Nóng rát bàn chân là bệnh gì

Khi bàn chân bị nóng rát thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau mà chúng ta cần phải lưu ý đó là:

1. Do bị bệnh tiểu đường

Đây là bệnh lý có thể gây tăng hàm lượng đường cùng với chất béo bên trong máu. Theo thời gian thì hiện tượng này sẽ làm tổn thương các dây thần kinh. Từ đó làm cho bàn chân bị bỏng rát và còn bị bỏng rát cả bàn tay.

Vậy nên bệnh nhân bị tiểu đường phải báo cho bác sĩ biết nếu thấy xuất hiện triệu chứng như là tê ngón tay chân, ngứa ran… Đồng thời cũng phải chú ý trong việc theo dõi đường huyết thường xuyên đảm bảo sao cho đường huyết được kiểm soát tốt nhất.

2. Do bị bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên chính là sự tổn thương của những dây thần kinh kết nối tủy sống cùng với cánh tay, chân hay bàn tay và bàn chân. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do bị tiểu đường. Hơn nữa còn có một số nguyên nhân khác như do dùng thuốc chữa trị ung thư hoặc do suy thận, do bệnh tự miễn, do hóa chất độc hại, vấn đề dinh dưỡng…

3. Do lạm dụng rượu bia

Nếu như lạm dụng rượu bia có thể sẽ gây ra một số vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có thể còn có tổn thương dây thần kinh kết nối cùng bàn chân. Điều này làm cho nóng rát ở bàn chân trong nhiều tháng hoặc là nhiều năm. Khi bỏ rượu bia thì dần dần các triệu chứng bệnh lý sẽ được cải thiện, ngăn không để tổn thương thêm.

4. Do chân vận động viên

Chân của vận động viên đây chính là tình trạng nhiễm nấm phát triển tại vùng ẩm ướt giữa các ngón chân cùng với lòng bàn chân. Nó thường xảy ra nhiều ở các vận động viên thể thao. Bệnh thường gây cảm giác châm chích, ngứa hay là bỏng rát ở bàn chân. Loại nấm này phát triển mạnh bên trong giày và tất ẩm ướt hoặc là ở sàn thay đồ.

5. Do bị thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng để duy trì hoạt động cho hệ thần kinh. Nếu như bị thiếu vitamin B12 thì tình trạng này hay xảy ra ở người lớn tuổi, người ăn chay, phẫu thuật cắt dạ dày hay người nghiện rượu.

6. Do bị suy thận mãn tính

Suy thận thường xảy ra ở bệnh nhân bị cao huyết áp và tiểu đường. Bệnh lý này xảy ra làm cho thận dần mất đi chức năng, bị ứ đọng chất lỏng, tổn thương dây thần kinh. Trong đó thì bệnh nhân bị nóng rát bàn chân rất khó chịu.

7. Do hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân sẽ gây ra tổn thương dây thần kinh chày bên, tạo cảm giác cho lòng bàn chân. Từ đó gây ra cảm giác tê và ngứa ran hay là bị bỏng rát ở bàn chân. Dây thần kinh này có thể bị tổn thương bởi những nguyên nhân như là viêm khớp, chấn thương hay bị gai xương…

8. Do viêm đa rễ dây thần kinh

Đây chính là tình trạng gây cảm giác đau như dao đâm, bị bỏng rát hay bị ngứa bàn chân. Người bệnh vào ban đêm sẽ thấy tình trạng càng tăng hoặc là vào lúc nghỉ ngơi, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh. Ngoài ra bệnh còn thường xảy ra ở bệnh nhân bị tiểu đường, có khi nguyên nhân vẫn không được xác định rõ.

9. Do suy giáp

Suy giáp là hiện tượng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể. Chính điều này gây ra triệu chứng mệt mỏi, nhạy cảm nhiệt độ lạnh, giảm ham muốn tình dục, hay quên… Bên cạnh đó còn gây cảm giác bị nóng rát ở bàn chân. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có thể là do phù và gây ra sự chèn ép dây thần kinh.

10. Do đau thần kinh cơ

Đây là tình trạng xảy ra do mạch máu không mở rộng hay thu hẹp đúng cách. Bệnh này gây ra cảm giác đỏ, nóng và sưng ở bàn tay, bàn chân. Cảm giác này thường kéo dài vài phút đến vài ngày mỗi đợt phác tác.

Thuật ngữ được sử dụng cho một loạt các tình trạng sức khỏe do a xít uric cao gây ra được gọi là bệnh gút (gout) và nó chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân của bạn.

Khi một loại protein có tên là purine tăng lên trong cơ thể, nó sẽ dẫn đến tăng nồng độ a xít uric. Protein do cơ thể chúng ta tự tạo ra và cũng có trong một số thực phẩm. Khi nồng độ a xít uric trở nên quá cao, thận của chúng ta sẽ khó lọc nó ra khỏi máu, điều này có thể dẫn đến độc tố trong máu, theo Times of India.

Nếu bạn cảm thấy bỏng rát ở lòng bàn chân, đó có thể là do a xít uric cao và đây là những gì bạn có thể làm để giải quyết vấn đề này.

Tránh ăn hải sản và thịt đỏ

Nóng rát bàn chân là bệnh gì

Nên tránh hải sản và thịt đỏ nếu đang bị a xít uric cao

Shutterstock

Theo các chuyên gia y tế, những người không ăn chay có nhiều nguy cơ phát triển vấn đề a xít uric cao. Đặc biệt nên tránh hải sản và thịt đỏ nếu một người đang mắc phải vấn đề này, theo Times of India.

Ngừng ăn quá nhiều protein

Những người bị a xít uric cao thường ăn quá nhiều protein trong chế độ ăn uống của họ. Đôi khi, quá nhiều protein không thể được tiêu hóa bởi gan và có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ a xít uric trong cơ thể.

Những thực phẩm giúp giảm nhẹ

Thực phẩm giàu vitamin C như cam và chanh có thể giúp kiểm soát nồng độ a xít uric. Có đủ chất xơ cũng rất quan trọng trong việc duy trì nồng độ a xít uric.

Điều quan trọng đối với những người bị a xít uric cao là giữ cho mình đủ nước. Cố gắng uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng rau câu, trái cây tươi như nước ép cà rốt, dưa chuột và rau mùi, theo Times of India.