy Khang - giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp - cho biết điều ông trăn trở hiện nay diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn tiếp tục diễn biến xấu hơn 10 năm trước đây.

"Việc này làm cho anh em phải giám sát chất lượng nước nguồn 24/24 giờ và liên tục cân chỉnh liều lượng hóa chất phù hợp.

Chúng tôi cố gắng đảm bảo cung cấp nước chất lượng cho người dân TP nhưng cũng mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp mạnh tay, hiệu quả kiểm soát được ô nhiễm nguồn nước sông từ phía thượng nguồn.

Có như vậy việc cấp nước an toàn mới đảm bảo được tính bền vững", ông Khang chia sẻ.

QUANG KHẢI - HẠNH NGHUYÊN

Công Ty Cổ Phần - Kỹ Thuật - Môi Trường - Tinh Tuệ tự hào là nhà cung cấp thiết bị máy thổi khí ITO cho nhà máy nước Tân Hiệp. Dự án đang được thực hiện tới giai đoạn 2 với công suất 300,000 m3/ngày. Đây là một trong những dòng máy thổi khí lớn của ITO với hiệu suất cao, thời gian vận hành ổn định.

  • Máy thổi khí công nghiệp ITO được xây dựng trên thông số tốc độ vòng quay của máy thấp, hầu hết các máy đều có tốc độ nhỏ hơn 2000 vòng/phút nhưng vẫn đáp ứng được lưu lượng thiết kế. Đó là đặc điểm nổi bật của ITO.
  • Điều này làm tăng tuổi thọ của thiết bị và độ ồn của máy thổi khí đặt cạn ITO thấp hơn so với các dòng máy có tốc độ vòng quay cao.
  • Về Vật liệu ngoài vật liệu Gang phổ biến, ITO còn phát triển vật liệu của máy thổi khí với vật liệu NIKELINOX dùng cho công nghệ chế biến thực phẩm

Máy thổi khí ITO có kích thước lớn, công suất máy lớn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về thồi khí, cung cấp khí mà vẫn tiết kiệm điện năng và hiệu suất sử dụng máy.

Ứng dụng máy thổi khí:

  • Máy thổi khí dùng khuấy trộn bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải giúp trộn đều nước thải và ngăn ngừa phân hủy kị khí.
  • Cung cấp khí oxy cho vi sinh tồn tại và phát triển trong bể hiếu khí.
  • Thu hồi khí gas trong hệ thống Biogas.
  • Cung cấp khí oxygen trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản.
  • Máy thổi khí công nghiệp vận chuyển khí nén.

Dưới đây là một số hình ảnh tại dự án.

[gallery columns="2" link="file" size="full" ids="2175,2178,2176,2177,2095,2096,2097,2098,2170,2171"]