Quy định về định giá tài sản trong tố tụng dân sự

Khi tòa án quyết định cho định giá tài sản theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình quyết định thì người định giá tài sản được nhận thù lao và các khoản chi phí thực hiện việc định giá. Số tiền này được gọi là chi phí định giá tài sản. Trước đây, chi phí định giá tài sản chưa được pháp luật quy định. Đến Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, định nghĩa chi phí định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, việc xử lý tiền tạm ứng định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng định giá tài sản đã được quy định cụ thể và tiếp tục được kế thừa, phát triển ở Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự.

Quy định về định giá tài sản trong tố tụng dân sự

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Khái niệm chi phí định giá tài sản:

Hiểu một cách đơn giản thì chi phí định giá tài sản là số tiền chi trả cho việc định giá tài sản trong giải quyết vụ việc dân sự.

Về bản chất thì chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc định giá do Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tính căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trước đây, chi phí định giá tài sản chưa được pháp luật quy định. Từ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, định nghĩa chi phí định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, việc xử lý tiền tạm ứng định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng định giá tài sản được quy định từ các Điều 139 đến Điều 142 và các quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; tương ứng với quy định từ Điều 163 đến Điều 166 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được định nghĩa là số tiền Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tạm tính để tiến hành việc định giá theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các đương sự trong vụ việc phải chịu các chi phí định giá tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với việc bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của tòa án. Không những thế, nó còn có tác dụng buộc các đương sự phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, không được lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng thỏa thuận giá, yêu cầu định giá, thẩm định giá không đúng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án. Pháp luật cũng quy định Tòa án không được thu trả chi phí định giá, thẩm định giá tài sản quá số tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc định giá, thẩm định giá tài sản.

2. Cách tính chi phí định giá, thẩm định giá tài sản:

Việc buộc các đương sự chịu các chi phí định giá tài sản phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự và có ý nghĩa bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của tòa án. 

Nhằm mục đích thực hiện việc định giá tài sản, cơ quan tòa án quyết định các tổ chức, cá nhân yêu cầu định giá tài sản phải tạm ứng trước một số tiền khi thực hiện việc định giá tài sản đó. Trên thực tế, số tiền này được gọi là tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Đối với trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định theo các nguyên tắc cụ thể như sau:

Xem thêm: Định giá doanh nghiệp là gì? Các phương pháp định giá phổ biến

– Các chủ thể là người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

– Trong trường hợp khi các bên đương sự không thống nhất được về giá tài sản và cùng yêu cầu tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Đối với trường hợp có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà tòa án quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Đối với trường hợp tòa án ban ra quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự; các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản; các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

3. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản:

Theo Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá có nội dung như sau:

“Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;

b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản. Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

5. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

6. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, đôi với trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

– Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

– Đối với trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia theo đúng quy định.

– Trong trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản do các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá  thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

Xem thêm: Phương pháp so sánh trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì? Nội dung

+ Đương sự của vụ việc dân sự sẽ phải chịu chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ.

+ Tòa án sẽ trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

– Đối với trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do các chủ thể là người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.

– Đối với trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị hoặc do người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

– Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

Đối với số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đương sự đã nộp sẽ được Tòa án quyết định xử lý khi giải quyết vụ án dân sự theo các nguyên tắc cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án sẽ phải hoàn trả cho người đã nộp số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

– Còn trong trường hợp các chủ thể là người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí thực tế để thực hiện định giá tài sản thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó, còn nếu số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đã nộp nhiều hơn chi phí thực tế để định giá tài sản thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó theo đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Phương pháp chi phí trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì? Nội dung