Phương pháp so sánh tương đối năm 2024

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

Phương pháp so sánh tương đối năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: Pinterest)

Phương pháp so sánh

Khái niệm

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

Những vấn đề cơ bản

Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.

- Số gốc để so sánh: tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.

- So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước (năm trước, quí trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

- So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.

- So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã kí, tổng nhu cầu… giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng môn "Phân tích hoạt động kinh doanh", Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông)

Trong quá trình so sánh, xác định những điểm tương đồng cho phép chúng ta sắp xếp và liên hệ khái niệm mới với kiến ​​thức hiện có, và việc xác lập sự khác biệt hoặc đối chiếu chúng cho phép chúng ta phân biệt khái niệm mới với những khái niệm tương tự khác, tránh nhầm lẫn hoặc nhiễm bẩn.

Có thể so sánh là điều kiện để thiết lập các mối quan hệ dẫn đến tư duy trừu tượng. Sự so sánh được đóng khung trong ngôn ngữ, đó là điều làm cho việc so sánh trở nên khả thi.

Nó phục vụ chúng ta cho những mục đích gì?

Thành lập song song với các đối tượng nghiên cứu khác để có được và khám phá các dữ liệu cụ thể để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu.

Nó cũng giúp chúng ta hiểu thành phần hoặc hành vi của các đối tượng và quá trình, đồng thời có thể cho phép chúng ta hiểu phản ứng đối với các quá trình nhất định theo sự giống nhau. "Nếu điều này xảy ra trong trường hợp này, trong trường hợp khác, điều tương tự có khả năng xảy ra."

So sánh giúp chúng tôi ngữ cảnh hóa, để hiểu những gì đối tượng đóng góp cho môi trường và cho nhóm. Thông qua những điểm giống và khác nhau với những người khác, chúng ta sẽ hiểu được vị trí của chúng ta.

Đối với việc tạo ra các ý tưởng, sự so sánh rất hữu ích. Việc so sánh giúp chúng ta biết các sản phẩm có thể thay thế. Ví dụ, trong việc phục hồi ẩm thực, chúng ta có thể xác định một sản phẩm mới có thể thay thế một sản phẩm khác trong một quá trình xây dựng.

Mỗi môn khoa học ra đời đều có đối tượng nghiên cứu riêng và phương pháp nghiên cứu thích ứng với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng của phân tích HĐKD là diễn biến của quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là một quá trình phức tạp với nhiều mối liên hệ được thể hiện bằng số liệu dường như che giấu những tác động của quy luật kinh tế, che giấu bản chất của hoạt động đó. Để nhận thức và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cần có hệ thống phương pháp khoa học bao gồm nhiều phương pháp có tính chất nghiệp vụ kỹ thuật để đi sâu xem xét giải thích và rút ra kết luận về quá trình đó.

1. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh

1.1. Phương pháp chi tiết

Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

-Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được do đó phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt về kết quả sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp được chi tiết thành các bộ phận: giá trị thành phẩm làm bằng NVL của DN, giá trị thành phẩm làm bằng NVL của người đặt hàng…hoặc trong phân tích giá thường được phân thành các bộ phận như: chi phí NVL chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí tiền lương..

-Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tiến độ quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

-Chi tiết theo địa điểm và thời gian kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận, phân xưởng, tổ, đội sản xuất..thông qua các chỉ tiêu khác nhau như: Khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn..cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa.. cũng thông qua đó phát hiện những bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố kinh doanh.

1.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và là một trong những phương pháp chủ yếu dùng để phân tích hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp. Phương pháp này dùng để xác định sự biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu cơ sở (số gốc). Nó cho phép chúng ta tổng hợp những vấn đề chung và tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế được đem ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển để tìm những giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Do đó để tiến hành so sánh cần phải thực hiện theo các vấn đề cơ bản sau:

v Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh (số gốc hoặc kỳ gốc). Tùy thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, hình thành nên nhiều số gốc khác nhau

- Đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: Tài liệu của kỳ trước, năm trước

- Tình hình thực hiện so với kế hoạch: Tài liệu của kế hoạch, dự đoán và định mức

- Khẳng định vị trí của các DN: Tài liệu là số trung bình ngành

v Điều kiện so sánh

Để phép so sánh tiến hành có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh về không gian và thời gian

- Về thời gian: Các chỉ tiêu cùng được tính trong cùng 1 khoảng thời gian hạch toán và phải cùng thống nhất trên 3 mặt sau: Cùng nội dung kinh tế, sử dụng cùng phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường

- Về không gian: Các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau

v Kỹ thuật so sánh

Nhằm đáp ứng những mục tiêu trên, người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối:

Số tuyệt đối: là số biểu hiện quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó người ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế khác

So sánh bằng số tuyệt đối: Là phương pháp nhằm xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Nhằm thỏa mãn mục tiêu về xu hướng phát triển của chỉ tiêu kinh tế

- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung:

Là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung

Công thức chung như sau:

Mức biến động

tương đối

\=

Chỉ tiêu kỳ

phân tích

-

Chỉ tiêu

kỳ gốc

x

Hệ số

điều chỉnh

- So sánh bằng số tương đối:

Tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tương đối khác nhau, cụ thể như sau:

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: Là kết quả của phép chia giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc, phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế

Số tương đối hoàn thành kế hoạch

\=

Chỉ tiêu kỳ phân tích

x 100%

Chỉ tiêu kỳ gốc

Số tương đối hoàn thành kế hoạch được là so sánh với kết quả vừa tính được với 100%

Ví dụ minh họa:

Chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng đặt trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm được thu thập như sau: (đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực tế

So sánh

Số tiền

%

Chi phí tiền lương

100

110

+10

10

Doanh thu tiêu thụ

1.000

1.200

+200

20

Cách tính như sau:

- So sánh biến động số tiền tuyệt đối = trị số thực tế - trị số kế hoạch

- So sánh theo tương đối

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tiền lương

\=

110

x 100%=110%

100

Số tương đối hoàn thành kế hoạch doanh thu

\=

1.200

x 100%=120%

1.000

Như vậy, so sánh theo tương đối thì tiền lương tăng 10% và doanh thu tăng 20%

Nếu xét riêng chỉ tiêu chi phí tiền lương thì ta thấy chi phí tiền lương thực tế tăng hơn so với kế hoạch là 10% tương ứng với 10 triệu đồng. Nhưng, nếu xét chỉ tiêu chi phí tiền lương trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ ta thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ cao hơn so với tốc độ tăng của tiền lương là 10%. Để thấy rõ việc chi lương có hợp lý hay không, ta phải tính mức biến động tương đối của chỉ tiêu chi phí tiền lương thực tế so với kế hoạch được điều chỉnh với hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như sau:

Mức biến động chi phí lương = 110 -100x120% = 110-120 =-10 triệu đồng

Như vậy, thông qua mức biến động về chi phí lương ta thấy, so với kế hoạch, thực tế doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí tiền lương là 10 triệu đồng. Với mục tiêu đề ra, khi doanh thu tiêu thụ là 1.200 triệu đồng thì tiền lương thực tế phải trả là 120 triệu nhưng doanh nghiệp đã chi trả có 110 triệu đồng, do đó DN đã tiết kiệm được 10 triệu đồng trong quỹ lương. Do đó, mới thấy được thực chất tình hình trả lương của DN

- Số tương đối kết cấu:

Thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, phản ánh biến động bên trong của từng chỉ tiêu

Ví dụ minh họa:

Có tài liệu về tổng số công nhân viên của doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Tỷ trọng

Thực tế

Tỷ trọng

Tổng số công nhân viên

1.000

100%

1.200

100%

Trong đó:

- Công nhân sản xuất

- Nhân viên quản lý

900

100

90%

10%

1.020

180

85%

15%

Như vậy, cùng với sự thay đổi của tổng số công nhân viên thì kết cấu lao động cũng thay đổi, tỷ trọng công nhân sản xuất thực tế giảm hơn so với kế hoạch là 5% (85-90), tỷ trọng nhân viên quản lý tăng 5%. Xu hướng biến động này không tạo điều kiện tăng năng suất lao động.

- Số bình quân động thái:

Biểu hiện sự biến động tỷ lệ của chỉ tiêu phân tích qua một quãng thời gian. Được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn. Nếu cố định sẽ phản ánh sự phát triển trong một thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.

Ví dụ minh họa:

Có tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm như sau:

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Lợi nhuận

1.000

1.200

1.380

1.518

1.593,9

Số tương đối động thái kỳ gốc cố định

120%

138%

151,8%

159,39%

Số tương đối động thái kỳ gốc liên hoàn

120%

115%

110%

105%

Khi đó:

-Số tương đối động thái kỳ gốc cố định: sử dụng kỳ gốc cố định năm 2009, khi đó kỳ phân tích lần lượt thay đổi là 2010, 2011, 2012 và 2013.

- Số tương đối động thái kỳ gốc liên hoàn: kỳ gốc lần lượt năm 2009, 2010, 2011 và 2012, kỳ phân tích sẽ bao gồm năm 2010, 2011, 2012 và 2013.

Nhận thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm so với 2009 đều có xu hướng tăng, cho thấy quy mô doanh nghiệp được mở rộng, tuy nhiên xu hướng này chậm dần.

2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (phương pháp loại trừ) được sử dụng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách, khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ đi ảnh hưởng của nhân tố khác.

Ví dụ: khi phân tích chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: sản lượng tiêu thụ và đơn giá bán. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố đến doanh thu tiêu thụ có thể làm theo 2 cách:

- Có thể xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố thông qua phương pháp thay thế liên hoàn

- Có thể sử dụng số chênh lệch của từng nhân tố thông qua phương pháp số chênh lệch.

2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Nguyên tắc:

- Phải xác định được số lượng các nhân tố, mối quan hệ giữa các nhân tố với các chỉ tiêu phân tích từ đó xác định được công thức lượng hóa theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau.

- Khi xét đến ảnh hưởng của nhân tố đầu tiên thì nhân tố đó được thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, còn các nhân tố khác vẫn giữ nguyên ở kỳ gốc. Tính kết quả, sau đó so sánh kết quả của nhân tố này với kết quả của các nhân tố liền kề trước đó.Kết quả của sự so sánh đó chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu.

- Các nhân tố tiếp theo được thay thế lần lượt từ kỳ gốc sang kỳ phân tích cho đến nhân tố cuối cùng. Các nhân tố đã được thay thế thì khi xét đến ảnh hưởng của nhân tố khác, nhân tố đó phải giữ nguyên ở kỳ phân tích.

- Tính tổng các mức ảnh hưởng của từng nhân tố. Sao cho tổng các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích).

Có thể khái quát thành các bước sau:

· Trường hợp các nhân tố này có mối quan hệ tích số

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích

Nếu gọi P là chỉ tiêu cần phân tích. P phụ thuộc vào 3 nhân tố và được sắp xếp theo thứ tự a,b,c. Khi đó, P­1 gọi là chỉ tiêu phân tích, P0 được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ giữa nhân tố với chỉ tiêu được xác định như sau:

Ta có: Chỉ tiêu phân tích : P = a x b x c

- Kỳ gốc: P0 = a0 x b0 x c0

- Kỳ phân tích: P1 = a1 x b1 x c1

Bước 2 Xác định đối tượng phân tích:

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

- Nhân tố a:

- Nhân tố b:

- Nhân tố c:

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

- Nêu nhận xét và các kiến nghị

· Trường hợp các nhân tố có mối quan hệ thương số

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích

Nếu gọi P là chỉ tiêu cần phân tích. P phụ thuộc vào 3 nhân tố và được sắp xếp theo thứ tự a,b,c. Khi đó, P­1 gọi là chỉ tiêu phân tích, P0 được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ giữa nhân tố với chỉ tiêu được xác định như sau:

Ta có:

- Kỳ gốc:

- Kỳ phân tích:

Bước 2 Xác định đối tượng phân tích:

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

- Nhân tố a:

- Nhân tố b:

- Nhân tố c:

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

- Nêu nhận xét và giải pháp

2.2. Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Có thể nói phương pháp số chênh lệch là phương pháp rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Các bước thực hiện được tiến hành tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn. Chỉ khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.

Tổng quát các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích

Nếu gọi P là chỉ tiêu cần phân tích. P phụ thuộc vào 3 nhân tố và được sắp xếp theo thứ tự a,b,c. Khi đó, P­1 gọi là chỉ tiêu phân tích, P0 được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ giữa nhân tố với chỉ tiêu được xác định như sau:

Ta có: P = a x b x c

- Kỳ gốc: P0 = a0 x b0 x c0

- Ở kỳ phân tích: P1 = a1 x b1 x c1

Bước 2 Xác định đối tượng phân tích:

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

- Nhân tố a:

- Nhân tố b:

- Nhân tố c:

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

- Nêu nhận xét và các kiến nghị

2.3. Phương pháp cân đối

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN hình thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình kinh doanh. Ví dụ, giữa Tài sản và Nguồn vốn, giữa thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán.. phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch

3. Phương pháp hồi quy

Là phương pháp sử dụng số liệu trong quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối qua hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy.

- Phương pháp hồi quy đơn (hồi quy đơn biến)

Dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa một biến kết quả và một biến giải thích hay biến nguyên nhân.

Đây là mối quan hệ theo một hướng xác định giữa chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Trường hợp này sử dụng hàm hồi quy dạng Yx = a + b.x

Trong đó: Yx - Chỉ tiêu phân tích

x - Chỉ tiêu nhân tố

a, b – Các tham số

Kết hợp với n lần quan sát, ta có: S = ∑ (Y - Yx )2 à min

Lấy đào hàm riêng theo a và b ta có hệ phương trình chuẩn tắc xác định các tham số a, b.

na + b ∑ x = ∑ y

a ∑ x + b ∑ x 2 = ∑ xy

Sau khi xác định được các tham số a, b đưa về công thức phân tích Yi = a + b xi

Trong đó Yi - chỉ tiêu phân tích

xi - Chỉ tiêu nhân tố

- Phương pháp hồi quy bội (hồi quy đa biến):

Phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc ( 1 chỉ tiêu kết quả và nhiều chỉ tiêu nguyên nhân). Thực tế, có nhiều mô hình phân tích sử dụng hồi quy đa biến. Như phân tích dự báo doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng..

Mỗi chỉ tiêu kinh tế chịu tác động cùng lúc của nhiều nhân tố cả thuận lẫn nghịch, chẳng hạn doanh thu phụ thuộc vào số lượng hàng bán, kết cấu hàng bán, giá cả, thu nhập, thời vụ.. Mặt khác giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ nội tại. Vì vậy, phân tích hồi quy vừa kiểm định giả thiết về nhân tố tác động và mức ảnh hưởng vừa định lượng các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó có cơ sở cho phân tích dự báo và có quyết định phù hợp, có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu mong muốn của các đối tượng.

Phương trình hồi quy đa biến tổng quát dưới dạng tuyến tính như sau:

Y=a0­+a1x1+a2x2+…+anxn+e

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc (chỉ tiêu phân tích), a0: tung độ gốc, a1x1: các tham số của phương trình, xn: biến độc lập ( nhân tố ảnh hưởng), e: sai số.

Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào các dữ liệu lịch sử về các biến Yi, dùng thuật toán để tìm các thông số a0 và ai xây dựng phương trình hồi quy để dự báo ước lượng trung bình của biến Y.

4. Phương pháp tương quan

Các hiện tượng và kết quả kinh tế tồn tại mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Sự thay đổi của hiện tượng và kết quả kinh tế này sẽ kéo theo sự thay đổi của các hiện tượng và kết quả kinh tế khác gọi là quan hệ tương quan. Mối quan hệ tương quan được tồn tại dưới hai dạng là tương quan thuận và tương quan nghịch.

4.1. Tương quan thuận (tương quan đồng biến)

Chẳng hạn quan hệ giữa khối lượng sản phẩm tăng lên thì tổng chi phí có tính chất biến đổi cũng tăng lên và ngược lại. Trường hợp này, người ta sử dụng hàm hồi quy biểu hiện qua phương trình tuyến tính có dạng:

Y=a+bX

Trong đó: X: biến độc lập, Y: biến phụ thuộc, a,b: Hệ số của phương trình

4.2. Tương quan nghịch (tương quan nghịch biến)

Trường hợp việc tăng lên của hiện tượng hoặc kết quả kinh tế kéo theo việc giảm của hiện tượng hoặc kết quả kinh tế khác. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa năng suất lao động với tỷ suất chi phí tiền lương, hoặc mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất với tỷ suất chi phí cố định..

Phương pháp so sánh số tuyệt đối là gì?

So sánh bằng trị số tuyệt đối: là cách biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu được so sánh nào đó. Người ta thường gọi đó là trị số của chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính được những số liệu tương tự khác.

Phương pháp so sánh trọng nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học là một cách tiếp cận để đối chiếu và quan sát mối quan hệ của một đối tượng nghiên cứu với một đối tượng khác. Phương pháp này giúp điều tra và phân tích các điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng, từ đó đưa ra những kết luận về sự tương đồng và khác nhau của chúng.

Phương pháp so sánh trọng thẩm định giá là gì?

- Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản thẩm định đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của tài sản.

Tác dụng của phương pháp so sánh là gì?

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừu tượng.