Từ hay nghĩa gốc là gì nghĩa chuyển là gì

- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

B. tự luyện

Bài 1: Cho các câu sau:

1. Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.

2. Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...

3. Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.

4. Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.

5. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.

6. Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.

7. Hoa ngồi thu mình trong góc.

Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?

Gợi ý

1. Thu – mùa thu (danh từ).

2. Thu – cá thu (danh từ).

3. Thu – hành động thu gom (động từ).

4. Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).

5. Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).

6. Thu – thu hoạch (động từ).

7. Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).

Bài 2: Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”:

Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.

Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.

Gợi ý:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)

Bài giảng: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • Lời văn, đoạn văn tự sự
  • Chữa lỗi dùng từ
  • Luyện nói kể chuyện
  • Danh từ
  • Ngôi kể trong văn tự sự

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Soạn Văn 6
  • Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 6
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 6
  • Tài liệu Ngữ văn 6 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 6
  • Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
  • Từ hay nghĩa gốc là gì nghĩa chuyển là gì
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Từ hay nghĩa gốc là gì nghĩa chuyển là gì

Từ hay nghĩa gốc là gì nghĩa chuyển là gì

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tìm hiểu nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì? Cùng một số ví dụ giúp học sinh biết cách sử dụng đúng và phù hợp nghĩa của từ.

Nghĩa gốc là gì?

Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.

Nghĩa chuyển là gì?

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.

Ví dụ nghĩa gốc, nghĩa chuyển

* Từ mũi

- Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người hoặc động vật (mũi người/động vật)

- Nghĩa chuyển: bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ (mũi tàu, mũi thuyền).

* Từ cứng

- Nghĩa gốc: có khả năng chịu tác động bất lợi từ bên ngoài mà không bị lay chuyển hoặc thay đổi bản chất (cứng cây, thanh sắt cứng)

- Nghĩa chuyển: tính cách của một người (Cô bé này thật cứng đầu)

* Từ chín

- Nghĩa gốc: Lúa, hoa, quả... phát triển đến thời kì thu hoạch.

- Nghĩa chuyển: Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế biến qua lửa hoặc điện: cơm chín, rau chín...

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ trong ngữ cảnh sử dụng, tạo ra những nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển) từ nghĩa ban đầu (nghĩa gốc) của từ.

Nhận diện nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Vậy, làm thế nào để nhận ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển của một từ.

- Cách đơn giản nhất với một người biết và sử dụng từ điển, đó là nghĩa gốc luôn được xếp ở vị trí số 1 trong giải thích nghĩa của từ.

- Trong trường hợp không có từ điển, bằng tri nhận của người bản ngữ (người nói tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ - sống trong cộng đồng nói tiếng Việt từ bé) thì khi nghe một từ vang lên, hình ảnh / hành động / đặc điểm nào hiện lên đầu tiên trong tưởng tượng chính là nghĩa gốc của từ - vì nghĩa gốc là nghĩa được sử dụng nhiều nhất, phổ biến, quen thuộc nhất.

(Theo Trần Thị Lam Thủy, vmied.edu.vn)

Bài tập về nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Bài 1. Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ : vai, miệng , chân , tay , đầu trong đoạn thơ sau

Áo anh rách (vai )

Quần tôi có vài mảnh vá

(Miệng) cười buốt giá

(Chân) không giày

Thương nhau( tay) nắm lấy bàn( tay)!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

(Đầu )súng trăng treo.

Gợi ý:

- Nghĩa gốc: Miệng, chân , tay

- Nghĩa chuyển: vai, đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: Đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: Vai

Bài 2. Cho các câu sau:

1. Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.

2. Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...

3. Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.

4. Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.

5. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.

6. Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.

7. Hoa ngồi thu mình trong góc.

Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?

Gợi ý:

1. Thu – mùa thu (danh từ).

2. Thu – cá thu (danh từ).

3. Thu – hành động thu gom (động từ).

4. Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).

5. Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).

6. Thu – thu hoạch (động từ).

7. Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).

Bài 3. Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”:

Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.

Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.

Gợi ý:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)

Bài 4. Các từ chỉ bộ phận cơ thể động vật và người thường là từ nhiều nghĩa. Bạn hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau đây: “lưỡi”, “miệng”, “cổ”, “tay”, “lưng”

Nghĩa gốc nghĩa là gì?

Nghĩa gốc là từ để chỉ con người hoặc con vật , ví dụ : vành tai ; bàn tay ; đôi mắt ... Nghĩa chuyển là từ không dùng để tả con người hoặc con vật , ví dụ : mắt xích ; tai ấm ; mũi thuyền ... Mình chắc chắn !

Từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyện gọi là gì?

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đây là hiện tượng có thể thấy được ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Trong tiếng Việt, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Đi nghĩa gốc là gì?

Từ chỗ giải thích nghĩa gốc của từ “đi” về người và động vật, “đi” là tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác. Trẻ đi chưa vững. Đi bách bộ, Chân đi chữ bát, Cho ngựa đi thong thả bước một…

Thế nào là nghĩa chuyển cho ví dụ?

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: Với từ “Ăn'': + Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc). + Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.