Phim sư phụ của tôn ngộ không là phim gì

Tây du ký 1986 là bộ phim thành công nhất trong tất cả các phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân. Không chỉ ghi tên mình vào danh sách các tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ, sự thành công của bộ phim này đã giúp Dương Khiết trở thành nữ đạo diễn tài danh, huyền thoại, bộ phim còn tạo ra loạt các nhân vật kinh điển, từ dàn diễn viên chính như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thụy, Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa… đến diễn viên phụ thời lượng xuất hiện ít ỏi như Tây Lương nữ vương của Chu Lâm hay Phật tổ Như Lai của Chu Long Quảng...

Sau hơn 36 năm, Tây du ký 1986 đã trở thành bộ phim kinh điển và khó có thể thay thế. Tuy nhiên rất nhiều chi tiết trong tác phẩm này không chuẩn xác như nhiều người nghĩ.

Phim sư phụ của tôn ngộ không là phim gì

Tây du ký đã trở thành ký ức của bao thế hệ khán giả. Ảnh: Sohu

Trong phim Tây du ký 1986, Tôn Ngộ Không xuất thân là một con khỉ sinh ra từ tảng đá Tiên hấp thụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt, theo Bồ Đề Tổ Sư giải thích, đó là do "Trời Đất sinh ra". Sau này, với bản tính nghịch ngợm và không sợ bất cứ điều gì, Tôn Ngộ Không xuống Đông hải, đoạt lấy Như Ý Kim Cô Bổng (Định Hải Thần Châm) và một bộ khuê giáp.

Tôn Ngộ Không mạnh đến mức có thể đánh bại Lý Thiên Vương, Na Tra và Cự Linh Thần, đại náo toàn bộ thiên cung. Thấy vậy, Ngọc Hoàng đành phải nhờ tới Phật Tổ ra tay giúp đỡ, thành công chế ngự được "con khỉ đá". Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn 500 năm cho đến khi được Đường Tăng đi qua cứu thoát.

Sau khi rời khỏi ngọn núi đã đè nặng lên thân mình suốt mấy trăm năm, Tôn Ngộ Không một lòng đi theo Đường Tam Tạng đến Tây Thiên thỉnh kinh. Chướng ngại vật đầu tiên mà hai thầy trò gặp phải chính là một con hổ trong núi, thấy sư phụ kêu cứu, Tôn Ngộ Không xuất hiện và nói: "Bảo bối gậy Như Ý 500 năm nay chưa được dùng, ngươi chính là kẻ nạp mạng đầu tiên!".

Cảnh Đường Tăng may áo cho Tôn Ngô Không đã khiến người xem vô cùng cảm động. Ảnh: Sohu

Giết chết con hổ lớn, Tôn Ngộ Không liền lột da và mang theo bên mình. Trong hôm đó, Đường Tăng thức cả đêm để may thành chiếc áo choàng cho đồ đệ.

Đường Tăng khâu tấm da hổ thành áo cho Tôn Ngộ Không: "Trời lạnh rồi, ta thấy áo của ngươi rất mỏng, tấm da hổ này vừa hay thành áo khoác cho người tránh rét".

Lúc này Tôn Ngộ Không phấn khích nhảy nhót rồi hỏi lại: "May cho tôi ư?", tới mức khiến Đường Tăng vô ý đâm kim vào tay. Nhưng vị hòa thượng vẫn điềm tĩnh nói: "Ta không sao".

Cảnh phim đã khiến người xem vô cùng cảm động vì tình cảm Đường Tăng dành cho Tôn Ngộ Không vì hành động khâu áo cho đồ đệ.

Không chỉ là một món đồ trang trí trên người thông thường, có nhiều khán giả cho rằng, mảnh da hổ này mang nhiều lớp nghĩa hơn thế. Từ xa xưa, hổ luôn được coi là chúa sơn lâm, tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Vì thế, qua việc đánh bại con hổ và mặc da hổ lên người, nhân vật Tôn Ngộ Không được hiểu rằng đã đánh bại một sức mạnh to lớn, làm chủ được tự nhiên. Xứng đáng với danh hiệu Tề Thiên Đại Thánh.

Tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không xuất hiện khá thường xuyên, từ khi bắt đầu hành trình đi cùng Đường Tăng đến tận gần cuối chặng đường. Ảnh: Sohu

Trên một khía cạnh khác, có người cho rằng hình tượng Tôn Ngộ Không được mô phỏng theo một vị thần trong đạo của người Ấn Độ. Vị thần này được miêu tả có tính cách hung dữ, nhiều tay chân, biết dùng tất cả các loại vũ khí và khoác trên hông một tấm da hổ. Vị thần này tài giỏi, thông minh và được coi như thần bảo hộ cho con người.

Tuy nhiên, có một sự thật là Đường Tăng không hề may áo cho Ngô Không, theo nguyên tác, Tề thiên đại thánh khi nhìn thấy sư phụ cởi một tấm vải trắng ra đã tự dùng kim chỉ may cuốn quanh người. Sau khi Ngộ Không tới hỏi Đường Tăng trông có đẹp không, Đường Tăng khen đẹp ba lần rồi mới tặng lại tấm vải cho Tôn Ngộ Không làm áo.

Hầu vương được cải biên từ tiểu thuyết thần thoại Tây du ký do Châu Tinh Trì làm giám đốc sản xuất. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Tôn Ngộ Không thời bé, chưa gặp sư phụ Đường Tăng. Yếu tố hài hước là tâm điểm của tác phẩm.

Từ khi còn nhỏ, Tôn Ngộ Không đã có cá tính nổi loạn và thích làm anh hùng. Nhân vật mới được xuất hiện trong tác phẩm là cô gái nghèo tại một ngôi làng.

Phim sư phụ của tôn ngộ không là phim gì

Poster chính thức của bộ phim "Hầu vương" do Châu Tinh Trì sản xuất (Ảnh: Netflix).

Sự thánh thiện của cô bé và những biến cố đầu đời khiến Tôn Ngộ Không ngang ngược nhận ra rằng, kẻ thủ lớn nhất chính là cái tôi quá lớn. Thông điệp của phim còn là tình cảm gia đình khăng khít. Hầu vương sẽ chính thức ra mắt khán giả vào ngày 18/8 tới.

Hầu vương còn có sự tham gia của nhà sản xuất Chu Bội Linh, người từng thực hiện dự án Over the Moon và Kendra Haaland từ How to Train Your Dragon 2, Hoa Mộc Lan.

Phim do đạo diễn Anthony Stacchi nhào nặn với sự tham gia lồng tiếng của các diễn viên Jo Koy, Stephanie Hsu, BD Wong. Ngôi sao ca nhạc Châu Kiệt Luân đảm nhiệm vai trò sáng tác và thể hiện nhạc phim.

Châu Tinh Trì là người gắn bó và có nhiều năm nghiên cứu về nhân vật Tôn Ngộ Không và đã thực hiện 4 tác phẩm cải biên từ Tây du ký. "Vua hài Hong Kong" từng thành công với 2 phần phim Đại thoại Tây Du (1995), Tây du ký mối tình ngoại truyện 1: Hàng ma thiên (2013) và Tây du ký mối tình ngoại truyện 2 (2017). Trong đó, hình ảnh Tôn Ngộ Không liên tục biến đổi, khi làm người si tình, lúc lại là kẻ gian ác.

Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trong các tác phẩm của Châu Tinh Trì luôn gây tranh cãi. Tôn Ngộ Không trong Hầu vương cũng không ngoại lệ, vấp phải những ý kiến trái chiều. Khán giả nhận xét Tôn Ngộ Không trong phim mới của Châu Tinh Trì chưa đẹp, thân hình gầy gò, nhìn giống ngựa hoặc trâu kết hợp với bọ ngựa.

Phim sư phụ của tôn ngộ không là phim gì

Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trong "Hầu vương" của Châu Tinh Trì bị nhận xét chưa đẹp (Ảnh: Netflix).

Từ trước đến nay, khán giả luôn đánh giá tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng trong phim truyền hình Tây du ký (năm 1986) là chuẩn mực, đẹp mắt và sinh động nhất. Các phiên bản khác của Tôn Ngộ Không đều không vượt qua được "cái bóng" của Lục Tiểu Linh Đồng.

Trước những lời nhận xét khen chê dành cho nhân vật Tôn Ngộ Không của mình, Châu Tinh Trì chia sẻ: "Tôn Ngộ Không tồn tại trên thế giới với tính cách độc đáo của nó. Tôi rất vui khi được tham gia sản xuất bộ phim và đưa nhân vật đến với khán giả toàn cầu. Tôi đã làm nhiều phim về Tôn Ngộ Không, nhưng không ngừng tìm ra những khía cạnh mới để thể hiện vai diễn".

Nhà sản xuất của Hầu vương cũng lên tiếng bênh vực Châu Tinh Trì: "Phiên bản lần này sẽ khác với những gì bạn xem trước đây. Châu Tinh Trì đã thêm những yếu tố hài hước vào câu chuyện, đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất của con người, về cái thiện và cái ác".

Phim sư phụ của tôn ngộ không là phim gì

Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng được xem là tạo hình kinh điển và đẹp mắt nhất (Ảnh: Sina).

Sau vài năm nghỉ ngơi, tìm kiếm cảm hứng sáng tác mới, Châu Tinh Trì đã trở lại với thị trường phim ảnh Hong Kong. Ngoài dự án Hầu vương, ông còn ấp ủ thực hiện nhiều dự án mới. Hiện, ông đang tìm kiếm diễn viên chính cho dự án Đội bóng thiếu lâm nữ (Shaolin Women's Soccer).

Đội bóng thiếu lâm nữ là phiên bản nữ của Đội bóng thiếu lâm thành công vang dội cách đây 22 năm của Châu Tinh Trì. Chia sẻ với truyền thông, trợ lý của Châu Tinh Trì nói, đạo diễn tìm diễn viên trên toàn thế giới, vòng đầu tiên qua hình thức thư điện tử nhưng "vua hài" sẽ nói "không" với những bức ảnh được chỉnh sửa qua phần mềm.

Châu Tinh Trì (SN 1962) được xem là "vua hài" của làng giải trí Hong Kong nói riêng và châu Á nói chung từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhiều tác phẩm của ông được yêu thích tại châu Á như Thánh bài, Trường học uy long, Đội bóng thiếu lâm...

"Vua hài" xứ hương cảng ngừng đóng phim sau dự án Siêu khuyển thần thông (năm 2008) và tập trung vào công việc đạo diễn, sản xuất phim. Với vị thế trong làng giải trí, Châu Tinh Trì luôn nhận được sự quan tâm của truyền thông và ủng hộ của khán giả.