Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học
Chặng đường NCKH của các nhóm nghiên cứu sinh viên chúng mình đã đến giai đoạn nước rút, bạn đã tiến hành viết báo cáo nghiên cứu nhưng lại đang loay hoay chưa biết viết phần khuyến nghị và kết luận như thế nào? Tiếp tục đồng hành cùng các UEBer trong giai đoạn cuối của hành trình nghiên cứu năm nay, Cộng đồng RCES sẽ chia sẻ một số lưu ý giúp bạn viết phần những nội dung này thật tốt và ấn tượng qua bài viết này.

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học
 Phần khuyến nghị

Phần khuyến nghị thường là chương cuối cùng của một công trình nghiên cứu với nội dung đề cập những khuyến nghị về mặt chính sách cho các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ, các cơ quan Nhà nước) hay các giải pháp, khuyến nghị tới những đối tượng khác có liên quan đến công trình nghiên cứu như các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, địa phương, người dân, …

1. Một số nội dung cần lưu ý trong phần Khuyến nghị:

– Đối với phạm vi nghiên cứu nhỏ, hạn chế về đối tượng nghiên cứu, nên đặt tên phần này là Gợi ý (Hàm ý) chính sách thay vì Khuyến nghị;

– Các giải pháp đưa ra trong phần khuyến nghị cần gắn với các kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong các nội dung trước để đảm bảo sự logic về mặt liên kết.

Ví dụ, từ những hạn chế được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục; hay từ những nhân tố quan trọng được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để đơn vị tiếp nhận chú ý nhiều hơn tới những nhân tố này.

– Phần khuyến nghị cũng cần được được hỗ trợ bởi các tài liệu tham khảo làm nền tảng thông tin cần thiết để các giải pháp đưa ra không bị sáo rỗng và phi thực tế. Các thông tin này có thể là cơ sở lí luận đã được trình bày trong bài, kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới hay bối cảnh kinh tế -xã hội trong thời điểm nghiên cứu.

– Đề nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất, giảng dạy, … (nếu có thể).

2. Một số lỗi thường gặp khi trình bày khuyến nghị:

– Các khuyến nghị không liên quan đến nội dung nghiên cứu

Lỗi này xảy ra khi người nghiên cứu trình bày các khuyến nghị “không liên quan” và không có giá trị trong phạm vi bài nghiên cứu. Để khắc phục lỗi này, người viết cần đi từ kết quả nghiên cứu để đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để các khuyến nghị được thuyết phục. Ngoài ra, nên chú ý với bối cảnh kinh tế – xã hội để đưa ra các khuyến nghị mang hơi thở thực tiễn.

– Các khuyến nghị dài nhưng quá chung chung, tản mạn

Lỗi này dễ xảy ra khi người viết cố kéo dài nội dung để đạt độ dài của phần này như mong muốn nhưng nội dung trình bày không rõ ý và tản mạn. Nếu người viết không có luận điểm rõ ràng và lập luận, dẫn chứng hợp lí thì dễ mắc phải lỗi này.

>> Xem thêm: Những lỗi thường gặp khi viết báo cáo nghiên cứu

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học
 
Phần kết luận

Phần kết luận là một trong những nội dung quan trọng trong bài nghiên cứu với nội dung khẳng định mức độ giải quyết câu hỏi nghiên cứu, chỉ ra những đóng góp bằng việc tóm tắt những điểm kết luận chính (key-findings) của công trình nghiên cứu, và trình bày hạn chế, hướng phát triển của nghiên cứu. Một số nội dung cần chú ý trong phần kết quả nghiên cứu:

1. Khẳng định mức độ giải quyết câu hỏi nghiên cứu

Suy cho cùng, nghiên cứu khoa học là việc trả lời câu hỏi nghiên cứu theo phương pháp khoa học. Vì vậy, trong phần này, nhóm nghiên cứu phải kết luận được mình đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu đưa ra hay chưa? Việc đưa ra kết luận này cần được đối chiếu với câu hỏi nghiên cứu đã được nêu ra ở phần mở đầu.

2. Chỉ ra những đóng góp của nghiên cứu về mặt khoa học và mặt thực tiễn bằng cách nêu bật những đóng góp quan trọng (key-findings) và những hiểu biết mới từ bài nghiên cứu.

Đây là những điều mà bạn muốn người đọc nhớ đến nhiều nhất sau khi đọc công trình nghiên cứu của mình. Các phát biểu này cần phải được nhấn mạnh một cách đầy đủ nhưng không lan man về phân tích (việc phân tích đã được trình bày trong phần Kết quả và Thảo luận – Results and Discussion). Lưu ý, phần này chỉ mang tính tóm tắt nhằm nổi bật đóng góp quan trọng về mặt học thuật và thực tiễn, người viết không liệt kê hay trình bày các bảng biểu, đồ thị hay các con số chi tiết.

3. Chỉ ra hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu

Khi trình bày hạn chế của nghiên cứu, người viết cần sử dụng ngôn ngữ chắc chắn nhưng không quá tự đề cao hay hạ thấp các hạn chế trong bài nghiên cứu của mình. Việc lựa chọn từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp ở đây là rất quan trọng; để tác giả tránh đưa ra nhận định không tích cực vì đây chính là những hạn chế do nhóm nghiên cứu “tự thừa nhận”. Hướng phát triển chính là những nghiên cứu có thể được thực hiện nhằm cải thiện các hạn chế hoặc hướng mới của nghiên cứu trong tương lai.

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

2 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tháo gỡ khó khăn trong nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam

PGS.,TS. Ngô Thị Thu Hồng, ThS. Phạm Thị Lan Anh - Học viện Tài chính

08:11 10/02/2019

Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học ở nước ta luôn bị đánh giá thấp cả về tầm vóc lẫn tính hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học.

Phương pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo đại học tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội

Huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

Ảnh hưởng của môi trường kiểm soát tới mục tiêu quản lý tài chính của đại học vùng

Thực trạng pháp luật quản lý đại học công lập tự chủ và một số kiến nghị

Nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên tại các trường đại học Việt Nam

Khảo sát cho thấy, hầu hết hoạt động của các trường đại học ở Việt Nam chỉ mới chú trọng công tác đào tạo, giảng dạy, còn hoạt động nghiên khoa học chưa được quan tâm đẩy mạnh, cho nên yếu cả về chất lượng và số lượng. Phân tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân của vấn đề này, bài viết đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam.

Thực trạng nghiên cứu khoa học tại các trường đại học

Khảo sát cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của đội ngũ giảng viên tại các trường đai học Việt Nam hiện nay đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của nhà trường như: Hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo khá đầy đủ và có chất lượng tốt phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, ngay trong một giáo trình môn học hay một bài giảng cũng là kết tinh của quá trình NCKH. Không chỉ phục vụ công tác giảng dạy, NCKH trong nhà trường còn đáp ứng nhu cầu mà xã hội và nền kinh tế đòi hỏi như chế tạo các sản phẩm có chất lượng, chế tạo máy móc công cụ… để phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, để có thể tạo nên một môi trường NCKH tốt cho các giảng viên tại các trường đại học thì nhà trường cần đảm bảo các điều kiện sau: Có một môi trường làm việc thuận lợi cho công tác giảng dạy và NCKH; Sự trợ giúp tạo ra tiềm lực về thời gian và điều kiện vật chất cho nghiên cứu; Kiến thức về quản lý kinh tế và kinh nghiệm hoàn thành hồ sơ, sản phẩm đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ. Bản thân các giảng viên cũng phải tạo ra và nuôi dưỡng lòng say mê NCKH theo định hướng hợp lý; Liên tục bám sát thực tế sản xuất, tìm ra hướng đề tài sát thực tế, hữu ích; Tổ chức tốt quá trình thực hiện đề tài (với các đồng nghiệp cùng hướng nghiên cứu); chắt lọc kết quả từ các đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ, hệ thống hóa, bổ sung vào bài giảng.

Trong thời gian qua, hoạt động NCKH ở nhiều trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau kể cả trường công lẫn trường tư còn yếu cả về chất lượng và số lượng, hoạt động chính chủ yếu là giảng dạy. Theo thống kê, số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc các công trình được công bố ở các cấp độ khác nhau trên đầu giảng viên đại học cho thấy, có rất nhiều giảng viên đại học có học vị tiến sỹ, phó giáo sư hoặc tham gia giảng dạy rất lâu năm nhưng hầu như không có được nhiều công trình nghiên cứu tương xứng hoặc chưa thực hiện được một công trình nào.

Hiện nay, cả nước có khoảng 700 trường đại học, học viện, cao đẳng với tổng số giảng viên là 74.991 người. Số lượng giảng viên và chức danh khoa học năm học 2017-2018 so với 2016-2017 được tăng lên đáng kể, nhưng số trường có bài báo được công nhận quốc tế (có bài báo ISI/SCOPUS) thì lại rất khiêm tốn.

Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn

NCKH tại các trường đại học trên cả nước đang gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, cơ chế thu hút, ưu đãi giảng viên tham gia vào NCKH chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để tạo đầu ra cho nghiên cứu. Mặt khác, đội ngũ giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, do vậy, hầu hết giảng viên đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài nghiên cứu. Nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên các mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học.

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học
Bảng 1: Danh sách các trường đại học Việt Nam có công bố bài báo quốc tế trên 20 bài

Thứ hai,chất lượng đề tài chưa tương xứng với kinh phí, cơ chế giám sát và đánh giá năng lực nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài còn yếu, phân bổ kinh phí dựa trên số lượng người nghiên cứu có học hàm, học vị… Ngoài ra, công tác giảng dạy và NCKH của giảng viên nói chung còn có sức ỳ quá lớn, nguyên nhân là do lịch giảng dạy phân bố, phân công không đồng đều, gây quá tải đối với giảng viên, khiến cho họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu. Công tác NCKH thiếu tính hệ thống, tập trung, đồng bộ, giảng viên nghiên cứu đề tài còn mang tính đơn lẻ, manh mún, NCKH chưa thực sự thu hút đông đảo giảng viên tham gia. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có 74.991 cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng nhưng chỉ có khoảng 1.100 giảng viên (3%) tham gia nghiên cứu khoa học và rất ít giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu.

Thứ ba, về kinh phí. Đây là vấn đề then chốt nhất và vướng mắc nhất của NCKH trong trường đại học. Hàng năm, nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 2% = 0,5% GDP. Trong số này, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) chỉ nhận được khoảng 8 -10% tổng chi ngân sách. Số kinh phí này còn ít nhưng cũng hơn nhiều nước khác như: Indonesia, Philippine…. Tuy nhiên, số kinh phí này lại phân chia chưa hợp lý, dàn trải giữa trung ương và địa phương, giữa cơ quan này với cơ quan khác…. Vì thế, kinh phí thực sự cho NCKH tại trường đại học rất hạn chế, đôi khi giáo viên chỉ coi NCKH là điều kiện bắt buộc phải hoàn thành.

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học
Hình 1: So sánh số lượng chức danh của giảng viên đại học theo năm học

Thứ tư,về chế độ đãi ngộ. Phụ thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của lãnh đạo, quyền lợi, chính sách họ được hưởng. Các yếu tố này đều rất hạn chế nên người nghiên cứu không chuyên tâm vào vấn đề nghiên cứu. NCKH là một công việc đặc biệt, nhà nghiên cứu cần được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt. Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân từng chia sẻ: Các nhà khoa học nhất là nhà khoa học đầu ngành cần được ưu đãi về điều kiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp xứng đáng; Được quyền đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu và chủ trì các nhóm nghiên cứu, được tự chủ một số kinh phí nhất định hàng năm cho hoạt động khoa học của mình. Có như vậy mới khuyến khích được người làm NCKH.

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học tại các trường đại học

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn, thúc đẩy hoạt động NCKH tại các trường đại học ở Việt Nam, thời gian tới cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

Một là,tăng kinh phí NCKH. Mặc dù kinh phí dành cho NCKH ở nước ta so với một số nước trong khu vực hiện nay không phải là quá thấp nhưng việc phân bổ chưa hợp lý đã ảnh hưởng đến tính hiệu quả và là tác nhân làm cho kinh phí NCKH tăng lên. Vì vậy, các cơ quan liên quan, các trường đại học cần quan tâm đến vấn đề này để phân bổ, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

Hai là, có chính sách ưu tiên phù hợp để khuyến khích các nhà nghiên cứu. Cụ thể như: Ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ NCKH. Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ NCKH dựa trên những giá trị đóng góp nổi bật trong NCKH và cải tiến kỹ thuật. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước tham gia hoạt động.

Ba là,thay đổi phương thức tổ chức các nhiệm vụ KHCN, tổ chức theo chương trình nghiên cứu gắn với mục tiêu từng giai đoạn, tránh dàn trải, quy hoạch phát triển tiềm lực KHCN gắn với các ngành đào tạo, hướng tới nghiên cứu sản phẩm khoa học chất lượng cao. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KHCN gắn với doanh nghiệp hướng tới tự chủ đại học dựa vào.

Bốn là,thay đổi chính sách hoạt động KHCN cho các nhà khoa học trong các trường đại học, theo đó các nhà khoa học có thể huy động vốn, sử dụng nguồn lực trang thiết bị đầu tư cho phát triển sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm bằng cách hình thành các doanh nghiệp trong các trường đại học. Thay đổi mô hình tổ chức các tổ chức KHCN trong các trường đại học, hướng tới phát triển sản phẩm gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Năm là,các trường cần đẩy mạnh tái cấu trúc hoạt động KHCN và đào tạo của nhà trường hướng tới ứng dụng thực tiễn, liên ngành theo xu hướng tự chủ, tạo cơ chế thông thoáng thu hút các nhà khoa học tham gia nghiên cứu như hưởng % lợi ích kinh phí từ việc tạo ra các dự án, đề án, đề tài NCKH; Hưởng % kinh phí từ việc chuyển giao các sản phẩm KHCN có khả năng thương mại hóa và ứng dụng thực tiễn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 17/01/2004/QÐ-TTg về việc phê duyệt Ðề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ;
  2. Phạm Thị Lan Anh (2013), Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với NCKH trong các trường đại học ở Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ;
  3. Nguyễn Trần Bạt (2005), Cải cách và sự phát triển, NXB Hội Nhà văn;
  4. Ðào Văn Khanh, Phạm Thị Ly, Nguyễn Văn Tuân (2012), Ðầu tư NCKH.

In bài viết

tài chính đào tạo nghiên cứu khoa học giảng dạy trường Đại học

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

    Tăng tốc với EVFTA: Ngành dệt may sẵn sàng cho cột mốc 1/8

  • Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

    Gia tăng đầu tư để đưa thêm hàng Việt Nam vào EU

  • Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

    DATC xử lý tốt nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp

Tin nổi bật

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư sinh phẩm y tế

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Thông qua dự thảo Nghị quyết mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Giảm thuế bảo vệ môi trường xuống mức sàn, kịp thời ổn định giá xăng dầu trong nước

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Phương hướng, nhiệm vụ cải cách tài chính công trong 6 tháng cuối năm 2022

Những vấn đề hay mắc phải khi nghiên cứu khoa học

Sớm đưa Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn vào thực thi