Ppf là gì kinh tế

Một trong những công cụ kinh tế đơn giản nhất có thể minh họa rõ ràng tính khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn kinh tế là đường giới hạn khả năng sản xuất.



Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có.



Giả sử, một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa: Thực phẩm (kí hiệu Y) và Máy tính (kí hiệu X).



Đường PPF chỉ ra các sản lượng khác nhau của hai loại hàng hóa. Công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra.



Ppf là gì kinh tế







Điểm A trên đồ thị chỉ ra rằng có một lượng TA thực phẩm và một lượng MA máy tính được sản xuất khi sản xuất ở mức hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với một lượng TB thực phẩm và MB máy tính ở điểm B.



Sự khan hiếm chỉ ra rằng, mọi người sẵn sàng mua sẵn sàng mua nhưng không thể mua ở các mức sản lượng ngoài đường PPF. Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, bởi để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu vào của sản xuất loại hàng hóa kia.



Độ dốc tại một điểm của đồ thị thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa (Chi phí cơ hội-Opportunity costs). Trong Kinh tế thị trường kinh tế thị trường, di chuyển dọc theo một đường có thể được miêu tả như là lựa chọn xem có nên tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa trên chi phí của một loại hàng hóa khác không.



Như vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) chỉ ra số lượng tối đa của một hàng hóa có thể sản xuất được ứng với mỗi mức số lượng của hàng hóa khác.



Một điểm ở bên trong đường PPF, ví dụ như điểm A’, là có thể thực hiện được nhưng lại ở mức sản xuất không hiệu quả, trong khi một điểm ở bên ngoài đường PPF là điểm A” thì không thể đạt được.



Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của các quốc gia đều có khuynh hướng tăng lên; đường giới hạn khả năng sản xuất PPF sẽ dịch chuyển ra phía ngoài, thể hiện nền kinh tế có thể sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước.

Một công cụ để phân tích vấn đề này là đường giới hạn khả năng sản xuất (viết tắt: theo tiếng Anh: PPF- production possibilities frontier). Giả sử, một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Đường PPF chỉ ra các sản lượng khác nhau của hai loại hàng hóa. Công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra. Điểm A trên đồ thị chỉ ra rằng có một lượng FA thực phẩm và một lượng CA máy tính được sản xuất khi sản xuất ở mức hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với một lượng FB thực phẩm và CB máy tính ở điểm B. Mọi điểm trên đường PPF đều chỉ ra tổng sản lượng tiềm năng tối đa của nền kinh tế, mà ở đó, sản lượng của một loại hàng hóa là tối đa tương ứng với một lượng cho trước của loại hàng hóa khác.

Sự khan hiếm chỉ ra rằng, mọi người sẵn sàng mua nhưng không thể mua ở các mức sản lượng ngoài đường PPF. Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều này xảy ra là bởi vì để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu vào để sản xuất loại hàng hóa kia. Độ dốc tại một điểm của đồ thị thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa. Nó đo lường chi phí của một đơn vị tăng thêm của một loại hàng hóa khi bỏ không sản xuất một loại hàng hóa khác, đây là một ví dụ về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được miêu tả như là một “mối quan hệ cơ bản giữa khan hiếm và lựa chọn”. Trong kinh tế thị trường, di chuyển dọc theo một đường có thể được miêu tả như là lựa chọn xem có nên tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa trên chi phí của một loại hàng hóa khác không.

Với sự giải thích như trên, mỗi điểm trên đường PPF đều thể hiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối đa hóa đầu ra với một sản lượng đầu vào cho trước. Một điểm ở bên trong đường PPF, ví dụ như điểm U, là có thể thực hiện được nhưng lại ở mức sản xuất không hiệu quả (bỏ phí không sử dụng các nguồn lực đầu vào). Ở mức này, đầu ra của một hoặc hai loại hàng hóa có thể tăng lên bằng cách di chuyển theo hướng đông bắc đến một điểm nằm trên đường cong. Một ví dụ cho sản xuất không hiệu quả là thất nghiệp cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Mặc dù vậy, một điểm trên đường PPF không có nghĩa là đã đạt hiệu quả phân phối một cách đầy đủ nếu như nền kinh tế không sản xuất được một tập hợp các loại hàng hóa phù hợp với sự ưa thích của người tiêu dùng. Liên quan đến sự phân tích này là kiến thức được nghiên cứu trong môn kinh tế học công cộng, môn khoa học nghiên cứu làm thế nào mà một nền kinh tế có thể cải thiện sự hiệu quả của nó. Tóm lại, nhận thức về sự khan hiếm và việc một nền kinh tế sử dụng các nguồn lực như thế nào cho hiệu quả nhất là một vấn đề cốt yếu của kinh tế học.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • đường giới hạn khả năng sản xuất
  • đường ppf
  • duong gioi han kha nang san xuat
  • năng xuất kinh tế là
  • nguyên nhân dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất
  • dđường giới hạn khả năng sản xuất
  • đường cong trong đường giới hạn sản xuất
  • duong gioi han san xuat
  • Đường giới hạn khả năng sản xuất tuyến tính
  • đường giới hạnkhar năng sản xuất là gì
  • ,

    (Last Updated On: 02/04/2022 By Lytuong.net)

    Khi xem xét một nền kinh tế với số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ công nghệ cho trước. Khi quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?, nền kinh tế phải lựa chọn xem các yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào giữa rất nhiều các hàng hóa khác nhau được sản xuất ra.

    Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì?

    Ở mỗi thời điểm nhất định, một doanh nghiệp (nói riêng) hay một nền kinh tế (nói chung) sẽ có một lượng các yếu tố sản xuất nhất định. Căn cứ vào đó, ta có thể xác định giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp (hay nền kinh tế).

    Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) là một đường biểu diễn tập hợp tất cả các phương án sản xuất có hiệu quả; Phương án sản xuất có hiệu quả là phương án mà tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đâu ra nào dó thì buộc phải cát giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra khác.

    Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi một nền kinh tế có một đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Khi các yếu tố sản xuất thay đổi thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng thay đổi theo. Nếu nguồn lực được mở rộng thì đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang bên phải, khi nguồn lực sản xuất bị thu hẹp lại thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển về phía bên trái.

    Đường PPF là đường dốc xuống thể hiện sự đánh đổi (hay chi phí cơ hội) vì nguồn lực là có giới hạn, nên khi muốn có hàng hóa này nhiều hơn, doanh nghiệp đã phải giảm bớt số lượng hàng hóa khác sản xuất được.

    Ví dụ

    Để đơn giản, giả sử rằng toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất 2 loại hàng hóa là thức ăn và quần áo. Để sử dụng hết nguồn lực của nền kinh tế, thì có thể có các cách lựa chọn tổ hợp thức ăn và quần áo trong bảng 1.1 sau đây để sản xuất.

    Bảng 1.1 Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau

    Khả năngLương thực (tấn)Quần áo (ngàn bộ)A07,5B17C26D34,5E42,5F50

    Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất

    Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta được đường giới hạn khả năng sản xuất.

    Phương án lựa chọn A là phương án toàn bộ nguồn lực chỉ sản xuất quần án, tại đây số lượng quần áo được sản xuất ra là nhiều nhất, còn thực phẩm bằng 0. Tại phương án F toàn bộ nguồn lực chỉ tập trung sản xuất lương thực và thực phẩm bằng 5 là nhiều nhất còn quần áo bằng không. Dọc theo đường cong từ phương án A đến phương án F thì quần áo giảm đi và lương thực tăng lên.

    Phương án sản xuất A,B,C,D,E,F là những phương án có hiệu quả vì sử dụng hết nguồn lực, và tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra là quần áo thì phải cắt giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra là lương thực. Phương án M là phương án sản xuất không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực và tại M muốn tăng quần áo thì không cần phải cắt giảm lương thực vì còn nguồn lực. Phương án N là phương án không thể đạt được của nền kinh tế vì xã hội không đủ nguồn lực.

    Please follow and like us:

    20

    20

    Đường giới hạn khả năng sản xuất (tiếng Anh: Production possibility frontier, viết tắt là PPF) là đường biểu thị sự phân bổ tối đa nguồn lực cho việc sản xuất tổ hợp hàng hóa với sản lượng tối đa trên nguồn lực.

    Cách biểu hiệnSửa đổi

    Để có thể biểu hiện đường này, người ta giả định rằng trên thị trường chỉ có hai món hàng được kinh doanh và nguồn lực là không thay đổi trong mọi thời điểm.

    Đường giới hạn khả năng sản xuất liên quan đến thực phẩm và máy tính

    Chúng ta có thể lấy ví dụ từ hình bên. Giả sử chúng ta chỉ sản xuất được hai mặt hàng đó chính là thực phẩm và máy tính, thực phẩm được biểu diễn bằng trục tung, máy tính được biểu diễn bằng trục hoành, giao điểm của hai trục là gốc tọa độ. Ở đây, chúng ta thấy hai điểm A và B. Có gì đặc biệt ở hai điểm này? Nếu chúng ta nhìn kỹ, chúng ta có thể thấy rằng ở điểm A, số lượng thực phẩm nhiều hơn số lượng máy tính, còn ở điểm B, số lượng máy tính lại nhiều hơn số lượng thực phẩm. Có thể giải thích rằng: Do nguồn lực không thay đổi (bởi vì ta giả định là như vậy) nên để có thể sản xuất nhiều máy tính hơn thì bắt buộc ta phải từ bỏ việc sản xuất một số lượng thực phẩm nào đó và ngược lại để sản xuất nhiều thực phẩm hơn thì ta phải từ bỏ việc sản xuất một số lượng máy tính. Việc từ bỏ như vậy được gọi là chi phí cơ hội.

    Bàn luận về các điểmSửa đổi

    Các điểm nằm trong, trên và ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất

    Nhìn vào hình bên, ta thấy các điểm trên đó có gì đặc biệt? Vị trí của chúng cho ta biết rất nhiều điều. Nếu ta đang không sử dụng hết nguồn lực của mình, ta sẽ rơi vào trạng thái mà điểm A thể hiện. Nếu ta sử dụng hết nguồn lực của mình, ta sẽ có trạng thái của các điểm B, C, D, E, F. Còn điểm X là điểm thể hiện sự vượt giới hạn khả năng sản xuất. Đây được gọi là điểm bất khả thi. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể đạt đến điểm này. Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta đã giả định là nguồn lực không hề thay đổi. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta tăng được số lượng và chất lượng của lao động, đồng thời cải tiến công nghệ sản xuất, chúng ta có thể đạt tới điểm X không? Hoàn toàn có thể. Tại các điểm như điểm X, chúng ta có thể sản xuất hai sản phẩm với số lượng nhiều hơn mỗi loại. Tập hợp các điểm như thế lại tạo cho chúng ta một đường giới hạn sản xuất mới, càng "lõm về phía trục tọa độ" như các nhà kinh tế học đã diễn giải.