Phục hồi sức khỏe sau cai nghiện ma túy

Gửi lúc 11:16 | 16/05/2015

1.  Cắt cơn, giải độc chỉ là một bước nhỏ trong quy trình điều trị phục hồi

Các phương pháp cai nghiện đang được áp dụng rộng rãi hiện nay ở Việt Nam như: cai nghiện tại các Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội của nhà nước, các Trung tâm cắt cơn tư nhân, các phương pháp điều trị nghiện bằng thuốc Đông y, châm cứu… đa phần mới chỉ dừng lại ở việc giúp người nghiện xóa bỏ được sự lệ thuộc về mặt thể chất thông qua giai đoạn cắt cơn, giải độc. Vì vậy, tỷ lệ cai nghiện thành công khi áp dụng những phương pháp này là rất thấp vì đã không tính đến những sự thay đổi về não bộ của người nghiện do ma túy mang lại cùng với những yếu tố tâm lý đóng vai trò thúc đẩy hành vi tái sử dụng ma túy ở họ.

Với nhiều người, suy nghĩ rằng sau khi cắt cơn, người nghiện không còn xuất hiện hội chứng cai chứng tỏ việc cai nghiện đã hoàn thành và không cần tham gia bất kỳ chương trình điều trị nào khác là một suy nghĩ sai lầm. Thực chất, cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu tiên trong cả quy trình điều trị phục hồi, chống tái nghiện lâu dài và là giai đoạn dễ dàng nhất.

Thông thường, giai đoạn cắt cơn kéo dài trong khoảng từ 1 tuần đến nửa tháng tùy vào thời gian, liều lượng, loại ma túy sử dụng cũng như sức khỏe thể chất của mỗi người. Có trường hợp thời gian cắt cơn lên đến vài tháng, nhưng những trường hợp này là không nhiều.

Trong thời gian cắt cơn, cơ thể sẽ dần dần điều chỉnh hoạt động để thích nghi với việc không còn chất ma túy đưa vào cơ thể. Sau khoảng thời gian cần thiết, cơ thể sẽ trở lại với hoạt động bình thường mà không còn bị lệ thuộc vào ma túy. Vậy tại sao việc cai nghiện lại khó khăn và ít thành công đến vậy?

Có không ít trường hợp đã ngừng sử dụng ma túy trong một thời gian dài có khi lên tới 5, 7 năm nhưng vẫn tái nghiện trở lại vì họ không thể thoát khỏi sự ám ảnh của ma túy cũng như những cơn thèm nhớ ma túy vẫn trở đi trở lại. Đó chính là sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm lý. Tuy nhiên đây lại là yếu tố thường được bỏ qua hoặc ít được quan tâm bởi chính những người nghiện và những người làm công tác cai nghiện.

2.  Phương pháp điều trị ma túy, phục hồi chống tái nghiện của PSD là một phương pháp hiệu quả, mang tính toàn diện

Hiện nay, khi xem xét nghiện ma túy là một bệnh của não bộ thì căn bệnh này có thể phòng ngừa và chữa trị được. Và thực tế cho thấy, hiện nay đã có nhiều những phương pháp phòng ngừa và can thiệp bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, những phương pháp đó chỉ mang lại được sự thành công lâu dài và bền vững cho người nghiện ma túy khi không chỉ tập trung vào giai đoạn điều trị cắt cơn mà cần có sự kết hợp đầy đủ các biện pháp can thiệp về tâm lý; huy động được sự tham gia của gia đình và các nhóm trợ giúp trong xã hội. Đồng nghĩa với quá trình giúp người nghiện ma túy phục hồi song song cả về mặt thể chất và tâm lý, cần giúp họ hình thành những kỹ năng sống lành mạnh và lối tư duy tích cực.

Phục hồi sức khỏe sau cai nghiện ma túy

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Phương pháp điều trị ma túy, phục hồi chống tái nghiện của PSD đảm bảo được tất cả những yếu tố trên nhằm giúp người nghiện hình thành và duy trì một cuộc sống mới KHÔNG ma túy.

Đầu tiên, học viên – những người nghiện ma túy – sẽ được học cách kiểm soát và đối phó với những cơn thèm nhớ ma túy một cách hiệu quả, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chúng. Cơn thèm nhớ là biểu hiện chính của sự lệ thuộc về tâm lý vào ma túy. Dù không còn xuất hiện hội chứng cai nhưng chỉ cần bắt gặp lại những hình ảnh, đồ vật, đối tượng liên quan đến hành vi sử dụng ma túy trước đây; hoặc một ánh mắt quen, mùi mồ hôi thân thuộc của một người bạn từng sử dụng ma túy cùng…cũng có thể khiến cơn thèm nhớ ma túy của người nghiện trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Cơn thèm nhớ làm xuất hiện ở họ những triệu chứng như: tim đập nhanh, rối loạn hơi thở, bồn chồn, nóng lạnh, nổi da gà… Khi đó, người nghiện bị những cơn thèm nhớ chi phối, mất khả năng làm chủ bản thân và dẫn đến quyết định tái sử dụng ma túy. Kiểm soát và vượt qua được cơn thèm nhớ ma túy chính là học viên đã đi được một nửa của chặng đường cai nghiện phục hồi vốn rất chông gai và đầy cạm bẫy.

Ngoài việc học cách đối phó với sự xuất hiện trở lại của những cơn thèm nhớ ma túy; mỗi học viên còn được hướng dẫn cách quản lý những cảm xúc: căng thẳng, giận dữ, đau khổ, thất vọng… Chính những cảm xúc tiêu cực này là nhóm nguyên nhân tiềm ẩn thứ hai có nguy cơ dẫn đến hành vi tái sử dụng ma túy ở học viên. Ở giai đoạn này, học viên sẽ cùng với các chuyên gia tìm hiểu về những cảm xúc tiêu cực xuất hiện ở họ nhằm hình thành nên những kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả; hình thành những lối tư duy tích cực; biết cách tìm cho mình những niềm vui khác trong cuộc sống mà không cần sử dụng đến ma túy. Một trạng thái cảm xúc cân bằng, ổn định và tích cực sẽ là một yếu tố không thể thiếu để giúp học viên duy trì một cuộc sống mới không có ma túy.

Đặc biệt, trong quy trình, học viên sẽ được trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để vượt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống có nguy cơ dẫn đến hành vi tái sử dụng ma túy. Từ đó, mỗi người sẽ hình thành được cái Tôi vững vàng để có thể tự tin đối phó và vượt qua thành công những cám dỗ liên quan đến ma túy.

Quá trình điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Để đạt được thành công trong cuộc chiến này thì ý chí nghị lực của riêng người nghiện thôi là chưa đủ, sự trợ giúp động viên của gia đình và xã hội cũng sẽ vẫn là thiếu nếu như không có những phương pháp điều trị hỗ trợ hiệu quả, kịp thời.

Phương pháp điều trị phục hồi chống tái nghiện cho người nghiện ma túy được PSD nghiên cứu và đưa vào áp dụng với mục tiêu cao nhất: giúp người nghiện xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy cả về thể chất và tâm lý; trả lại cho họ sự độc lập hoàn toàn trước ma túy, để họ luôn có đủ tỉnh táo đưa ra lựa chọn: DÙNG hay KHÔNG DÙNG ma túy dù trong bất cứ tình huống nào.

PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD


Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội 
Hotline Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 - 096. 976. 9374

Email: | Facebook: Viện PSD

Phục hồi sức khỏe sau cai nghiện ma túy

Hoạt động khám chữa bệnh tại Khoa Điều trị ngoại trú Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Ảnh: Thành Nam

Việc nghiện ma túy và hậu quả của nó đã gây ra gánh nặng cho xã hội. Thời gian qua, cùng với các đơn vị chức năng trong tỉnh, Bệnh viện Tâm thần đã có nhiều đóng góp trong việc điều trị, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, phục hồi và duy trì sức khỏe. Phóng viên Báo Đồng Khởi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Ngọc Nhân - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần xoay quanh nội dung này.

* Về chuyên môn, dựa vào tiêu chuẩn nào để xác định một người bị nghiện ma túy, thưa bác sĩ?

- Bác sĩ Trần Ngọc Nhân: Dưới góc độ y học, nghiện là một bệnh lý, do đó, cần được các chuyên gia thăm khám và chẩn đoán. Hiện nay, theo ICD-10, tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện bao gồm: sự thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng ma túy; khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi sử dụng như khởi đầu, chấm dứt hoặc mức độ sử dụng; có hội chứng cai khi ngừng hoặc giảm sử dụng ma túy; có hiện tượng tăng dung nạp với ma túy; ngày càng trở nên thờ ơ với các thú vui hoặc sở thích khác; tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù biết rõ về các hậu quả có hại.

Để chẩn đoán xác định cần có ≥ 3 triệu chứng trên trong 12 tháng vừa qua. Lưu ý, những test nước tiểu, kiểm tra nồng độ ma túy trong máu chỉ có giá trị xác định đó là người “sử dụng ma túy” chứ không chẩn đoán đó là nghiện ma túy.

* Thường thì những đối tượng nào dễ rơi vào nghiện sử dụng chất ma túy?

- Trước đây, đa số người sử dụng ma túy là heroin nhưng gần đây có sự trẻ hóa trong số những người sử dụng do sự xuất hiện của các chất nghiện mới như đá, lắc… Hiện nay, đối với ma túy tổng hợp (như methamphetamin) thì các đối tượng lạm dụng thường là người trẻ, chủ yếu là nam, hay tập trung ở các nhà nghỉ, vũ trường.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy lạm dụng ma túy đã xuất hiện cả ở nhóm học sinh và thanh thiếu niên, những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu như bị gia đình bỏ rơi, bố mẹ ly dị, bị xâm hại tình dục, đánh đập, người mẹ bị bạo hành, gia đình có người lạm dụng ma túy… đều làm gia tăng nguy cơ lạm dụng ma túy ở nhóm này.

* Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về tác hại của việc nghiện ma túy đối với sức khỏe?

- Tác hại của ma túy lên sức khỏe người sử dụng là rất lớn, cấp tính gây ra những tổn thương nặng nề, khi ngưng sử dụng vẫn có những trở ngại về tâm lý và cơ thể. Khi đã ngưng thành công, cũng để lại những rối loạn di chứng, do đó, can thiệp y tế là cần thiết và với mỗi đối tượng, mỗi giai đoạn lại có những can thiệp khác nhau.

* Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho những người này như thế nào?

- Người nghiện ma túy là bệnh nhân vì có những rối loạn tổn thương thực thể ở thần kinh, não bộ và cơ thể khi tiếp xúc nhiều với các chất tác động tâm thần như ma túy. Về mặt chuyên môn, bác sĩ sẽ điều trị, hạn chế những tác hại này, nhằm phục hồi, duy trì sức khỏe cho bệnh nhân trong những giới hạn cho phép. Cụ thể: với trường hợp những người sử dụng ma túy có những biểu hiện cấp tính như ngộ độc, say ma túy, hoặc rối loạn tâm thần và hành vi trong khi sử dụng ma túy, gây nguy hiểm cho chính họ, những người xung quanh và xã hội, các cơ sở y tế nói chung và Bệnh viện Tâm thần nói riêng sẽ can thiệp điều trị triệu chứng.

Với những người sử dụng ma túy muốn ngưng sử dụng hoặc gặp khó khăn về mặt sức khỏe khi ngưng sử dụng, bệnh viện cũng có những phác đồ điều trị phù hợp, hỗ trợ nhóm bệnh nhân này.

Những người đã ngưng sử dụng ma túy thành công đôi khi vẫn phải đối diện với những tổn hại về sức khỏe qua nhiều năm. Do đó, nhu cầu điều trị của họ cũng rất cao, bệnh viện cũng hỗ trợ điều trị những rối loạn di chứng do sử dụng ma túy như sa sút trí tuệ, stress tái diễn…

Bên cạnh đó, những liệu pháp phục hồi chức năng, lao động xã hội, sự hỗ trợ từ gia đình cũng giúp củng cố hiệu quả cai nghiện cho bệnh nhân. Điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận những đối tượng này, thay vì xem họ là những đối tượng tệ nạn thì phải nhìn nhận họ như những bệnh nhân cần hỗ trợ về y tế và tâm lý.

* Bác sĩ có thể nói rõ hơn về vấn đề đã nêu?

Ma túy được xác định theo 4 tiêu chí:

- Là một chất có thể gây nghiện.

- Là một chất có thể gây tác hại trên tâm thần, thần kinh và thể chất.

- Sử dụng có xu hướng tăng liều.

- Là chất bị cấm bởi luật pháp nước sở tại (tại Việt Nam, ma túy là những chất bị cấm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP và 126/2015/NĐ-CP).

Các loại ma túy: bán tổng hợp (nhóm cocain, heroin), tổng hợp (methamphetamine).

- Như đã đề cập ở trên, những đối tượng dễ bị nghiện hầu như đều có vấn đề về tâm lý hoặc không đủ bản lĩnh để từ chối những cám dỗ do ma túy mang lại. Để đề phòng tái nghiện là vấn đề khó khăn không chỉ của cá nhân người sử dụng (do lệ thuộc về tâm lý và cơ thể) mà còn của cả gia đình và xã hội. Việc chuyển đổi quan điểm là bước đầu tiên để phòng tái nghiện. Khi nhìn những người sử dụng dưới góc độ những người cần hỗ trợ y tế, sẽ mang lại sự tự tin để họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ đủ tự tin để trình bày những vấn đề của bản thân; không bị kỳ thị sẽ không dẫn đến những hành vi thù hằn, bi quan, chán nản, bất cần. Gia đình và xã hội cũng sẽ tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập, tạo công việc và lao động, sản xuất, từ đó tìm thấy những giá trị trong cuộc sống, tránh rơi vào vòng lẩn quẩn của nghiện - cai - tái nghiện.

Tuy nhiên, đây là góc nhìn về những người sử dụng ma túy có động lực và mong muốn ngưng sử dụng, đối với những đối tượng lạm dụng ma túy như nguồn sống, không muốn cai nghiện và tìm thấy lợi ích kinh tế trong việc lạm dụng ma túy thì đó lại là vấn đề khác, vấn đề về tội phạm ma túy, chúng ta sẽ bàn vào một dịp khác.

* Một ca điều trị thành công phải mất thời gian bao lâu và chi phí như thế nào?

- Thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chẩn đoán, bệnh cơ thể, mục tiêu điều trị. Chẳng hạn, trong trường hợp bệnh nhân nhập viện vì kích động trong cơn say ma túy đá, mục tiêu điều trị đặt ra là ổn định bệnh nhân, cấp cứu tâm thần thì thời gian điều trị thường 3 ngày đến một tuần; những bệnh nhân đến điều trị vì rối loạn thần kinh hoặc rối loạn khí sắc do sử dụng ma túy cần thời gian điều trị lâu hơn từ vài tháng đến vài năm; không thiếu những trường hợp rối loạn di chứng do sử dụng ma túy phải điều trị nhiều năm để tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, những người lạm dụng ma túy có kèm các bệnh lý nội, ngoại khoa cần kết hợp điều trị nhiều chuyên khoa thì thời gian điều trị phải kéo dài hơn.

Chính vì những yếu tố đó, chi phí điều trị cũng rất khác nhau giữa các bệnh nhân, trung bình một đợt điều trị nội trú cho chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy dao động từ 4 - 6 triệu đồng.

* Xin cảm ơn bác sĩ!

Khải Minh (thực hiện)