Quy chuẩn đánh giá gap tôm

quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm... có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.

Quy chuẩn đánh giá gap tôm
Khóa đào tạo nội bộ TCVN 13528-1:2022 do chuyên gia Lê Thượng Khởi của VinaCert thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

Theo chuyên gia Lê Thượng Khởi, TCVN 13528-1:2022 làm rõ hơn các quy định liên quan trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGAP như: Các quy định chung; Các yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản; Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP; Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc địa điểm nuôi; Truy xuất nguồn gốc;…

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được tiến hành theo các nguyên tắc:

  1. Đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
  1. Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất.
  1. Đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế.
  1. Đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động.

Đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về Địa điểm nuôi; Cơ sở hạ tầng; Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; Bảo vệ môi trường; Bảo vệ đa dạng sinh học; Nhân sự; Tài liệu và lưu trữ hồ sơ; An toàn lao động và trách nhiệm xã hội;

Yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản: Kiểm soát chất lượng nước cấp vào ao nuôi và trong quá trình nuôi trồng; Kiểm soát con giống; Sử dụng, bảo quản thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Quản lý sức khỏe thủy sản nuôi; Kiểm soát chất thải từ quá trình nuôi trồng; Thu hoạch;…

TCVN 13582-01:2022 yêu cầu cơ sở nuôi trồng thủy sản phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa sản phẩm áp dụng/được chứng nhận và không áp dụng/chưa được chứng nhận theo tiêu chuẩn này trong quá trình nuôi trồng; Có quy định và thực hiện các quy định về ghi chép hoạt động sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau trong toàn bộ các khâu của quá trình nuôi trồng, Quy định truy xuất nguồn gốc được vận hành thử trước khi chính thức thực hiện.

Đối với dịch vụ đánh giá chứng nhận VietGAP Thủy sản của VinaCert.

Quy chuẩn đánh giá gap tôm

Ngày 15/8/2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KHCN) đã cấp Giấy chứng nhận số 2580/TĐC-HCHQ, chứng nhận Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert đã đăng ký hoạt động chứng nhận đối với tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực: Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa (theo TCVN 13528-1:2022; TCVN 6168:2022; Chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp các Quy chuẩn kỹ thuật). Số đăng ký: 44/CN-TĐC.

Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) áp dụng đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng.

Quy chuẩn đánh giá gap tôm

Giới thiệu về tiêu chuẩn ASC

08-07-2014 | 08:57 (lượt xem:2023)

Tài liệu này bao gồm các quy phạm thực hành quản lý tốt hơn đã được đề cập trong PAD (bộ tiêu chuẩn của Đối thoại nuôi cá tra/basa). Bộ tiêu chuẩn của PAD mang tính toàn cầu, là công cụ hỗ trợ nhằm giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường và xã hội liên quan đến nuôi cá tra/basa.

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), cho biết, qua 2 năm áp dụng nuôi thử nghiệm theo mô hình nuôi tôm theo chuẩn Global Gap (tiêu chuẩn toàn cầu và truy nguyên được nguồn gốc) trên diện tích 40ha của huyện, đã mang lại kết quả khả quan.

Kết quả nuôi theo chuẩn Global Gap, tôm sú trong cùng thời điểm nuôi (3-4 tháng) trọng lượng đạt 160-220kg/ha, so với nuôi thường chỉ đạt 100-120kg/ha. Không chỉ vượt trội về năng suất, giá tôm nguyên liệu nuôi theo mô hình này bao giờ cũng được thương lái mua cao hơn giá thị trường từ 10-20%, lợi nhuận cao gần gấp đôi so với mô hình nuôi thông thường.

Theo các chuyên gia đánh giá, nuôi tôm theo mô hình Global Gap, tôm sú sẽ được nuôi từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Từ tháng 8 đến tháng 12, nông dân sẽ chuyển sang nuôi tôm càng xanh kết hợp với trồng lúa trên vuông tôm. Do đặc thù vùng đất cũng như điều kiện thực tế, nhất là lệ thuộc nguồn nước, khí hậu, thời tiết, nên bà con áp dụng đúng lịch thời vụ trên sẽ nuôi thành công.

Đánh giá về mô hình trên, PGS.TS Dương Nhựt Long - trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt Trường đại học Cần Thơ cho biết: Qua nghiên cứu thực tế, đơn vị quyết định phối hợp với huyện Hồng Dân thực hiện nuôi thí điểm mô hình trên. Trong suốt 2 năm qua (2010 và 2011), đơn vị đã làm “bước đệm” là cử cán bộ kỹ thuật khảo sát môi trường, hướng dẫn một số nông dân ở huyện Hồng Dân nuôi tôm quảng canh theo chuẩn Viet Gap và sau đó “nâng cấp” lên chuẩn Global Gap, bước đầu mang lại kết quả ngoài mong đợi.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Bạc Liêu chuyển đổi hàng chục ngàn héc-ta đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi chuyên tôm và nuôi tôm kết hợp nhiều loại cây, con khác. Trong đó, vùng Bắc quốc lộ 1A, được quy hoạch hơn 30.000 ha nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, chủ trương trên đã thực hiện hơn 10 năm qua, nhưng chưa tìm được mô hình nào sản xuất phù hợp, bền vững. Vì vậy, việc áp dụng sản xuất thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm theo chuẩn Global Gap không chỉ mở ra hướng sản xuất bền vững cho bà con vùng chuyển đổi lúa - tôm ở Bạc Liêu mà hướng đến hàng chục ngàn hộ dân canh tác trên vùng đất ngọt - lợ ven biển các tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long./.