Nội dung quan trắc môi trường lao động là gì

Quan trắc môi trường lao động là quá trình kỹ thuật viên đến tại nhà máy, xí nghiệp, khu vực làm việc để khảo sát hiện trạng sản xuất, thu thập, lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu về môi trường tại khu vực làm việc và đối chiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định hiện hành. Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, quy định về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động với một số chỉ tiêu như sau:

✓ Chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt; ✓ Chỉ tiêu vật lý: chỉ tiêu ánh sáng, tiếng ồn, độ rung và các chỉ tiêu phóng xạ, bức xạ, điện từ... ✓ Chỉ tiêu về yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp vi sinh vật, yếu tố nguy cơ gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi và các yếu tố gây ung thư. ✓ Chỉ tiêu hóa học: CO, CO2.. ✓ Các thành phần bụi các loại như bụi kim loại, bụi silic… ✓ Các yếu tố hơi khí độc: Thủy ngân, Asen, TNT, Nicotin, Niken, hóa chất trừ sâu,... ✓ Chỉ tiêu tâm sinh lý Ec - gô - nô - my: đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý người lao động, thể lực, tư thế lao động.

Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?

Nếu sức khỏe là vốn quí nhất của con người thì sức khỏe người lao động là vốn quí nhất của doanh nghiệp vì chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Môi trường lao động và sức khỏe người lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa, sức khỏe người lao động được chăm sóc thì tăng năng suất lao động, kích thích sản xuất. Ngược lại, điều kiện lao động không tốt sẽ giảm sức khỏe của người lao động gây ra những chấn thương, bệnh tật… dẫn đến giảm năng suấ lao động. vì vậy, theo qui định: mọi cơ sở lao động phải định kỳ hằng năm phải quan trắc môi trường lao động ít nhất 01 lần, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp. Căn cứ pháp lý việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động? ✓ Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015; ✓ Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, quy định về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động; ✓ Nghị định 140/2018/NĐ-CP, ngày 08/10/2018, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ luật Lao động – Thương binh Xã hội; ✓ Nghị định 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động; ✓ Nghị định 28/2020/NĐ-CP, quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn lao động; ✓ Thông tư 19/2016/TT-BYT, quy định chi tiết việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động và báo cáo định kỳ hàng năm công tác quan trắc môi trường với sở y tế địa phương.

Lợi ích khi quan trắc môi trường lao động?

✓ Quản lý môi trường làm việc của người lao động. ✓ Kịp thời phát hiện những yếu tố độc hại để cải thiện điều kiện làm việc và trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp. ✓ Đảm bảo an toàn và chăm sóc sức khỏe người lao động ✓ Tuân thủ qui định của pháp luật ✓ Tạo niềm tin từ phía khách hàng và người lao động đối với doanh nghiệp

Năng lực quan trắc môi trường lao động

Ngày 14 tháng 11 năm 2017, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định công bố Viện vệ sinh Dịch tễ đủ năng lực quan trắc môi trường lao động.

Nội dung quan trắc môi trường lao động là gì

Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên rất hy vọng hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng có thêm thông tin để có kế hoạch thực hiện hoạt động đo đạc quan trắc môi trường lao động thường niên cho Doanh nghiệp. Mọi vấn đề tư vấn, thắc mắc xin liên hệ trực tiếp bộ phận tiếp nhận để được hướng dẫn miễn phí.

Tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:

- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

- Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.

- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:

+ Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;

+ Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;

+ Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Nếu thuộc các trường hợp trên, đơn vị sẽ tiến hành quan trắc môi trường lao động. Anh có thể tham khảo tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Cụ thể:

Nội dung quan trắc môi trường lao động là gì

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Tải trọn bộ các văn bản về quan trắc môi trường lao động hiện hành: Tải về

Thực hiện quan trắc môi trường lao động theo những nguyên tắc nào?

Theo Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể:

- Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

- Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.

- Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:

+ Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;

+ Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;

+ Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

- Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động

Tại Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định:

- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động gồm những gì?

Theo Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:

- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:

+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;

+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động

Tại Điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động như sau:

- Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.