Quy định về trổ cửa sổ 2023

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

Điều 178 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

Theo Điều 12 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng, trong đó cấm xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Tại Mục 2.8.12, Phần II QCVN:01/2008/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định, công trình không được vi phạm ranh giới, cụ thể:

- Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.

- Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

Về việc ông Nguyễn Chí Linh hỏi, ông có 1 căn nhà trong ngõ, nay ông muốn mở cửa sổ ra ngõ đi chung của các hộ ở phía sau nhà ông. Ngõ rộng khoảng 2m, nhà ông nằm vuông góc với ngõ đó nên việc mở cửa sổ ở tầng 2 không nhìn trực diện sang cửa sổ của nhà nào trong ngõ cả. Vậy ông có quyền mở cửa sổ ra ngõ không.

Hiện nay pháp luật về xây dựng không thấy có quy định cấm trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện, kể cả nhìn sang khu đất nhà bên cạnh, ngõ đi chung thuộc quyền sử dụng của một số hộ, cá nhân khác. Tổ chức, cá nhân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm.

Bởi vậy ông Linh có thể mở cửa sổ trên bức tường trong ranh giới đất của mình quay ra lối đi của các hộ khác phía sau nhà ông, nhưng phải đảm bảo điều kiện cánh cửa sổ khi mở không được vượt quá ranh giới đất (cánh mở vào phía trong lòng nhà, hoặc cánh cửa lùa, cánh cửa chớp lật).

Với 92,77% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Nghị quyết gồm 4 Điều với các nội dung chủ yếu về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và việc tổ chức thực hiện. 

Quy định về trổ cửa sổ 2023
Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV

Theo đó, Nghị quyết quy định: Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022: Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022); Điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023); Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Ngoài ra, còn bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) các dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023: Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Bên cạnh đó, trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án luật: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Cũng trong chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Trước đó, sáng ngày 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

                                                                                                          P.V