Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ

Nội dung Bài 36: Quần Thể Sinh Vật Và Mối Quan Hệ Giữa Các Cá Thể Trong Quần Thể thuộc Chương I: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật môn Sinh Học Lớp 12. Giúp các bạn trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. Từ đó rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa.

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Câu hỏi 1 bài 36 trang 156 SGK sinh học lớp 12: Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật.

Giải: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

– Ví dụ về quần thể sinh vật: Quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao.

– Ví dụ về không phải quần thể: Các cây trên cánh đồng, tập hợp các con cá trong chậu.

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hình 36.1. a) Quần thể cây thông; b) Quần thể chim cánh cụt; c) Quần thể trâu rừng

Quá trình hình thành một quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sinh sống của quần thể (hình 36.1).

Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.

Ở thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.

Ở một số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Vì thế, nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau. Các cây thông nhựa liên rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ (hình 36.2).

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hình 36.2. a) Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau; b) Một cây bị chặt phần trên mặt đất; c) Cây bị chặt nảy chồi mới sau một thời gian
Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hình 36.3. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn
Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hình 36.4. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ

Câu hỏi 2 bài 36 trang 157 SGK sinh học lớp 12: Quan sát các hình 36.2, 36.3 và 36.4 kết hợp với những nội dung đã học, hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36:

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa
Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống đỡ được gió bão
Các cây thông nhựa liền rễ nhau
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn
…*

* Học sinh đưa thêm nhiều ví dụ khác

Giải:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa
Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống đỡ được gió bão
Các cây thông nhựa liền rễ nhau Cây này hỗ trợ cây khác về mặt dinh dưỡng
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Giúp săn mồi tốt hơn, săn được con mồi lớn
Bồ nông xếp thành hàng kiếm mồi Bắt được nhiều cá hơn đi kiếm ăn riêng rẽ

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng,… hoặc con đực tranh giành nhau con cái.

Một vài ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:

– Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm.

– Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú,… đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

– Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé hơn. Ví dụ, cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

Câu hỏi 3 bài 36 trang 159 SGK sinh học lớp 12: Từ những ví dụ trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó.

– Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ.

Giải: Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác…, các con đực tranh giành con cái.

Nguyên nhân Hiệu quả
Cạnh tranh chỗ ở, ánh sáng, dinh dưỡng Mật độ cá thể lớn, môi trường không cung cấp đủ nguồn sống cho mỗi cá thể Điều chỉnh mật độ, số lượng cá thể ổn định.
Tranh giành bạn tình Các con đực tranh giành bạn tình để sinh sản. Chọn được cá thể mang gen quy định tính trạng tốt để di truyền cho đời sau
Cá thể lớn ăn cá thể bé Thiếu thức ăn Giúp các cá thể lớn có thể vượt qua giai đoạn thiếu thức ăn, tập trung dinh dưỡng cho cá thể lớn phát triển nhanh.

Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, các cây nhỏ yếu hơn thường bị chết khi các cây lớn hơn phát triển mạnh, chiếm lấy nhiều chất dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của các cây nhỏ.

Hiện tượng phát tán cá thể động vật ra khỏi quần thể: Khi cá thể động vật đủ lớn sẽ phải tách ra khỏi quần thể để giảm bớt sự cạnh tranh trong quần thể. Ví dụ: Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống riêng của từng cặp hổ, báo bố mẹ.

Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 36: Quần Thể Sinh Vật Và Mối Quan Hệ Giữa Các Cá Thể Trong Quần Thể thuộc Chương I: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật môn Sinh Học Lớp 12. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

E. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau…

G. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển,…

H. Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hình 36.5. Bò rừng tập trung thành đàn trong quần thể

Lý thuyết Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Sách giáo khoa Sinh học 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu có sơ đồ tư duy.

Định nghĩa: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Một số quần thể điển hình

– Trong quần thể có các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài.

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hình 36.2. a) Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau; b) Một cây bị chặt phần trên mặt đất; c) Cây bị chặt nảy chồi mới sau một thời gian

– Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

– Trong bầy, đàn các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lý và tập tính sinh thái có lợi như: giảm lượng tiêu hao ôxi, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống… Hiện tượng trên được gọi là “hiệu suất nhóm”.

+ Ở thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng lẻ. Ở một số cây sống gần chúng có hiện tượng liền rễ do đó muối khoáng của rễ cây này hút vào có khả năng dẫn truyền qua cây khác thông qua phần rễ liền nhau, cây sống liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn so với những cây sống riêng rẽ.

+ Ở động vật, các cá thể của quần thể ở nhiều loài động vật chỉ có thể sinh sản bình thường và quần thể chỉ có thể tồn tại được khi quần thể có một số lượng cá thể nhất định.

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Tổ chức xã hội của quần thể kiến

Bảng 36: Quan hệ hỗ trợ của cá thể trong quần thể sinh vật

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa
Hỗ trợ của các cá thể trong nhóm cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão
Các cây thông nhựa mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Bắt mồi và tự vệ tốt hơn
Bồ nông xếp thành hàng khi săn mồi Bắt được nhiều cá hơn

Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

Các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái… làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó kích thước quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường.

Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Quần thể sinh vật là gì Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì Lấy ví dụ
Hiện tượng cạnh tranh cùng loài

Bảng: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Biểu hiện của quan hệ cạnh tranh Kết quả
Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng, chất dinh đưỡng. Đào thải những cá thể cạnh tranh yếu, mật độ.
Trong các quần thể cá, chim, thú,… đánh nhau, dọa nạt nhau, một số ăn thịt lẫn nhau. – Mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số buộc phải tách ra khỏi đàn – Làm phân hóa ổ sinh thái

– Một số ăn thịt tiêu diệt lẫn nhau

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì?

A. Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống .

B. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra thế hệ mới hữu thụ.

C. Là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong một khoảng khồng gian nhất định, có khả năng sinh sản ra thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính và trinh sản.

D. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, phân bố trong vùng phân bố của loài.

Câu 2: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là:

A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ tối đa, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 3: Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để :

A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp.

B. bổ sung thức ăn cho cá.

C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài.

D. làm giảm bớt sự ô nhiễm trong bể nuôi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 5: Cho các thông tin sau:

(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.

(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.

Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 6: Một nhóm cá thể sinh vật cùng loài sống trong một khoảng không gian xác định được xem là quần thể sinh vật khi:

A. các cá thể trong quần thể có thể giao phối với nhau sinh ra con cái hữu thụ.

B. hình thành mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể và với môi trường.

C. khi tồn tại qua một thời gian lịch sử nhất định.

D. khi có đầy đủ các đặc trưng cuả một quần thể sinh vật.

Câu 7: Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong là do:

A. nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của các cá thể.

B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá thể cái nhiều hơn.

D. số lượng cá thể quá ít nên thường xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 8: Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật?

Cho các ví dụ minh họa sau:

(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.

(2) Các con cá sống trong cùng một ao.

(3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.

(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.

(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.

Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật?

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2.

Câu 9: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cỏ ven bờ hồ.

B. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ.

C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ.

D. Cây trong vườn.

Câu 10: Nếu kích thước quần thể vượt qua kích thước tối đa thì:

A. phần lớn cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt

B. quần thể bị phân chia thành 2

C. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể

D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

Câu 11: Đối với quần thể, đặc diểm cơ bản là:

A. có khả năng giao phối hoặc tự giao phối.

B. cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

C. có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

D. tập hợp các cá thể cùng loài.

Câu 12: Quan hệ giữa nấm Penicinium với vi khuẩn thuộc quan hệ:

A. hãm sinh.

B. hội sinh.

C. cạnh tranh.

D. hợp tác.

Câu 13: Trong quan hệ giữa 2 loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là:

A. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

B. một loài sống bình thường nhưng gây hại với loài khác sống chung với nó.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. mai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

Câu 14: Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ:

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. ức chế cảm nhiễm.

D. hợp tác đơn giản.

Câu 15: Điều nào sau đây không đúng với quan hệ hỗ trợ trong quần thể?

A. Khai thác được nhiều nguồn sống của môi trường.

B. Làm cho mật độ cá thể của quần thể không thay đổi.

C. Đảm bảo cá thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

D. Phát triển khả năng sống của quần thể.

Ở trên là nội dung Bài 36: Quần Thể Sinh Vật Và Mối Quan Hệ Giữa Các Cá Thể Trong Quần Thể thuộc Chương I: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật môn Sinh Học Lớp 12. Bài học giới thiệu đến các bạn các kiến thức như: định nghĩa quần thể, quá trình hình thành quần thể, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh. Làm rõ quan hệ giữa các cá thể trong quần thể có vai trò trong việc giữ ổn định trong quần thể, giữ cân bằng sinh thái.

Bài Tập Liên Quan: