Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở

LTS: Bàn tiếp về người thầy của thời kỳ hội nhập, theo quan điểm của Phó Giáo sư Đào Duy Huân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ thì người thầy trong thời đại 4.0 cần phải hội tụ đủ 10 phẩm chất căn bản.

Dưới đây là những phẩm chất đó theo quan điểm của thầy Huân.

Người thầy phải là tấm gương học suốt đời

Trong nghề dạy học, chất lượng học tập của  sinh viên và chất lượng hoạt động dạy học của thầy có tương quan tỉ lệ thuận với nhau, để đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên cần quy định về trình độ năng lực của thầy.

Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở
Người thầy trong thời đại 4.0 phải có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học. Ảnh: TT

Vì thế, chuyên nghiệp hóa nghề dạy học là cam kết của ngành giáo dục đối với xã hội về chất lượng đầu ra của sinh viên là cách để khẳng định giá trị của nghề dạy học trong xã hội.

Để đáp ứng được yêu cầu đó, người thầy phải trải qua một quá trình học tập và thực hành nghề dạy một cách tích cực và kỹ lưỡng, từ đào tạo ban đầu đến bồi dưỡng liên tục trong thực tiễn dạy học.

Người thầy phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp

Người thầy là người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong các thiết chế giáo dục của xã hội và được trả công cho công việc của mình.

Điều này để nhấn mạnh đến trách nhiệm đạo đức, pháp lý của người thầy trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở

Nhà giáo đại học trong thời đại 4.0 phải dạy học sao cho khác và hơn robot

Hơn nữa, người thầy là thành viên của cộng đồng nghề giáo, tức là đảm trách một lĩnh vực hoạt động căn bản trong đời sống để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Việc hỗ trợ cho học tập và phát triển của học sinh được xem là điều kiện sống còn cho sự thành công của người thầy.

Người thầy phải là nhà nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu và giải quyết những vấn đề nảy sinh, cải tạo những yếu tố cản trở là nhiệm vụ thường xuyên của người làm giáo dục.

Điều này nhấn mạnh rằng người thầy mới chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục ở nhà trường.

Đó là lý do chính để đòi hỏi người thầy phải suy nghĩ và hành xử như một nhà nghiên cứu, giải quyết vấn đề của thực tiễn xã hội, thực tiễn nhà trường.

Người thầy phải góp phần làm tiến bộ xã hội

Giáo dục bản thân nó là để làm thay đổi, làm mới người học và qua đó làm mới xã hội theo hướng tăng trưởng, tích cực.

Người thầy với chức năng giáo dục của mình sử dụng tri thức và kỹ năng sư phạm để làm cho học sinh được giáo hóa, thay đổi và trưởng thành, như là kết quả của quá trình học tập của người học.

Vai trò của thầy trong nhà trường hiện đại đã được mở rộng, không chỉ là nhà sư phạm mà còn là nhà nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn của nhà trường, nhà canh tân xã hội và người học suốt đời.

Người thầy phải luôn rèn luyện đạo đức

Người thầy luôn phải là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước.

Cũng đã có nhiều cách ví von như: “một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ!”. 

Điều đó quả không sai, người thầy tồi sẽ đem lại hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau.

Chính vì vậy, để nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo, mỗi một thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về giáo dục.

Mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp và xã hội.

Người thầy phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghề nghiệp

Với chương trình giáo dục theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, người thầy phải thực sự có lý tưởng nghề nghiệp, yêu nghề và nắm vững kiến thức chuyên môn được đào tạo; tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thầy cô giáo phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học. Tùy theo nội dung từng bài mà lựa cho phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học phù hợp.

Người thầy phải có năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học

Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học là một trong những năng lực được nhấn mạnh trong kiểu dạy học “tập trung vào  sinh viên và hoạt động học”.

Trong thực tế, biết chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học mới có thể thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp.

Năng lực này đòi hỏi những kỹ năng như soạn phiếu phỏng vấn, tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng hồ sơ đối tượng dạy học… Chỉ khi nắm vững đối tượng, thầy giáo mới có thể điều khiển quá trình dạy học có hiệu quả.

Người thầy có năng lực thiết kế và lập kế hoạch dạy học

Năng lực này đòi hỏi những kỹ năng như nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình chính, lớp học, học phần, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được, đánh giá được.

Những kỹ năng này giúp thầy giáo nhìn thấy trước và lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, phương thức tiến hành các hoạt động chính của mình cũng như của học sinh. Làm như vậy, thầy giáo luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục.

Người thầy phải có năng lực thực hiện kế hoạch dạy học

Năng lực này cũng đòi hỏi thầy giáo phải có kỹ năng giao tiếp (với  sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp,  địa phương…).

Thầy giáo phải có kỹ năng quản lý hoạt động dạy học trong phạm vi trách nhiệm của mình, lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Việc hình thành kỹ năng như vậy, không phải dễ dàng mà nó là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề công phu.

Người thầy phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học

Thầy giáo không những phải biết đánh giá chính xác, công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh mà còn phải hình thành cho các em khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Qua đó mà tự động điều chỉnh cách học, đồng thời, thầy giáo tự điều chỉnh cách dạy cho hợp lý. Muốn vậy, thầy giáo phải nắm vững và biết phối hợp các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá (truyền thống và hiện đại).

Phó Giáo sư Đào Duy Huân

Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở

Giáo viên là một trong những nghề cao quý và được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Không chỉ truyền dạy tri thức cho học sinh mà họ còn là những người nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ. Nhiệm vụ và vai trò của nghề giáo là vô cùng cao cả. Vì vậy, để trở thành một “người lái đò” tốt thì đòi hỏi họ phải có những phẩm chất và năng lực nhất định. Cùng khám phá phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học qua bài viết dưới đây nhé.

Những phẩm chất cần có của người giáo viên tiểu học

Để thành công với nghề, bạn sẽ phải có trong mình những đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và có những phẩm chất của giáo viên tiểu học sau đây:

Có đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một trong những phẩm chất cơ bản đầu tiên. Phẩm chất này cần thiết ở mọi nghề chứ không riêng nghề giáo viên. Đạo đức trong nghề giáo có ý nghĩa quan trọng để bạn có thể trở thành một người giáo viên mẫu mực. Giáo viên cần có thái độ trung hòa, và là tấm gương cho học sinh noi theo. Bởi ở lứa tuổi này, hầu hết học sinh đều xem giáo viên của mình như thần tượng. Do đó, cách giáo viên xử sự với học sinh sẽ là những nét đẹp để các em ghi nhớ và noi theo. Không đối xử thiên vị, luôn cư xử công bằng và đặt mục tiêu giáo dục tiểu học lên hàng đầu, không chạy theo thành tích…

Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở
Những phẩm chất cần có của người giáo viên tiểu học

Là người “yêu nghề, mến trẻ”

Tính chất của nghề giáo cũng sẽ có những khó khăn, vất vả cần phải đối mặt. Do đó, nếu bạn không phải là người có nhiệt huyết với nghề thì sẽ rất áp lực. Khi bạn đam mê với nghề và làm việc với cái tâm của nhà giáo thì bạn mới có thể gần gũi và gắn bó với học sinh của mình. Bởi lẽ mục tiêu của ngành giáo dục tiểu học không chỉ là dạy kiến thức cho trẻ mà còn xây dựng nhân cách cho trẻ.

Là người có trách nhiệm

Tính trách nhiệm trong giáo dục là vô cùng cần thiết. Trách nhiệm cao sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Giáo viên có trách nhiệm sẽ có những phương pháp để theo sát, nắm bắt tình trạng học lực, tính cách và tâm lý của từng học sinh. Từ đó có những phương pháp dạy học phù hợp nhất với các em. Người có trách nhiệm sẽ luôn tự trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình để mang đến cho học sinh những kiến thức hay nhất.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Những năng lực cần có của người giáo viên tiểu học

Bên cạnh những phẩm chất cần thiết trên thì năng lực của giáo viên cũng là yếu tố quan trọng để chất lượng giáo dục được nâng cao.

Trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng

Nghề giáo yêu cầu giáo viên cần phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn tốt và sự am hiểu sâu rộng các vấn đề khác. Có như thế thì bạn mới có thể tự tin đứng lớp, giảng dạy và trả lời những câu hỏi của học sinh. 

Ở môi trường giáo dục, giáo viên không chỉ giảng dạy những kiến thức chuyên môn mà còn có nhiệm vụ dạy các em về đạo đức, kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống. Cho nên, nếu không được trang bị tốt về chuyên môn thì bạn sẽ không thể thành công với sự nghiệp “cầm phấn” của mình được. 

Phải có các kỹ năng cần thiết

Những kỹ năng mà giáo viên tiểu học cần có đó là:

Kỹ năng giảng dạy, kỹ năng sư phạm: giọng nói to, rõ ràng và có cách diễn đạt dễ hiểu, sự tự tin và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh. 

Phương pháp truyền đạt dễ hiểu là một trong những năng lực của giáo viên tiểu học rất quan trọng. Dù bạn có là người giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nhưng khả năng truyền đạt kém thì học sinh vẫn sẽ tiếp thu bài rất chậm. Cho nên, để giảng dạy hiệu quả thì bạn cần thay đổi cách tiếp cận với học sinh, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để các em dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học.

Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở
Những năng lực cần có của người giáo viên tiểu học

Luôn có tinh thần tự học hỏi

Kiến thức luôn được xem là vô tận. Mỗi ngày chúng ta đều có thể học thêm rất nhiều điều mới lạ. Làm trong ngành giáo dục thì bạn cần phải có tinh thần ham học hỏi để cập nhật những kiến thức mới, nâng cao trình độ của mình. Đặc biệt hiện nay, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển và có những ứng dụng trong ngành giáo dục. Nếu không cầu tiến học hỏi những kỹ năng, kiến thức mới thì bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và không thể dạy học tốt cho học sinh của mình được.

Duy trì được môi trường học tập tích cực

Duy trì môi trường học tập tích cực đóng vai trò thiết thực trong việc giúp các em học sinh yêu trường, yêu lớp hơn. Do đó, giáo viên cần có năng lực tạo được môi trường, không khí học tập thoải mái và lôi cuốn học sinh. Ở độ tuổi này, các em còn rất say mê khám phá, giáo viên không nên nhồi nhét kiến thức và bắt ép học sinh học một cách cứng nhắc. Thường xuyên tổ chức các hoạt động của lớp, trường sẽ tạo nên sự gắn kết giữa cô trò, tinh thần đoàn kết giữa các em.

ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐH ĐÔNG Á

Đăng ký xét tuyển online ngay tại đây để trở thành sinh viên Đại Học Đông Á ngay hôm nay!

ÐĂNG KÍ NGAY

Vai trò của những phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học

Không chỉ mang đến tri thức cho học sinh mà giáo viên còn là người có nhiệm vụ định hướng, rèn luyện đạo đức cho các em. Chính vì vậy, ngay ở bản thân giáo viên cần hội tụ những điều tốt đẹp. Phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học là điều kiện không thể thiếu để đánh giá chất lượng của giáo viên nói riêng và của ngành giáo dục nói chung. 

Để việc dạy học có hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải có năng lực nghiệp vụ và chuyên môn tốt. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, giáo viên còn cần có cái tâm trong nghề thì mới hoàn thành tốt những nhiệm vụ sư phạm của mình được. Sự kết hợp hài hòa giữa năng lực và phẩm chất sẽ mang đến hoàn hảo cho chất lượng của đội ngũ giáo viên.

Phẩm chất của người giáo viên trung học cơ sở
Vai trò của những năng lực cần có của giáo viên tiểu học

Hơn nữa, chương trình giáo dục ngày nay theo định hướng giáo viên không còn là trung tâm của hoạt động dạy học như trước đây. Học sinh mới là trọng tâm. Do đó, việc mà giáo viên cần làm là chuẩn bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để giúp các em tìm tòi và khám phá tri thức. Giáo viên là người giải đáp và cung cấp những định hướng cho các em trong học tập. Điều này đòi hỏi phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học ngày càng cao.

Để phát huy và rèn luyện những năng lực cần có của một giáo viên thì việc lựa chọn môi trường để học tập cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành giáo dục tiểu học, trong đó Đại học Đông Á cũng là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bạn trẻ. Với chương trình học được nghiên cứu và phát triển một cách bài bản, sinh viên ra trường sẽ có những chuẩn đầu ra phù hợp với các tiêu chí tuyển dụng của các đơn vị trong ngành. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi trường chất lượng để theo đuổi đam mê của mình thì hãy tham khảo ngành giáo dục tiểu học tại Đông Á ngay nhé.

CƠ HỘI TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG TƯƠNG LAI BẰNG CÁCH XÉT TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á!

ĐĂNG KÝ NGAY

Trên đây là bài viết tổng hợp các phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những kiến thức mới để hoàn thiện bản thân, trở thành một giáo viên giỏi toàn diện nhé. Nếu bạn quan tâm và muốn học ngành sư phạm tiểu học, hãy tìm hiểu ngành sư phạm tiểu học thi khối nào để chuẩn bị hành trang kiến thức, tự tin đăng ký xét tuyển vào trường bạn nhé!