Nhà thơ nguyễn khuyến sống chủ yếu ở đâu

1. Vài nét về tiểu sử, cuộc đời, những mốc quan trọng:

  •   Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu Quế Sơn, quê Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. 
  •   Gia đình: Nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê – Mạc. Đến đời cụ thân sinh thì nghèo túng.
  •   Đỗ đầu cá ba kì (Hương, Hội, Đình) nên được gọi là Tam nguyên Yên Đồ.
  •  Từng làm các chức quan dưới triều Nguyễn.
  •  Năm 1884, Nguyễn Khuyến xin về hưu, ở làng quê.

2. Sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm chính, vài nét về một số tác phẩm tiêu biểu: 

  •  Về số lượng: Nguyễn Khuyến để lại hơn tám trăm tác phẩm.
  •  Vẻ thể loại: thơ, câu đối, hát nói (viết bằng chữ Hán và chữ Nôm).

3. Một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

– Về nội dung:

  • Sáng tác của Nguyễn Khuyến thể hiện tâm sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc.
  • Khắc họa đậm nét khung cảnh làng quê và tâm tình của người nông dân.
  •  Trào phúng thâm thúy, sâu cay.

– Nghệ thuật thơ văn Nôm:

  • Sử dụng các thể văn chương quen thuộc: thất ngôn bát cú Đường luật câu đối, hát nói, song thất lục bát, thể nào cũng thành công.
  • Đưa tiếng nói sinh hoạt, dân dã, bình dị vào các câu thơ truyền thống một cách tỉnh tế, sâu sắc, tự nhiên, hóm hỉnh.
  • Đưa nhiều tục ngữ, thành ngữ, từ láy.. khiến lời thơ giàu chất tạo hình, gợi cảm.
  • Sành bút pháp ước lệ truyền thống và bút pháp tả thực.

4. Những đóng góp của tác giả cho nền văn học nước nhà:

– Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại.

– Ông được mệnh danh là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh là những áng thơ thu tuyệt bút khắc ghi tên tuổi của một tác gia văn học trung đại nổi tiếng cuối thế kỉ XIX. Tác giả đó chính là Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu Quế Sơn, quê ở làng Và, xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê – Mạc. Nhưng đến đời cụ thân sinh ra Nguyễn Khuyến thì lại nghèo túng.

Năm 1864, Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ Giải nguyên. Năm 1871, ông thi Hội lần thứ hai đỗ Giải nguyên, thi Đình đỗ Đình Nguyên. Do đỗ đầu cả ba kì nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Sau khi thi đỗ, ông đã lần lượt làm các chức quan ở triều đình Huế, ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi.

Năm 1883, thực dân Pháp chiếm Sơn Tây, Nguyễn Khuyến được làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nhưng ông không nhận chức. Năm 1884, lấy cớ đau mắt ông xin về hưu. Ông sống ở làng quê hai mươi lăm năm và mất năm 1909.

Sinh thời, Nguyễn Khuyến viết rất nhiều thơ văn. Ông để lại hơn tám trăm tác phẩm gồm thơ, câu đối, văn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác của Nguyễn Khuyến trước hết thể hiện tâm sự yêu nước  hoài trước sự đổi thay của thời cuộc. Đó là sự mặc cảm bởi bất lực trước hiện tình đất nước:

Vốn không thực học phù đời loạn,

Uổng chút hư danh đỗ đại khoa.

(Cận thuật)

Đó là sự đối lập gay gắt “thực học” với “hư danh”:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

(Tiến sĩ giấy)

– Đó là ý thức về sự vô nghĩa của việc làm quan dưới ách đô hộ: :

Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chỉ thằng hề.

(Lời vợ người hát chèo)

Đó là ý chí giữ trọn danh tiết trong thời loạn trong Mẹ Mốc, Anh giả điếc, Di chúc:

Đề vào mấy chữ trong bia

Rằng: Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.

Và đó là nỗi buồn khắc khoải của một người dân mất nước:

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?

(Cuốc kêu cảm hứng)

Thơ văn Nguyễn Khuyến không chỉ thể hiện nỗi lòng, tâm sự trước thời cuộc mà còn thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước dân tình làng cảnh Việt Nam. Đến Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên đời sống nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. Nguyễn Khuyến viết nhiều về thiên nhiên với ngòi bút ấm áp, bình dị. Đó là cảnh trong Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh bình dị mà rất nên thơ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

(Thu điếu)

Đó là cảnh lụt hết sức sinh động, chân thực trong Vịnh lụt:

Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách

Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.

Đó là những cảnh hết sức quen thuộc, bình yên ở thôn quê Việt Nam:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng

Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.

(Đến chơi nhà bác Đặng)

Hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là những khung cảnh làng quê mà còn là nỗi niềm tâm sự rất chân tình của “người quê”. Có khi nhà thơ nhập thân vào chính người nông dân để giãi bày nỗi khốn khó:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua, 

Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa

Phân thuế quan Tây, phần trả nợ, 

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. 

(Chốn quê)

Sở đi Nguyễn Khuyến có thể hiểu những tâm sự đó là bởi ông không chỉ sống bên những người nông dân mà ông còn sống như họ. Một mệnh quan triều đình về hưu nhưng đã chủ động lựa chọn một cuộc sống của những người dân nghèo, cũng đào ao nuôi cá, rào giậu nuôi gà, cũng trồng rau quả:

Ao sâu nước cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.

Cải vừa ra cây cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

(Bạn đến chơi nhà)

Và chính con người ấy, con người tưởng chừng như chỉ biết vui buồn với làng quê thanh đạm cũng chính là con người hết sức sâu sắc, thâm thúy khi dám tự cười vào cái danh vọng của mình:

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Tự trào)

Dám chế giễu những hiện tượng nhố nhăng đương thời:

 – Cũng cờ cũng biển cũng cân đi,

 Cũng gọi ông nghè có kém đi.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, 

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

(Tiến sĩ giấy)

– Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo. 

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. .

 (Hội Tây)

Cùng với những nội dung tư tưởng trên, thơ văn Nguyễn Khuyến còn thể hiện một nghệ thuật bậc thầy, đặc biệt là các sáng tác bằng chữ Nôm. Có thể thấy Nguyễn Khuyến sử dụng các thể văn chương thất ngôn bát cú Đường luật, câu đối, hát nói, song thất lục bát rất nhuần nhuyễn. Cũng chính ông đã đưa tiếng nói sinh hoạt, dân dã, bình dị vào các câu thơ truyền thống một cách tỉnh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ. Nhiễu bài điêu luyện, không còn chút dấu vết nào của niêm luật gò bó. Nhiều tác phẩm sử dụng tục ngữ, thành ngữ, từ láy.. giàu chất tạo hình, gợi cảm (Vịnh lụt, Chốn quê, Bạn đến chơi nhà, Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Tự trào, Tiến sĩ giấy, Khóc Dương Khuê…

Với một số lượng sáng tác khá đồ sộ, những thành công to lớn trong sáng tạo nghệ thuật và những tâm tư, tình cảm sâu sắc, Nguyễn Khuyến xứng đáng là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại. Đặc biệt, với những tác phẩm viết về cảnh sống bình dị, ấm áp ở thôn quê, Nguyễn Khuyến đã trở thành nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi. Ông sinh ngày 15/02/1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về tiểu sử và những tác phẩm của ông để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nhà thơ này. 

Đôi nét tiểu sử về nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ nguyễn khuyến sống chủ yếu ở đâu
Tiểu sử về nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi. Ông sinh ngày 15/02/1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ này là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là con trai của cụ Nguyễn Tông Khởi và mẹ là Bà Trần Thị Thoan. Có thể nói ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Hai bên gia đình đều có truyền thống khoa bảng. Bố ông đỗ 3 khóa tú tài và làm nghề dạy học, mẹ ông nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, Nguyễn Khuyến học với cha mình cho đến năm lên 8 tuổi ông theo gia định về quê nội ở Bình Lục để sinh sống. Nguyễn Khuyến được biết là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864 ông đỗ đầu cử nhân.

Năm sau tức năm 1865, ông thi trượt kỳ thi Hội, nên tu chí ở lại kinh đô học tại Trường Quốc Tử Giám đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa.

Đến năm 1871, ông mới thi đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên. Kể từ đó Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Vào năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1877, nhà thơ Nguyễn Khuyến được thăng làm Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Năm sau đó, ông bị giáng chức và được điều về Huế được giữ chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Năm 1884 Ông cáo quan về quê Yên Đổ và ông qua đời ở đây.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến được biết đến là một vị quan có phẩm chất trong sạch, mặc dù làm quan nhưng ông nổi tiếng là người rất thanh liêm, chính trực. Nhiều những giai thoại kể về đời sống và những gắn bó của ông với nhân dân.

Hoàn cảnh lịch sử thời nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan. Thời gian này, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Cơ đồ của nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Ở giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội. Vào Năm 1885, thực dân Pháp lại tấn công vào kinh thành Huế. Kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng Phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn.

Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.

Ông là một trong những nhà thờ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, nhưng ông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế.

“Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,

Sự đời đến thế, thế thời thôi!

Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,

Nước độc ma thiêng mấy vạn người.

Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,

Phá tung phên giậu hạ di rồi.

Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,

Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.”

Trích: Bài thơ Hoài Cổ – Nguyễn Khuyến

 Những tác phẩm nổi bật của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ nguyễn khuyến sống chủ yếu ở đâu
Thu Điếu – Một trong những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến bao gồm: Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, cùng với đó là nhiều những bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối truyền miệng.

Trong tác phẩm Quế Sơn thi tập có khoảng hơn 200 bài thơ được viết bằng chữ Hán và hơn 100 bài thơ được viết bằng chữ Nôm với nhiều các thể loại khác nhau.

Trong bộ phận những nhà thơ Nôm thời bấy giờ thì Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của nhà thơ hầu hết được viết là thơ trữ tình. Có thể nói là cả 2 lĩnh vực trên thì nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đều rất thành công.

Những tác phẩm của nhà thơ đã khiến cho người đọc của bao nhiêu thế hệ xúc động và đang phải suy ngẫm. Những câu thơ là những băn khoăn day dứt, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Chúng ta, nên tự hào vì nên văn học Việt Nam đã có một nhà thơ như thế.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Một nhà thơ có đức và có tài, với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.