Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

Giải chi tiết:

- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử các ngành Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học,...

- Trong lĩnh vực công nghệ, đã có những phát minh quan trọng : + Công cụ sản xuất mới : máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt,…

+ Những nguồn năng lượng mới : năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,… ; những vật liệu mới : chất pôlime, các loại vật liệu siêu sạch, siêu bền, siêu cứng,…

+ Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào,… dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

- Thông tin liên lạc, giao thông vận tải : cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ,… ; chinh phục vũ trụ : vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, ...

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet),…

Đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng-côngnghệ trong nửa sau thế kỉ XX.Đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng-công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX:Tham khảo mục 1- phần Kiến thức cơ bản để trả lời.>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đạihọc.

Giới thiệu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX

2. Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy: Giới thiệu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX Cho biết em co ấn tượng nhất với thành tựu nào. Tại sao?

Bài làm:

Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật

STT Các lĩnh vực Thành tựu
1 Khoa học cơ bản Đánh dấu những bước nhảy vọt trong toán học, vật lí, hóa học, sinh học
2 Công cụ sản xuất mới Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động
3 Vật liệu mới Chất dẻo pô-li-me, vật liệu na-no, vật liệu com-po-sit
4 Nguồn năng lượng mới Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
5 Cách mạng xanh Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa...
6 Giao thông và thông tin liên lạc Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện thoại thông minh.........
7 Chinh phục vũ trụ Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng.

Trong các thành tựu trên, em ấn tượng nhất là thành tựu trong lĩnh vực nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió...). Đây là nguồn năng lượng dồi dào, năng lượng sạch lại không gây hại đến môi trường.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mĩ.

* Nguồn gốc:

Xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, sự bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Đặc điểm

- Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng này phải thực hiện hiện là sản xuất và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới...thay thế dần nguồn tài nguyên của nhân loại đang bị cạn kiệt.

=> Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học và kĩ thuật có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

* Giai đoạn phát triển

-  Từ thập kỉ 40 đến nửa đầu 70: diễn ra trên cả lĩnh vực khoa học và kĩ thuật.

-  Từ 1973 đến nay: chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu 

Đạt được những thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực.

- Lĩnh vực khoa học cơ bản:

Có những bước tiến nhảy vọt.

+ Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

+ Tháng 4/2003, giải mã được bản đồ gien người.

- Lĩnh vực công nghệ:

+ Tìm ra nguồn năng lượng mới : mặt trời, nguyên tử.

+ Chế tạo ra những vật liệu mới như chất Polyme.

+ Sản xuất ra những công cụ mới như : máy tính, máy tự động, hệ thống tự động.

+ Công nghệ sinh học có bước đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, tế bào, vi sinh …

+ Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải siêu nhanh, hiện đại như : Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc …

+ Chinh phục vũ trụ: đưa người lên Mặt Trăng.

Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Năng lượng mặt trời

Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Đưa người lên mặt trăng

* Tích cực:

- Tăng năng suất lao động.

-  Nâng cao không ngừng mức sống, chất lượng cuộc sống của con người.

-  Đưa ra những đòi hỏi phải thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục.

-  Nền kinh tế - văn hóa – giáo dục thế giới có sự giao lưu quốc tế hóa ngày càng cao.

-  Đưa loài người bước sang nền văn minh mới, nền văn minh lấy vi tính, máy tính điện tử, thông tin và sinh học làm cơ sở để phát triển.

*Tiêu cực: Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được. + Tai nạn lao động, tai nạn giao thông. + Vũ khí hủy diệt. + Ô nhiễm môi trường.

+ Bệnh tật.

II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

- Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau Chiến tranh lạnh xu thế toàn cầu hóa đã xuất hiện.

- Khái niệm : Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

- Biểu hiện:

+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.

+ Sự phát triển to lớn của các chương trình xuyên quốc gia.

+ Sự sáp nhập hợp nhất các công ti thành những tập đoàn khổng lồ.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mai, tài chính quốc tế và khu vực.

- Tích cực:

+ Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao.

+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

- Hạn chế:

+ Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn.

+ Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn.

+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia.

=>Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.

Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất ( như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật

* Thành tựu:

     + Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

     + Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

     + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

     + Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

     + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

     + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

     + Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

* Hạn chế:

     + Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)

     + Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

     + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Xem tiếp...