Phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly hệ gen trên NST của cừu Đôly có nguồn gốc từ

BioMedia

(Theo Tinh tế) Cách đây 20 năm vào ngày 6/7/1996, cừu Dolly đã trở thành "siêu sao của thế giới" bởi nó là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính thành công từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành, một minh chứng mạnh mẽ cho tính khả thi của kỹ thuật nhân bản. Tuy nhiên, sức khỏe yếu và cái chết quá sớm của cô đã khiến nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của kỹ thuật này. Nhận định đó có thể là chưa đúng bởi các nhà nghiên cứu đã dùng chính những tế vào cùng dòng để tạo ra thêm nhiều chị em khác của Dolly và 4 trong số đó hiện vẫn còn sống với sức khỏe rất tốt.

Và không chỉ có 4 chị em với Dolly mà còn gần 12 cá thể cừu khác cũng được nhân bản ra và đây chính là một phần của nghiên cứu đang được tiến hành bởi Đại học Nottingham nhằm xác định ảnh hưởng sức khỏe về dài hạn của những sinh vật sau khi nhân bản vô tính. 

20 năm nghiên cứu và còn hơn thế nữa

Dolly qua đời vào năm 2003, sống được 6 tuổi và nguyên nhân dẫn tới cái chết chính là bệnh phổi - một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở những con cừu 11 - 12 tuổi. Ngoài ra, Dolly còn mắc bệnh viêm khớp tương đối nghiêm trọng, dẫn tới suy đoán rằng chính quá trình nhân bản đã dẫn tới tình hình sức khỏe yếu kém của Dolly ngay từ lúc mới sinh ra.

Phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly hệ gen trên NST của cừu Đôly có nguồn gốc từ

"Ngôi sao" cừu Dolly và các nhà báo từ khắp thế giới​

Tuy nhiên, những người em của Dolly là Debbie, Denise, Dianna và Daisy vừa bước sang tuổi thứ 9 với tình hình sức khỏe rất tốt. Chúng là 4 cá thể còn sống trong số 10 cá thể nhân bản hồi năm 2007 từ tế bào cùng dòng với Dolly. Hiện 4 cô cừu này đang được chăm sóc bởi giáo sư Kevin Sinclair tại Viện nghiên cứu phát triển sinh học Nottingham. Ông đã tiếp quản dự án nghiên cứu cừu Dolly từ tay giáo sư Keith Campbell, một trong những thành viên sáng lập dự án và đã qua đời vào năm 2012.

Phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly hệ gen trên NST của cừu Đôly có nguồn gốc từ

4 con cừu được tạo ra bằng kỹ thuật nhân bản vô tính sử dụng cùng dòng tế bào với Dolly hồi năm 2007​

Những nghiên cứu trước đây trên loài chuột đã chỉ ra rằng những cá thể sau khi nhân bản sẽ có xu hướng bị béo phì và tiểu đường với nguy cơ cao. Để xác định xem liệu 4 người em của Dolly có mắc chứng bệnh nào từ quá trình nhân bản hay không, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tình hình sức khỏe của từng con cừu dựa trên một loạt các chỉ số như mức độ dung nạp đường, độ nhạy với insulin, nhịp tim và huyết áp. Đồng thời, những con cừu cũng phải trải qua những bài tập cơ xương kết hợp với chụp X quang và MRI.  Trong kết quả công bố mới đây trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu khẳng định: "Phần lớn các cá thể cừu đều có sức khỏe ổn định. So với những loài khác, những con cừu này cho thấy biểu hiện của bệnh viêm khớp với mức độ tương đối thấp, một điểm khác biệt đáng chú ý so với Dolly. Một phần lý do có thể do chế độ chăm sóc chu đáo từ khi chúng được khai sinh."

Một thành công của công nghệ nhân bản

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng đây chính là nghiên cứu định hướng theo dõi sức khỏe đầu tiên trên những cá thể nhân bản vô tình được tạo thành từ Kỹ thuật chuyên nhân tế bào soma (SCNT) - quá trình khi xưa được dùng để tạo ra Dolly. Về cơ bản, kỹ thuật SCNT sẽ lấy hạt nhân DNA từ tế bào soma và đặt vào trong trứng, sau đó được kích thích để bắt đầu quá trình hình thành sự sống mới. 

Phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly hệ gen trên NST của cừu Đôly có nguồn gốc từ

4 con cừu "em" của Dolly vẫn sống cho tới hiện tại với sức khỏe bình thường​

Giáo sư Sinclair cho biết: "Rõ ràng sau quá trình chuyển nhân đã tạo ra một tập hợp các tế bào trong phôi thai đã được tái lập trình hoàn toàn. Kết quả quả là chúng biểu hiện không chỉ trong quá trình mang thai mà còn có mặt trong suốt quá trình trưởng thành một cách bình thường, đúng mục đích. Đây chính là lý do mà chúng tôi tin rằng mục đích ban đầu của quá trình nhân bản đã được thực hiện thành công bởi sự bình thường của các cá thể cừu."

Tuy nhiên, mặc dù là bản sao nhưng những cá thể cừu nói trên không hoàn toàn giống với Dolly. Chính xác hơn thì mặc dù quá trình nhân bản sử dụng cùng một nhân DNA nhưng mỗi cá thể cừu sở hữu một sợi ti thể DNA riêng. Và cho dù ti thể chỉ là một mảnh nhỏ của bộ gen nhưng vẫn có khả năng đây chính là nguồn gốc dẫn tới sự khác biệt giữa các cá thể cừu. 

Nhiều kỹ thuật nhân bản đã thành công, sẵn sàng thương mại hóa

Phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly hệ gen trên NST của cừu Đôly có nguồn gốc từ

Mô hình cừu Dolly tại viện bảo tàng ​

Thách thức trong thời gian tới đối với nhóm nghiên cứu chính là đưa kỹ thuật SCNT tới điểm có thể áp dụng trên quy mô thương mại. Nếu như khi xưa Dolly cá thể duy nhất có thể đạt tới tuổi trưởng thành trong số 277 thử nghiệm nhân bản, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết rằng hiện kỹ thuật của họ đã nâng tỷ lệ này lên 20%.

Mặc dù còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật nhưng nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đang tìm cách đưa kỹ thuật nhân bản vào các ứng dụng thương mại. Một số phương pháp nhân bản đã được chứng minh tính khả thi. Điển hình như các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tuyên bố đã có thể nhân bản 500 cá thể động vật mỗi ngày. Thậm chí có nhóm còn đang tìm cách hồi sinh những loài động vật đã chết. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý nhất chính là dù cho có hoàn thiện tới đâu thì vì những lý do đạo đức và pháp lý, chắc chắn sẽ không có chuyện nhân bản con người dù bất cứ mục đích nào.

Theo Tinh tế

Lai tế bào xôma (hay dung hợp tế bào trần) là:

Cây Pomato (cây lai giữa khoai tây và cà chua) được tạo bằng phương pháp:

Khẳng định nào không đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?

Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì:

 Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?

Toán 12

Ngữ văn 12

Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Hoá học 12

Sinh học 12

Lịch sử 12

Địa lý 12

GDCD 12

Công nghệ 12

Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Cừu Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Nhận xét đúng về vật chất di truyền (VCDT) của động vật trên là:

A.VCDT của Dolly hoàn toàn giống với cừu cho tế bào trứng.

B.VCDT ngoài nhân của Dolly giống với cừu cho tế bào trứng.

Đáp án chính xác

C.VCDT của Dolly hoàn toàn giống với cừu cho tế bào vú.

D.VCDT trong nhân của Dolly là sự kết hợp giữa cừu cho tế bào trứng với cừu cho tế bào vú.

Xem lời giải