Nhà máy xi măng Sông Gianh Phú Yên

(Dân sinh) - Chiều 4/6, thông tin từ UBND xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), nhà máy xi măng Sông Gianh đã gặp Nhân dân xin lỗi và bồi thường thiệt hại 125 triệu đồng, đồng thời hứa xây dựng nhiều hệ thống phòng chống ô nhiễm môi trường.

Theo đó, sau khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường khiến bụi bay vào các nhà dân tại thôn Cương Trung, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Chính quyền địa phương đã đến hiện trường kiểm tra lập biên bản và thống kê thiệt hại.. Trước đó báo Dân sinh thông tin, tối 26/5, khoảng 18h30 phút thì bất ngờ có một làn khói bụi bay từ Nhà máy xi măng Sông Gianh tràn ra ngoài rồi bao lấy thôn Cương Trung.

Sự việc xảy ra gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân khiến họ bức xúc và tràn ra đường phản đối. Sự việc được chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản và yêu cầu nhà máy đối thoại với dân.

Ngày 3/6, chính quyền xã Tiến Hóa và đại diện Nhà máy Sông Gianh đã có cuộc đối thoại với Nhân dân thôn Cương Trung. Tại hội trường thôn có hàng trăm người dân tham dự và hàng chục ý kiến phát biểu về việc Nhà máy xi măng Sông Gianh gây ô nhiễm. Bà con yêu cầu phía nhà máy phải khắc phục sự cố vừa qua, đồng thời phải lập được phác đồ phòng chống bụi từ nhà máy bay ra nhà dân và cánh đồng hoa màu.

Nhà máy xi măng Sông Gianh Phú Yên

Người dân yêu cầu nhà máy phải thực hiện theo cam kết

Tại cuộc đối thoại ông Hoàng Văn Thành, Trưởng Phòng hành chính Nhà máy xi măng Sông Gianh đại diện nhà máy xin lỗi Nhân dân, đồng thời hứa phía nhà máy sẽ kiểm kê thiệt và và đưa ra mức đền bù phù hợp để người dân khắc phục hậu quả do ô nhiễm vừa qua; sẽ xây dựng tường bao, hệ thống lưới chắn bụi tầm thấp phía tây nhà máy để tránh gió cuốn bụi vào khu đông dân cư. Ngoài ra các hệ thống phun sương tạo ẩm, tăng cường xe bồn tưới nước trên các tuyến đường ra vào nhà máy nằm gần nhà dân.

Để đạt được tiếng nói chung xã Tiến Hóa yêu cầu Nhân dân đưa ra ý kiến để 2 bên cùng đưa ra phương án giải quyết. Tại đây, bà Nguyễn Thị Thủy nói: "Mức bồi thường, hỗ trợ người dân khắc phục sự cố vừa qua 125 triệu đồng còn quá thấp so với thiệt hại, đề nghị hỗ trợ hàng năm về cây giống vật nuôi, yêu cầu khắc phục triệt để ô nhiễm tại đây".

Chị Nguyễn Thị Hiệp đại diện gia đình sinh sống gần nhà máy có ý kiến: "Nhà tôi sinh sống gần nhà máy, không chỉ ô nhiễm về môi trường gia đình tôi hằng ngày bị tiếng ồn nhà máy hoạt động, tiếng còi xe ra vào làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt riêng tư. Vậy, tôi mong nhà máy và địa phương về kiểm tra và có phương án di dời".

"Đề nghị địa phương và nhà máy mời đơn vị về kiểm tra nguồn nước giếng, nếu không đảm bảo thì phải có cách khắc phục chứ để người dân dùng nước sinh hoạt không yên tâm, hiện trong thôn vẫn còn nhiều hộ dân chưa có nước máy", bà Hương cho biết.

Tại cuộc tiếp dân này vẫn còn nhiều ý kiến về nhà máy gây ô nhiễm và ô nhiễm nghiêm trọng vào ban đêm và việc nổ mìn mỏ đá gây tiếng động rung chuyển khiến người dân không yên tâm khi ra đồng cũng như có con nhỏ ở nhà một mình. Việc này các ngành chức năng nên kiểm tra thắt chặt việc nổ mìn khai thác đá.

Về những ý kiến của người dân ông Hoàng Văn Thành, Trưởng phòng hành chính của nhà máy sẽ báo cáo lại Ban Giám đốc tập đoàn. Ông Thành Hứa sẽ thực hiện một số ý kiến của người dân trong tháng 6 này.

Kết luận cuộc họp ông Hoàng Trọng Tài, Chủ tịch xã Tiến Hóa: "Ô nhiễm tối 26/5, là sự cố do Nhà máy xi măng Sông Gianh gây nên là ngoài ý muốn, phía nhà máy và người dân đi đến thống nhất đền bù, hỗ trợ người dân Cương Trung là 125 triệu đồng, vấn đề này phải thực hiện xong trong tháng 6 này. Ngoài ra nhà máy phải thường xuyên kiểm tra bảo trì bảo dưỡng máy móc tránh xảy ra sự cố như vừa qua, phần đường bê tông phía cổng trên, tường chắn bụi tầm thấp phải thực hiện trong năm 2021 như nhà máy đã hứa.

Đồng thời tăng cường tưới nước, khắc phục nước thải, nhà máy có trách nhiệm khảo sát các hộ dân ảnh hưởng nhà máy phải có trách nhiệm thường xuyên".

DOÃN ĐẠT

Về tay chủ ngoại SCG, xi măng Sông Gianh có cơ "đổi vận"

Sau một thời gian chính thức sở hữu Xi măng Sông Gianh, Tập đoàn SCG Thái Lan phối hợp với Công ty TNHH Thành Hưng, nhà phân phối chính thức xi măng Sông Gianh tại Quảng Trị đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2017.

Nhà máy xi măng Sông Gianh Phú Yên
Tập đoàn SCG đã có chiến lược để đưa Xi măng Sông Gianh phát triển mạnh tại khu vực miền Trung.

Sau hơn 3 tháng sở hữu Xi măng Sông Gianh thông qua hình thức mua lại  từ các cổ đông của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM), Tập đoàn SCG Thái Lan đã phối hợp với Công ty TNHH Thành Hưng, nhà phân phối chính thức xi măng Sông Gianh tại Quảng Trị tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2017.

Quảng Trị là một trong những thị trường trọng yếu của xi măng Sông Gianh, thông qua nhà phân phối chính thức là Công ty TNHH Thành Hưng. Tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Trị có hơn 100 đại lý phân phối sản phẩm, mỗi năm cung ứng gần 200.000 tấn xi măng Sông Gianh, chiếm hơn 30% thị phần trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tiếp tục đưa Xi măng Sông Gianh phát triển lớn mạnh hơn nữa trên thị trường miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng, đại diện Tập đoàn SCG cho biết, Xi măng Sông Gianh đã và đang thực hiện chiến lược kinh doanh mới của mình, trong đó đặc biệt hướng tới nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing, thực hiện nhiều chính sách ưu việt đối với khách hàng, nhất là khách hàng đại lý và nhà phân phối.

Trước đó, Công ty TNHH SCG Xi măng – Vật liệu xây dựng, công ty thành viên của Tập đoàn SCG đã thực hiện việc mua lại 100% vốn cổ phần (tương đương 156 triệu USD) từ các cổ đông VCM tại Xi măng Sông Gianh. Giá trị giao dịch này và khoảng 440 triệu USD, bao gồm nợ ròng và chi phí đầu tư cải tiến hiệu quả đối với tài sản mua lại.

Với năng suất hiện nay của nhà máy ở 3,1 triệu tấn, SCG cho biết có nhiều tiềm năng để nâng công suất lên. Theo đánh giá của SCG, dự án có tiềm năng hoạt động với hiệu quả tối ưu hơn, giúp cải thiện tổng công suất nhà máy.

Đặc biệt, miền Trung có đặc điểm nổi bật với sự cân bằng cả cung và cầu trong lĩnh vực xi măng.

Sau thương vụ này, tổng công suất xi măng của tập đoàn SCG tại các nhà máy thuộc khu vực châu Á đã tăng lên 10,5 triệu tấn/năm, chưa kể công suất sản xuất tại Thái Lan là 23 triệu tấn.

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging). SCG hiện có hơn 200 công ty con cùng hơn 52.500 nhân viên.

SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992 và liên tiếp mở rộng đầu tư đa ngành, bao gồm các lĩnh vực Xi măng – Vật liệu xây dựng, Hóa dầu và Bao bì.

Những thương vụ thâu tóm nổi bật của Tập đoàn SCG tại Việt Nam có thể kể đến như việc mua lại cổ phần của Prime Group, mua lại Xi măng Bửu Long (Đồng Nai)...

SCG xây “thành trì” chiếm thị trường xi măng miền Trung

Năm ngoái, mảng xi măng-vật liệu xây dựng tại Việt Nam mang về cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG-Thái Lan) khoảng 4.000 tỷ đồng. Tại khu vực miền Trung, SCG đã nắm 16% thị phần thông qua nhà máy Sông Gianh sau 2 năm giành quyền kiểm soát và cũng vừa bắt đầu đánh chiếm vào phân khúc cao cấp với biểu tượng “con voi trong khối lục giác”.

Riêng với lĩnh vực xi măng, SCG đang tập trung vào khu vực miền Trung, nhằm gia tăng thị phần cũng như tiếp tục thăm dò thị trường miền Nam- khu vực được đánh giá cầu đang cao hơn cung.

Từ ngày thành lập (năm 2006) đến tháng 03/2019, nhà máy xi măng Sông Gianh chỉ sản xuất sản phẩm mang chính thương hiệu nhà máy. Thuận mua vừa bán, đầu năm 2017, SCG chi 156 triệu USD giành quyền kiểm soát Sông Gianh và mất tròn 2 năm để lần đầu tiên, những bao xi măng SCG Super Xi măng mang biểu tượng “con voi trong khối lục giác” được sản xuất từ nhà máy Sông Gianh và đưa ra thị trường vào đầu tháng 04/2019.

SCG đang từng bước chuyển đổi và thống nhất hệ thống nhận diện dưới thương hiệu chung của Tập đoàn, trong mọi sản phẩm tại Việt Nam.

Ông Nopporn Keeratibunharn, Tổng giám đốc SCG Xi măng- vật liệu xây dựng Việt Nam nói với báo Đầu tư, riêng mảng xi măng-vật liệu xây dựng trong năm 2018 đã mang về cho SCG khoảng 4.000 tỷ đồng. Đại diện này hài lòng với tốc độ tăng trưởng 25% so với cùng kỳ của Sông Gianh trong quý I/2019.

Ngoài nhà máy Sông Gianh có khả năng sản xuất 3 triệu tấn xi măng/năm, SCG còn sở hữu 2 nhà máy tại Đà Nẵng, 1 nhà máy ở Phú Yên cũng như hợp tác gia công 3 triệu Clinker/năm. Như vậy, riêng mảng xi măng, SCG tại Việt Nam có thể cung ứng cho thị trường ít nhất 4-5 triệu tấn/năm. 

Tự ước tính, SCG nói đang nắm từ 14-16% thị phần thị trường xi măng tại khu vực miền Trung- nơi họ có 35 nhà phân phối và hơn 2.500 cửa hàng. 

“Năm 2018, tổng nhu cầu xi măng tại Việt Nam khoảng 65 triệu tấn, tăng 8% so với năm trước. Năm nay, dự kiến con số này sẽ là 70 triệu tấn, với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất ở miền Trung, chiếm hơn 10% tổng nhu cầu tiêu thụ trên cả nước”, ông Nopporn dẫn chứng.

106 năm hoạt động trong lĩnh vực xi măng- vật liệu xây dựng, SCG tự tin rằng, “rất hiểu thị trường Việt Nam” và cũng nắm rõ, đâu là cách gia tăng biên lợi nhuận cho sản phẩm.

Liệu việc phát triển sản phẩm mới như SCG Super Xi măng thuộc phân khúc cao cấp có ăn mòn vào thị phần hiện có của Sông Gianh trong phân khúc tầm trung? Đó là câu hỏi mà nhiều lần ông Nopporn phải trả lời trước ban lãnh đạo Tập đoàn.

Ông Nopporn lấy dẫn chứng từ trường hợp của Toyota khi ra mắt Lexus làm câu trả lời.

“Toyota không thể tăng giá bán Innova hay Fortuner để có mức lợi nhuận cao như các dòng xe phân khúc cao cấp như Mercedes hay BMW. Đó là lý do họ buộc phải gia nhập thị trường cao cấp bằng việc ra mắt các dòng xe Lexus”, ông Nopporn nói và cho biết, năm nay, SCG Super Xi măng sẽ góp từ 10-15% trong tổng doanh thu mảng xi măng tại Việt Nam.

Giá cao, mức độ nhận diện thương hiệu phải xây dựng từ đầu khiến SCG sẽ mất ít nhất khoảng 1 năm để thử nghiệm cũng như dành nhiều ngân sách cho truyền thông, tiếp thị sản phẩm.

Chưa kể, theo lý giải của ông Nopporn, chi phí sản xuất sản phẩm xi măng với công nghệ Nano này cao hơn sản phẩm xi măng thông thường nên chưa thể đánh giá về mức biên lợi nhuận chênh lệch giữa sản phẩm cao cấp này so với các sản phẩm tầm trung của sông Gianh.

Ông Nopporn phân tích, 50% nhu cầu sản lượng xi măng tại Việt Nam thuộc phân khúc trung cấp, 20% nhu cầu sử dụng trong phân khúc giá rẻ và 20% còn lại của nhu cầu hướng đến sản phẩm cao cấp- phân khúc mà SCG vừa ra mắt sản phẩm SCG Super Xi măng.

Tuỳ thị trường, giá bán của sản phẩm này sẽ cao hơn từ 3-5% so với đối thủ cùng phân khúc. SCG có lý lẽ riêng về việc đưa ra mức giá trên nhằm phục vụ cho định vị “sản phẩm tốt nhất thị trường”. Ông Nopporn cũng hiểu rõ “sai lầm trong giá bán có thể đánh mất thị phần của Sông Gianh”.

Từ năm 2000, sau khoảng 8 năm gia nhập vào thị trường Việt Nam với tư cách là công ty thương mại khi nhập khẩu sản phẩm từ Thái Lan rồi tiêu thụ tại nội địa, SCG bắt đầu hình thành các trụ cột vững chắc vào 3 ngành trọng yếu của Tập đoàn.

Báo cáo thường niên năm 2018 của SCG liệt kê danh sách 314 công ty con, công ty thành viên/công ty liên kết ở nhiều quốc gia. Trong đó, 43 công ty tại Việt Nam nằm trong danh sách này, với tỷ lệ sở hữu của SCG từ 14-100% vốn.

Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, M&A là con đường được nhiều doanh nghiệp xi măng, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, ưu tiên chọn lựa trong lần đầu tiên gia nhập thị trường hoặc mở rộng quy mô.

“Nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm khoảng 1/3 tổng công suất sản xuất xi măng tại Việt Nam. Nhiều đơn vị từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã và đang chuẩn bị kế hoạch tiến vào thị trường này bằng cách thực hiện M&A”, ông Cung chia sẻ.