So sánh iso 9000 và 9001

Trả lời: “ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.

ISO 9001-2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001: 2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.

Tất cả tiêu chuẩn ISO- hiện có trên 17.400 tiêu chuẩn đều được định kỳ soát xét. Một số vấn đề đưa ra trong tiêu chuẩn đã bị lỗi thời chẳng hạn như liên quan đến sự phát triển về công nghệ, các phương pháp và tài liệu mới, các yêu cầu mới về an toàn và chất lượng hoặc các vấn đề về cách hiểu và ứng dụng. Để xem xét các yếu tố này và nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn ISO là những tiêu chuẩn tiên tiến nhất, ISO đã có quy định bắt buộc các tiêu chuẩn này phải được định kỳ soát xét và sẽ đưa ra quyết định thừa nhận, hủy bỏ hoặc sửa đổi tiêu chuẩn.”

Vậy giữa 2 tiêu chuẩn này có những điểm gì giống và khác nhau ? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết sau:

1. Những điểm giống nhau của tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001

Cả 2 tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001 đều là những hệ thống quản lý chất lượng được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO xây dựng, ban hành dựa trên những đúc kết, kinh nghiệm của rất nhiều nhà quản lý cấp cao. Thực tế, chúng là các tiêu chuẩn tiêu biểu và được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

Nhằm đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm chất lượng, đáp ứng được những nhu cầu, yêu cầu của khách hàng và luật định thì cả 2 tiêu chuẩn này đều có thể sử dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt mức độ phức tạp, loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động.

2. Những điểm khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001

Có 3 yếu tố mà nêu bật được sự khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn này là: Khái niệm, mục đích sử dụng và nội dung.

So sánh iso 9000 và 9001
So sánh tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001

Để có một cái nhìn tổng quan nhất VCR sẽ tổng hợp trong bảng dưới đây:

3. Doanh nghiệp nên lựa chọn ISO 9000 hay ISO 9001 ?

Nên áp dụng ISO 9001 để triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Nhưng không vì thế mà bỏ qua tiêu chuẩn ISO 9000, vì ISO 9000 giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 9001. Chính vì thế, doanh nghiệp nên kết hợp 2 tiêu chuẩn này với nhau nhằm đạt được lợi ích tối đa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn ISO 9000 - Tiêu chuẩn ISO 9001

4. Những lợi ích khi áp dụng ISO 9000 và ISO 9001

Đây đều là những công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc vận hành hệ thống quản lý, chúng đều quan tâm tới việc cải tiến, nâng cao chất lượng liên tục, ngoài ra 2 tiêu chuẩn này còn có những lợi ích như:

  • Giúp các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định.
  • Nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng
  • Doanh nghiệp có thể xây dựng các hệ thống, quy trình để kiểm soát công việc tốt nhất.
  • Tránh sai sót, nhầm lẫn, giảm thiểu công việc, tăng năng suất làm việc hiệu quả làm việc.
  • Phân chia rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức
  • Xây dựng các văn bản chất lượng để đào tạo, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
  • Làm nền tảng để tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp.

Trên đây VCR đã chia sẻ những điểm giống và khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001. Hy vọng qua bài viết , doanh nghiệp phân biệt, hiểu rõ được hai tiêu chuẩn này, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc ứng dụng chúng vào hệ thống quản lý chất lượng.

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9000:2015 & ISO 9001:2015 đều thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng.

Trong đó:

- ISO 9000:2015 là hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

- ISO 9001:2015 là hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

ISO 9001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có thể được chứng nhận. Vì vậy các tổ chức, các doanh nghiệp chỉ có thể chứng nhận theo ISO 9001:2015. Còn ISO 9000:2015 không phải là một tiêu chuẩn để chứng nhận.

So sánh iso 9000 và 9001

Phân biệt tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn ISO 9000:2015

Tiêu chuẩn ISO 9000: 2015 là một tiêu chuẩn để các doanh nghiệp muốn lấy chứng nhận ISO 9001:2015 tham khảo cơ sở và từ vựng. Mục đích của ISO 9000: 2015 là làm tăng nhận thức của tổ chức về các nghĩa vụ và cam kết của mình trong việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm của tổ chức và trong việc đạt được sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Vì tiêu chuẩn ISO 9000: 2015 chỉ rõ các thuật ngữ và định nghĩa áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng và Hệ thống Quản lý Chất lượng được phát triển bởi ủy ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO / TC 176.

ISO 9000:2015 mô tả các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống Quản lý Chất lượng và đưa ra cơ sở cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng phổ biến cho các trường hợp như sau:

  • Các tổ chức đang tìm kiếm sự thành công bền vững thông qua việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng;
  • Những khách hàng đang tìm kiếm sự tin tưởng vào khả năng của một tổ chức có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ;
  • Các tổ chức mong muốn tìm kiếm sự tin cậy trong chuỗi cung ứng của họ đạt được sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức;
  • Các tổ chức và các bên quan tâm đang tìm kiếm để cải thiện giao tiếp thông qua sự hiểu biết chung về từ vựng được sử dụng trong quản lý chất lượng;
  • Các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của ISO 9001;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo, đánh giá chứng nhận hoặc tư vấn về quản lý chất lượng;
  • Các nhà phát triển các tiêu chuẩn liên quan
  • Các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 gồm:

1. Phạm vi áp dụng

2. Các khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý chất lượng

3. Thuật ngữ và định nghĩa:

3.1 Thuật ngữ liên quan đến con người

3.2 Thuật ngữ liên quan đến tổ chức

3.3 Thuật ngữ liên quan đến hoạt động

3.4 Thuật ngữ liên quan đến quá trình

3.5 Thuật ngữ liên quan đến hệ thống

3.6 Thuật ngữ liên quan đến yêu cầu

3.7 Thuật ngữ liên quan đến kết quả

3.8 Thuật ngữ liên quan đến dữ liệu, thông tin và tài liệu

3.9 Thuật ngữ liên quan đến khách hàng

3.10 Thuật ngữ liên quan đến đặc tính

3.11 Thuật ngữ liên quan đến xác định

3.12 Thuật ngữ liên quan đến hành động

3.13 Thuật ngữ liên quan đến đánh giá

Và như vậy các tổ chức muốn được chứng nhận sẽ tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn của ISO 9001:2015, còn ISO 9000:2015 là cơ sở và từ vựng

ISO 9000 và 9001 khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa ISO 9000 và 9001 nằm ngay ở khái niệm. Nếu như ISO 9000 là về cơ sở và từ vựng thì ISO 9001 với phiên bản mới nhất năm 2015 là Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất. Đồng thời cũng là tiêu chuẩn để chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn 9001 là gì?

ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 2015 là gì?

ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng được phát triển để giúp các công ty quản lý và hoạt động hiệu quả theo 1 bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Chúng không dành riêng cho bất kỳ ngành nào và có thể được áp dụng cho các tổ chức ở mọi quy mô tổ chức.