Phương pháp học mà chơi, chơi mà học

Rất nhiều em học sinh vận dụng câu này để bào chữa cho việc học lơ là của mình. Nhưng hiểu như thế nào cho đúng? Sau đây là tư vấn của Trung tâm luyện thi, gia sư - Dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng.

Ngày đăng: 20-02-2017

8,385 lượt xem

Phương pháp học mà chơi, chơi mà học

1. Học mà chơi

  Câu này không có nghĩa là đã học thì phải có chơi để giải trí hay giảm strees mỗi khi học hành căng thẳng. Đây là cách chống chế của học sinh mỗi khi nói với thầy cô hoặc phụ huynh bắt gặp các em sa đà, ham chơi lêu lỏng mà không học hành gì cả.

  Ngay cả thầy cô giáo chúng ta đôi khi cũng hiểu sai về vấn đề này. Thật vậy, mỗi khi khuyên bảo học sinh chưa có ý thức học tập thì thầy cô giáo chúng ta thường nói "các em ráng mà học đi thi học kì đến nơi rồi đó" hay "kì thi THPT Quốc gia đến nơi rồi các em học sinh 12 phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa để đi thi đạt kết quả tốt nhất"...

  Vì áp lực của thời gian, nội dung bài giảng và tiến độ chương trình mà thầy cô giáo chúng ta thường áp đặt kiến thức mới một cách rập khuôn, máy móc. Tuy có kết quả ban đầu nhưng về lâu về dài học sinh sẽ nhàm chán, thụ động và đánh mất khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân.

  Cổ nhân có câu "cố gắng để làm việc đó thì không bằng thích việc đó mà làm". Khi các em đã ham thích một việc nào đó thì chúng sẽ say mê hứng thú và dành hết thời gian vào công việc đó với một tâm trạng sảng khoái nhất. Học mà vui vẻ được giống như là chơi ấy thì hiệu quả công việc mới cao được.

  Học mà chơi là người thầy không phải áp đặt kiến thức mới nữa mà kích thích được tính tò mò và ham hiểu biết của học sinh thông qua một số vấn đề gợi mở cùng với phương tiện dạy học phong phú, hiện đại và không hạn chế về thời gian. Trên cơ sở đó, học sinh mới hành trình khám phá và lĩnh hội được kiến thức mới. Việc học mà thỏa mái được như là chơi vậy thì kết quả học tập sẽ rất cao.

2. Chơi mà học

  Là tạo ra cho học sinh những sân chơi trí tuệ bổ ích mà thông qua đó các em nắm bắt và lĩnh hội được kiến thức mới. Ví dụ như là các sân chơi như Rung chuông vàng, đố vui để học hay tham quan dã ngoại, đối thoại với những doanh nhân thành đạt,... giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức mới và ham thích học tập. Chơi được như thế thì mười lần học cũng không bằng.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

Theo nhiều chuyên gia, "học mà chơi, chơi mà học" là phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho các bé mầm non vì sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thế giới của các trò chơi.

Bạn đang xem: Phương pháp học mà chơi


Theo quan điểm củaphương pháp học mà chơi, chơi mà họcnày thì việc học chia làm hai dạng: học một cách thú vị và học một cách khổ sở. Trong đó, học một cách thú vị chính là việc học gắn với việc vui chơi. Vui chơi cũng có hai dạng: vui chơi có ích và vui chơi nhàm chán vô ích. Nói một cách dễ hiểu thì vui chơi có ích chính là học tập. Theo đó,học mà chơi, chơi mà họclà phương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ mầm non. Giữa việc học và chơi phải diễn ra một cách tự nhiên, hợp nhất linh hoạt.

Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng rối

Khi dạy trẻ học thì nên hiểu rằng những hoạt động thú vị luôn hấp dẫn, trẻ sẽ luôn vui vẻ hoạt náo, tập trung sự chú ý cũng như tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng, không cần bắt ép. Các kiến thức khoa học phổ thông như là ánh sáng đến từ đâu, làm thế nào để có cầu vồng, gió từ đâu đến, nam châm là gì... được chuyển tải đến trẻ qua việc các bé tự tay làm thí nghiệm. Nhờ đó, các bé vừa tiếp thu được kiến thức, vừa rèn phẩm chất về trí tuệ như khả năng tập trung, quan sát, ghi nhớ, tư duy, sáng tạo... Sống trong các hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ trở nên vui vẻ, chuyên tâm, tự tin, tích cực, được kích thích sự tò mò và tinh thần sáng tạo.

Xem thêm: Hình Ảnh Cha Và Con Đẹp Nhất Về Tình Cha Con, Hình Ảnh Cha Con Bên Nhau Ấm Áp, Hạnh Phúc


Phương pháp học mà chơi, chơi mà học


Trẻ tự tin lên đọc thơ trước cả lớp

Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khichơi mà học, học mà chơi

Cha mẹ thường xuyên chơi và cùng thảo luận, tranh cãi, thi đấu với trẻ, sau đó dần tách ra để cho trẻ tự học và chơi. Màu sắc là cái mà dễ thu hút sự chú ý của trẻ nhất. Nếu muốn dạy trẻ học nhanh thuộc chữ cái và chữ số thì nên chuẩn bị những chữ cái nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh, có kèm theo hình ảnh minh họa… Từ đó, việc học đối với trẻ như một trò chơi thú vị khiến các hoạt động trí tuệ của trẻ sẽ trở nên phong phú và có điều kiện để phát huy.

Việc nuôi dưỡng ý chí cho trẻ từ nhỏ, để trẻ dần học cách kiểm soát bản thân là rất quan trọng. Ý chí ban đầu của trẻ được hình thành từ trong cuộc sống sinh hoạt điều độ, thói quen tốt. Trong đó, quan trọng nhất là những thói quen như dậy sớm, tập thể dục, nề nếp, lễ phép, nhiệt tình với người khác, giữ vệ sinh, ăn uống, xem TV đúng giờ... Giáo dục chính là việc bồi dưỡng những thói quen tốt, do vậy cần chú ý để giúp trẻ hình thành điều đó.

Theo quan điểm của trường mầm non Quốc tế iBS, vui chơi là một phần thiết yếu trong quá trình học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Ba mẹ có tò mò “trẻ được vui chơi thế nào tại trường để mang lại kiến thức”?

Vui chơi là khía cạnh phát triển tự nhiên của thời ấu thơ

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo. Các đặc điểm tâm lý mới, các nét tính cách mới của trẻ được hình thành chủ yếu do hoạt động chủ đạo này. Vì vậy, khi muốn chuyển tải kiến thức cho trẻ, trò chơi là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất. Trong các loại trò chơi, trò chơi phân vai theo chủ đề có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua chủ đề mà giáo viên có tác động vào nhiều khía cạnh của trẻ. Và việc khai thác tác dụng giáo dục của trò chơi phân vai đòi hỏi phải công phu, sự chuẩn bị, suy nghĩ chu đáo của giáo viên.

Phương pháp học mà chơi, chơi mà học

Trong khi việc mua đồ chơi hoặc trò chơi cho trẻ là quan trọng, không gì tốt hơn việc chính chúng ta chơi với trẻ. Việc vui chơi cho phép trẻ hiểu được tương tác xã hội là thế nào, để tìm ra cách giải quyết vấn đề, để tưởng tượng, để khám phá và tìm ra những gì là an toàn và những gì thì không. Nói một cách khác, trẻ em học thông qua việc chơi – và đó là điều trẻ được làm một cách thoải mái tại trường mầm non Quốc tế iBS.

Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ để học thông qua vui chơi

Để trẻ học được qua các hoạt động vui chơi, hay để việc vui chơi có ý nghĩa, giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giúp đỡ trẻ. Việc này cần rất nhiều kiên nhẫn, tình yêu và kinh nghiệm từ giáo viên, để giúp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Tất cả đều là những trải nghiệm có ích, giúp trẻ hứng thú và các kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Phương pháp học mà chơi, chơi mà học

Khi trẻ chơi đùa, chúng đang tìm tòi các cách thức để có thể làm được những điều mới mẻ. Cho dù đó là việc xếp các khối chồng lên nhau hay tập đi, việc chơi đùa cho phép trẻ em được học trong một môi trường an toàn. Khi chơi với các đồ vật khác nhau trẻ em sẽ khám phá ra những gì chúng quan tâm nhất. Đối với trẻ này có thể rất thích thú khi được chơi trong một hố cát ngoài trời, với trẻ khác nó có thể là việc đập các nắp nồi với nhau. Mỗi trẻ đều có niềm vui riêng của mình và giáo viên có thể giúp các trẻ phát triển kỹ năng hoặc sở thích của chúng cũng như với việc học đếm hoặc nhận biết về âm thanh.

Có nhiều loại hình vui chơi khác nhau

Có nhiều loại hình vui chơi khác nhau, nhưng tựu chung có thể kể đến “chơi tự do” và “chơi có tổ chức”. “Chơi tự do” là hình thức chơi đùa có giá trị nhất. Lối chơi này dựa trên những gì thu hút sự thích thú của trẻ tại từng thời điểm cụ thể và không lên kế hoạch trước. Các lợi ích chính của lối chơi này là nó cho phép trẻ em sử dụng trí tưởng tượng và chơi đùa ở nhịp độ ưa thích của mình.

Phương pháp học mà chơi, chơi mà học

Còn đối với việc “chơi có tổ chức”, việc chơi của trẻ xảy ra ở một thời điểm hay địa điểm xác định sẵn, và thường được dẫn dắt bởi người lớn.

Ba mẹ có muốn trẻ được thực sự trải nghiệm những năm đầu đời một cách vui vẻ, hạnh phúc mà vẫn học tập được từ đó? Hãy để trường mầm non Quốc tế iBS giúp ba mẹ nhé!