Nồng độ cồn lái xe ô tô

Rượu, bia là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông.

Rất nhiều khẩu hiệu đã “ đã uống rượu bia không nên lái xe” được đưa ra. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa ý thức được hậu quả nghiêm trọng khi điều khiển xe mà trong người có nồng độ cồn vượt mức cho phép.

Vậy nồng độ cồn cho phép khi lái xe là bao nhiêu và khi nào thì bị phạt? 

Bài viết dưới đây là thông tin tổng hợp về quy định và các mức phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông .

Nồng độ cồn lái xe ô tô
Đã uống rồi thì đừng lái xe

Mục lục nội dung bài viết

  • Mức phạt quá nồng độ cồn cho phép khi lái xe
    • Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy
    • Mức phạt đối với xe ô tô

Mức phạt quá nồng độ cồn cho phép khi lái xe

Trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,cocktails … có khả năng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người điều khiển xe, khiến họ mất khả năng tự chủ, không định định hình phương hướng cũng như phản xạ kém khi có vấn đề.

Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với bản thân người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến những người cùng tham gia giao thông.

Từ ngày 01/01/2020, Quốc hội ban hành Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại rượu, bia và đã chính thức có hiệu lực, nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Như vậy có nghĩa là bắt đầu từ năm 2020 nồng độ cồn cho phép khi lái xe sẽ ở mức 0mg/100ml máu. 

Nồng độ cồn lái xe ô tô
Nồng độ cồn cho phép khi lái xe năm 2020

Nồng độ cồn lái xe ô tô
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép như sau:

>> Bạn có thể tham khảo các dịch vụ

  • Xóa bỏ mọi điểm mù và lo lắng khi lái xe với CAMERA 360 Ô TÔ
  • Phủ bóng ceramic : Những Sự thật và lưu ý bạn cần biết

Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy

Đối với người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vi phạm nồng độ cồn cho phép khi lái xe moto sẽ bị xử phạt như sau:

Nồng độ cồn lái xe ô tô
Kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển xe máy

  • Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng nếu trong khi điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Ngoài ra có hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

  • Phạt tiền từ 4triệu đồng đến 5triệu đồng nếu trong khi điều khiển xe mà có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 

Ngoài ra có hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng 

  • Phạt tiền từ 6triệu đồng đến 8triệu đồng nếu trong khi điều khiển xe mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 

 Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng 

Mức phạt đối với xe ô tô

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự vi phạm nồng độ cồn cho phép khi lái xe oto như sau:

Nồng độ cồn lái xe ô tô
Mức phạt đối với xe ô tô

  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng nếu trong khi điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng 

  • Phạt tiền từ 16triệu đồng đến 18triệu đồng nếu trong khi điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng 

  • Phạt tiền từ 30triệu đồng đến 40triệu đồng nếu trong khi điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. 

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng 

Ngoài ra, đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng và kể cả xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác nếu vượt quá nồng độ cồn cho phép khi lái xe cũng đều bị xử phạt.

Nồng độ cồn lái xe ô tô
Không uống rượu bia khi lái xe

Vì vậy có thể thấy pháp luật hiện nay rất chú trọng đến vấn đề nồng độ cồn cho phép khi lái xe, bất kể là từ phương tiện thô sơ nhất.

Theo luật mới đều nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng rượu bia, bất kể nồng độ cồn bao nhiêu.

Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn rất nhiều so với mức xử phạt của các năm trước đó, đặc biệt là đối với các hành vi vi phạm rượu bia khi lái xe. 

Khung xử phạt mới, có đủ sức răn đe người uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông và được rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ vì mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia.

>>> Bạn có thể đọc thêm mất bằng lái xe ô tô TẠI ĐÂY

Kết luận

Trên đây là các mức xử phạt về nồng độ cồn cho phép khi lái xe khi tham gia giao thông theo quy định mới nhất.

Hi vọng những thông tin mà DPRO cung cấp sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình nắm rõ và tra cứu mức xử phạt nồng độ cồn khi vi phạm.

Và hơn hết, DPRO cũng vẫn khuyên các bạn” đã uống rượu bia không nên lái xe”