Nguyễn quốc hưng miếng ăn trong văn hóa việt nam词研究及其文化内涵 năm 2024

: Tre chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống vật chất của người Việt Nam và cả người Hồ Nam. Bài viết này đi vào nghiên cứu so sánh văn hoá tre của người Việt Nam và người Hồ Nam ở nhiều phương diện: từ thần thoại truyền thuyết, nội hàm văn hoá, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cho đến phương diện phát triển công nghệ, đồng thời tìm ra nguồn gốc lịch sử, những mối liên hệ thực tiễn, cả không gian hợp tác và giao lưu trong tương lai của hai vùng đất trên lĩnh vực văn hoá và kinh tế.

Từ khoá: Hồ Nam Việt Nam Văn hoá tre

Học giả người Anh là Needham cho rằng “Văn minh Đông Á là văn minh tre”. Nghề tre ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, vào khoảng hơn 7000 năm trước họ đã bắt đầu trồng tre và dùng tre, tre trong đời sống thường ngày hay trong đời sống văn hoá của người Trung Quốc đều chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Hồ Nam là vùng có khí hậu cận nhiệt đới, nhiều gò đất, núi non, lớp đất sâu, chất đất chặt chẽ, giàu hàm lượng sắt, nhôm, nên thích nghi với việc trồng tre, là một trong những vùng sản xuất tre chủ yếu tại Trung Quốc. Tre tại Hồ Nam có rất nhiều chủng loại, các loại trúc lạ mọc thành từng cụm, như ban trúc (thân tre có đốm đen như nước mắt vấy), phương trúc (loại tre thân thẳng, mắt tre sắc cạnh), mặc trúc (thân tre điển nhã ung dung), la hán trúc (mắt trúc nổi gồ lên), ngư lân trúc (thân trúc như các lớp vẩy cá), mao trúc (thân to như cái ống), trùng ba trúc (thân trúc nhỏ như chiếc đũa suôn thẳng)… nhiều không kể xiết. Còn ở Việt nam khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt mưa nhiều, cũng rất thích hợp cho việc sinh trưởng các loại tre, vì vậy, từ xưa đến nay Việt Nam cũng có rất nhiều loại tre, theo thống kê, trên thế giới có hơn 1200 loại tre, thì Việt Nam chiếm 1/3 trong tổng số đó. Diện tích rừng tre ở Việt Nam ước khoảng hơn 100 vạn ha, chiếm 3.6%-4% tổng diện tích rừng, đó là chưa kể các lại tre trồng xung quanh nhà hoặc quanh làng quanh xóm. Từ đó có thể thấy, tre là loài thực vật phổ biến của cả Việt Nam lẫn Hồ Nam, đã ăn sâu vào tất cả các mặt đời sống tinh thần và vật chất của người Việt Nam và cả Hồ Nam, tạo thành nền văn hoá tre rất đặc sắc của hai vùng. Bài viết này thử đi vào nghiên cứu so sánh văn hoá tre của người Việt Nam và người Hồ Nam ở nhiều phương diện: từ thần thoại truyền thuyết, nội hàm văn hoá, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cho đến phương diện phát triển công nghệ, để tìm hiểu lý giải văn hoá tre của hai vùng đất, đồng thời tìm ra nguồn gốc lịch sử, những mối liên hệ thực tiễn, cả không gian hợp tác và giao lưu trong tương lai của hai vùng đất trên lĩnh vực văn hoá và kinh tế.

Tre trong thần thoại truyền thuyết của Hồ Nam và Việt Nam

Bất luận là Hồ Nam hay Việt Nam, ngay từ đầu tre đã sớm tham dự vào đời sống của nhân dân, vì thế cả hai nơi đều có nhiều câu chuyện thần thoại truyền thuyết liên quan đến tre. Rừng trúc, núi trúc, vườn trúc suốt cả Tam Tương, trong đó đặc biệt nhiều nhất là loại ban trúc (trúc đốm, tre đốm), ban trúc còn có tên là “trúc Tương Phi”, cái tên này lại liên quan đến một câu chuyện. Tương truyền vào thời Nghiêu Thuấn, trên núi Cửu Nghi ở Hồ Nam, có 9 con rồng rất hung dữ sống trong 9 cái hang, chúng thường xuống vùng sông Tương đùa giỡn khiến cho nước sông dâng trào thành lũ lụt, cây trồng bị phá huỷ, nhà cửa bị trôi dạt, nhân dân không ngừng than khổ, tiếng oán than khóc lóc đầy đường. Vua Thuấn thấy tình cảnh nhân dân khổ sở, nên cố sức trừng trị lũ rồng quái ác kia, cuối cùng ông mất vì kiệt sức. Hai người vợ của ông là Nga Hoàng và Nữ Anh vì nỗi đau mất chồng nên vô cùng buồn bã, khóc lóc suốt 9 ngày 9 đêm, khóc đến sưng cả mắt, đến mất cả tiếng, đến khô cả nước mắt. Cuối cùng, khóc đến rỏ máu mắt, rồi chết bên mộ của vua Thuấn. Nước mắt của hai bà vấy lên rừng trúc nơi núi Cửu Nghi, khiến cành trúc xuất hiện những đốm lấm tấm như ngấn lệ, có loại đốm màu tím, có loại đốm màu trắng, có loại màu đỏ… tất cả đều mang tên Tương Phi trúc là vì thế. Ngoài ra, ở khu vực Tương Trung và Tương Tây của Hồ Nam còn lưu truyền câu chuyện thần thoại liên quan đến totem tre. Vào những năm đầu đời Đường, chinh chiến liên miên, tật bệnh khắp nơi, nhân dân lầm than, phải bôn ba để tìm đường sống. Có một người tên là Lý Điền, ông ta dùng ống tre nhỏ chứa đầy thuốc lưu huỳnh khiến cho nó nổ, khói thuốc lẫn trong gió để xua tan khí chướng, làm cho lũ tà ác kinh sợ, gọi là pháo trúc. Trong Tây Nam di truyện sách Hậu Hán thư, phần Nam Trung chí trong Hoa Dương quốc chí từng chép về câu chuyện thần thoại liên quan đến “trúc vương” (vua tre): ngày xưa có một cô gái giặt áo bên sông, nhìn thấy bên sông có một thân tre lớn ba đốt trôi đến, bên trong có tiếng khóc phát ra. Cô gái đó liền vớt thân tre lên bờ, bà nhìn vào bên trong thấy có đứa trẻ, sau khi được người ấy nuôi nấng, cậu bé trở thành người thông minh, dũng cảm, rất có tài, tự phong mình là Dạ Lang Hầu (vùng đất Dạ Lang xưa thuộc Tương Tây ngày nay), đồng thời lấy họ Trúc. Về sau, ba người con của ông cũng được phong tước Hầu, được hưởng tế tự sau khi mất, đó chính là lai lịch của ba vị thần Trúc Vương. Những câu chuyện này cho thấy tre đã gắn bó chặt chẽ với sự sinh tồn và cuộc sống của người xưa và của người dân Hồ Nam, nó từng là vật tổ, cũng chính là thần bảo vệ của bộ tộc, và trong thế giới lý tưởng mà Đào Uyên Minh đã vẽ ra, cũng chính là nơi “có ruộng tốt, có ao đẹp, có rừng dâu rừng trúc” như thế.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam cũng truyền tụng những câu chuyện thần thoại liên quan đến tre. Trong đó có câu chuyện kể về thời xa xưa, những người bên bờ biển Đông, sau khi họ biến đổi một vùng hoang mạc trở thành vùng đồng bằng trù phú, họ liền gặp một lũ quỷ dùng phép thuật chiếm đi vùng đất ấy, người ta đành thuê lại lũ quỷ vùng đất đó để tạm trú và cày cấy. Nhưng lũ quỷ tham lam, khi con người trồng lúa gạo, chúng lại “muốn phần trên”, do đó chúng lấy hết phần hạt còn để lại gốc rạ; khi người ta trồng khoai, chúng liền “lấy phần gốc”, nên lấy đi phần củ chỉ chừa lại phần lá và thân rau, vì vậy con người đói khổ. Bấy giờ Bụt không nỡ nhìn thấy những con người hiền lành bị diệt vong, liền giúp đỡ họ đấu trí để hàng phục lũ quỷ, Bụt bảo con người trồng bắp, khi thu hoạch thì lấy đi phần giữa còn phần thân bắp thì để lại cho lũ quỷ. Những vất vả trong lao động của con người vì vậy không bị uổng phí, bắp chất đầy kho. Bấy giờ lũ quỷ rất tức giận, sau cùng chúng đành bảo con người trả lại đất đai cho chúng, và không cho con người tiếp tục trồng trọt. Bụt thấy vậy liền bảo con người bàn bạc với lũ quỷ về việc mua một mảnh đất nhỏ bằng một cây tre treo chiếc áo cà sa với giá cao, đồng thời bóng của chiếc áo cà sa che lấp phần đất nào thì phần đất đó thuộc về con người, những phần đất ngoài cái bóng áo cà sa là của lũ quỷ. Lũ quỷ tham lam nghe vậy liền đồng ý. Sau khi con người trồng một cây tre, Bụt liền đứng trên ngọn tre vung chiếc áo cà sa lên, chiếc áo cà sa liền biến thành một tấm vải vuông vức, tiếp đó, cây tre tức khắc cao lên, khi cây tre cao đến tầng mây, trời đất liền biến thành một mảng tối đen, chiếc áo cà sa cũng theo đó không ngừng to ra, sau cùng bao trùm cả đất liền. Lũ quỷ không ngờ tai hoạ bấy giờ lại giáng xuống đầu bọn chúng. Bởi đã có sự giao ước từ trước nên chúng đành trốn ra biển đông. Vùng đất phì nhiêu bấy giờ lại thuộc về con người trở lại. Từ đó có thể thấy, trong tâm thức người Việt Nam, tre được xem là biểu trưng của lãnh thổ thiêng liêng và sức mạnh thần kỳ. Kết hợp với lịch sử Việt Nam, ý nghĩa biểu trưng này của tre trong truyện thần thoại hoàn toàn không phải khó lý giải. Việt Nam trong thời cổ đại và cận đại do trình độ sản xuất còn thấp nên rất khó có thể tạo ra những loại vũ khí tối tân, nhưng tre không những chắc chắn mà còn dẻo dai linh hoạt, nhân dân Việt Nam đã lợi dụng những thứ sẵn có trên vùng đất của mình biến tre thành vũ khí. Kiểu dùng tre để chế tạo vũ khí này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam. Đối với người Việt Nam mà nói, tre là biểu trưng của sức mạnh thần kỳ. Còn ở những làng quê, mỗi xóm được bắt đầu bởi những bụi tre khóm trúc, ranh giới giữa các xóm làng cũng lấy tre làm chuẩn. Tre cũng chính là biểu trưng cho lãnh thổ thiêng liêng.

Tre trong truyền thuyết của hai vùng, vừa chứng tỏ tre đã thâm nhập vào đời sống sản xuất của nhân dân Việt Nam và Hồ Nam ngay từ thời xa xưa, vừa chứng tỏ sự tín ngưỡng và tình cảm sâu sắc của nhân dân hai vùng đối với tre, tre là sự che chở, là mái ấm, là vũ khí, là lãnh thổ, là loại cây liên quan mật thiết trong đời sống của nhân dân Việt Nam và Hồ Nam từ xưa đến nay.

Tre trong đời sống hàng ngày

Trong đời sống thường nhật của Việt Nam và Hồ Nam, tre đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được thể hiện rõ rệt trong ẩm thực, kiến trúc và cả mọi mặt trong đời sống hàng ngày:

Một là, văn hoá ẩm thực không thể tách rời tre. Người Hồ Nam thích dùng lá tre, gạo nếp để ủ rượu, mùi vị thanh khiết, thơm tho rất hấp dẫn. Trong món ăn vùng sông Tương thuộc một trong hệ thức ăn Bát Đại của cả nước có không ít món ăn nổi tiếng được làm từ măng mùa xuân, măng mùa đông, đọt măng…, thái kỹ càng, vừa tươi vừa non trông thật ngon miệng, lại thêm gia vị, hoặc sào hoặc luộc hoặc hấp, màu mùi vị đều rất đẹp mắt ngon miệng. Những đồ hộp điều chế từ măng, lát măng, sợi măng, que măng… có vị ớt cay rất được mọi người trên thế giới ưa thích. Tre còn là một loại thuốc, trong Bản thảo cương mục có chép công dụng của loại đạm trúc, khổ trúc (tre nhạt, tre đắng) rất giá trị, đến nay vẫn còn phát huy công dụng của nó. Còn ở Việt Nam, măng tre được xem là một món ăn quan trọng, quanh năm suốt tháng trên bàn ăn của người Việt Nam đều có món này, bởi măng rất giàu dinh dưỡng, ngon lại rẻ, măng còn được điều chế thành mức măng, mức măng chua, mức măng ngọt, măng khô, măng muối… Món gà lá tre của Việt Nam cũng rất nổi tiếng, người ta dùng lá tre cuốn thịt gà, lấy tăm ghim lại, rồi cho vào dầu ráng lên, để ráo dầu, rút tăm ra để lên đĩa là xong. Đặc điểm của món ăn này là thịt mềm và rất thơm.

Hai là, văn hoá kiến trúc cũng không thể tách rời tre. Tre vốn nhẹ nhưng chắc chắn, ruột rỗng, sức đàn hồi lớn, lại là giống xanh tốt quanh năm, một khi trồng thì chẳng cần phải tốn công chăm sóc, thế mà cứ năm tháng sinh sôi chẳng ngớt, đồng thời do cả hai đều là vùng đất có nhiều sông hồ, đầm rạch, khí hậu nhiệt đới ẩm thấp, nên dùng tre làm vật liệu xây dựng rất dễ trong việc chống úng và tản nhiệt, vì thế từ xưa đến nay tre chính là vật liệu chủ yếu trong việc xây dựng nhà cửa ở Việt Nam và Hồ Nam. Đến nay, Hồ Nam có rất nhiều nơi dùng tre để thay thế vật liệu bê tông cốt thép, ở làng quê việc dùng tre để dựng nhà dựng tháp càng là việc chẳng phải hiếm thấy. Ở Ích Dương. Hồ Nam có gác Thiên Trúc, tháp cao 19.8m, toàn bộ dựng bằng tre, thân tháp không hề có một sợi thép, một cây đinh nào, được xưng là có một không hai trong cả nước. Tại khu vực của những dân tộc thiểu số ở phía tây sông Tương, từng lầu gác bằng tre thấp thoáng trong hoa cỏ cây cối xanh tươi, đầy ắp tình thơ ý hoạ. Cũng như vậy, rất nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt là những khu vực của những dân tộc thiểu số, cho đến nay họ vẫn xem tre là vật liệu quan trọng trong việc dựng cất nhà: tre có thể dùng đề làm nóc nhà, vách nhà, cột nhà và cả hàng rào, thậm chí cả gian phòng đều dùng tre, bên trên lớp tranh, tường thì dùng rơm rạ và bùn trét thành. Dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mông… thông thường cư trú trong những ngôi nhà sàn kết cấu bằng gỗ, tre, người ở trên sàn, phía dưới làm nhà bếp hoặc làm rào để chăn nuôi gia súc. Kiến trúc tre của hai vùng không những mang tính thẩm mỹ và thần vận xa xưa của nền văn hoá Đông phương mà đồng thời nó cũng biểu thị sự sáng tạo với chất tưởng tượng phong phú và ý chí kiên trì trong cuộc sống của người Việt Nam và Hồ Nam.

Ba là, đời sống thường ngày không thể xa rời tre. Việt Nam và Hồ Nam đều được xưng là ở có tre (trúc), ăn có tre, nghe có tre, dùng có tre, làm có tre. Giường tre và chiếu tre là đồ dùng không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam và Hồ Nam, bất kể là ở thành thị hay nông thôn, mọi người đều có thể thấy bóng dáng của giường tre và chiếu tre, đây là vì cả hai vùng đất đều thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết nóng nực, mưa nhiều, độ ẩm cao, thường xảy ra hiện tượng “ra mồ hôi” (hồi triều), nhưng đặc điểm của những sản phẩm bằng tre khi gặp phải thời tiết giao mùa lại không bị hiện tượng này, vả lại một khi vào mùa hè, nằm trên chiếu tre hay giường tre luôn cảm thấy mát mẻ dễ chịu, cho nên họ rất thích giường tre, chiếu tre. Chiếc nón lá mà người của cả hai vùng đều dùng chính là được đan từ tre và chằm sợi cỏ, vừa nhẹ, vừa thoáng, lại tránh được mưa nắng, rất thích nghi với khí hậu của Việt Nam và Hồ Nam. Người dân của hai vùng còn sử dụng sợi lạt để buộc đồ đạc, như lúa gạo và rau… rất tiện lợi trong việc vận chuyển, họ còn dùng sợi tre, sợi lạt đan thành rổ tre , rọ tre dùng trong việc vận chuyển vài thư gia cầm gia súc, vừa thoáng khí lại vừa chắc chắn.

Ở Hồ Nam, tre còn được dùng để làm những đồ trang trí nội thất như khung hình, chén đĩa, bàn ghế, tủ… những vật dụng như giường tre, bàn tre, ghế tre của huyện Đạo, Hồ Nam, những sản phẩm đan từ tre của Hội Đồng, sản phẩm mây tre của Nhữ Thành, chiếu tre uyên ương của Nghi Chương, chiếu mát tre nước của Lưu Dương, gậy tre của Quế Đông… đều là những vật dụng chế tạo từ tre rất nổi tiếng. Người Thiệu Dương sau khi đem tre luộc, phơi nắng, uốn thẳng, dán hoặc khảm trên gỗ, sau đó mài bóng rồi khắc chạm hoa văn, non núi, trăng hoa… sinh động như thật, chế tạo thành chân đèn, bình hoa, hộp đựng bút, hộp đựng đồ trang sức… màu sắc bóng sáng chẳng khác gì làm từ ngà voi. Ngoài ra, bè tre ở Tân Ninh cỡi nước lướt sóng trông đẹp mắt, gùi tre đeo lưng của Giang Hoa theo người lên non xuống đèo cũng rất thú vị.

Ở Việt Nam, bè tre là phương tiện giao thông tiện lợi nhất ở nông thôn, có thể chở hàng chở người trên hồ trên sông thuận tiện. Cầu tre là chiếc cầu bắc qua sông đặc sắc ở Việt nam. Ở Việt nam sông rạch chằng chịt, khiến việc đi lại nhiều bất tiện, để giải quyết vấn đề này, người dân Việt Nam đã dùng tre bắc cầu ngang qua các ao ngòi chằm rạch, chỉ cần mấy cây tre là có thể trở thành chiếc cầu giản dị, thậm chí còn còn có cầu độc mộc, tức chỉ có một cây tre bắc thành cầu thôi. Ở nông thôn Việt Nam có rất nhiều cầu tre đơn giản thế này, cầu tre đã khiến cho việc đi lại của người dân tiện lợi hơn rất nhiều. Thang tre cũng là vật thường thấy ở nông thôn Việt Nam. Ở nông thôn, nhiều nhà cất hai tầng muốn lên gác phải dùng đến thang, thang tre hay thang gõ bấy giờ trở thành vật quan trọng. Vì thang gỗ nặng hơn nhiều so với thang tre, nên thang gỗ thường được dùng làm cầu thang cố định, còn thang tre vì đặc điểm gọn nhẹ nên thường có vài công dụng khác, như cần sửa mái nhà, hay cần phơi đồ đạc trên mái nhà… Tác dụng của tre trong đời sống sản xuất của người dân Việt Nam rất nhiều, có nói cũng khó mà nói hết.

Tóm lại, tre thâm nhập vào từng phương diện của đời sống người dân hai vùng, nó trở thành những vật dụng chủ yếu trong sinh hoạt thường ngày, và từ nó đã sản xuất ra những hàng thủ công mỹ nghệ bằng tre tinh xảo. Từ món măng tre khoái khẩu đến chiếc lá tre đan nón, từ chiếc đũa ăn cơm đến chiếc tăm xỉa răng sau bữa ăn, từ chiếc rổ rửa rau đến cái nia, cái sọt, cái sàng, cái sẩy… những đồ dùng hàng ngày, công cụ sản xuất, công cụ giao thông, công cụ văn phòng, nhạc cụ, thủ công mỹ nghệ… của người Hồ Nam và người Việt Nam, đâu đâu cũng đều thấy bóng dáng của tre.

Tre trong nội hàm văn hoá của Việt Nam và Hồ Nam

Với hình dáng thanh thoát, tre có quan hệ mật thiết với sinh hoạt của người dân Việt Nam và Hồ Nam, đồng thời trong nội hàm văn hoá của hai vùng nó cũng cực kỳ phong phú, xưa nay nó chưa bao giờ tồn tại như một loài cây đơn thuần.

Ở Trung Quốc, măng là một món ăn ngon, âm thanh của nhạc khí bằng tre cũng trong trẻo, cao vời, gầm với tiếng của thiên nhiên, nên nó được khen là “tiếng sáo trời”, còn những đồ mỹ nghệ bằng tre cũng đẹp đẽ tiêu sái, những vật dụng hàng ngày thì nhiều không kể xiết, tre có sự đóng góp to lớn nhất đó là – truyền thừa văn hoá. Trước khi giấy chưa được phát minh, thẻ tre từng là công cụ để viết sách, trong thẻ tre được khai quật ở gò Mã Vương Trường Sa, chính là bằng chứng tốt nhất của việc truyền thừa văn hoá. Tác dụng đó của tre khiến người ta không dám đối xử với tre như một loài thực vật đơn giản nữa. Đồng thời do tre rỗng ruột mà thân có đốt, ngọn tre cao mà buông rũ, thường khiến người ta liên tưởng đến người quân tử khiêm nhường mà có khí tiết, ngay từ thời cổ, tre đã có nội hàm tinh thần cao khiết cô ngạo. Xa thì vào thời Nguỵ Tấn, các văn nhân thời bấy giờ đã có những tình cảm đặc biệt đối với tre. Vương Huy Chi mỗi khi đến nơi ở mới, dù chỉ ở trong một chút, ông cũng trồng tre trồng trúc, thậm chí đến mức “không thể một ngày không có ngươi (tre)”, ông là người ắt muốn được đồng hoá cùng tre, là người luôn nhắc nhở mình trong việc đối nhân xử thế, có thể thấy cái khí tiết cốt cách cao thượng của ông. Trong thời kỳ này, các văn nhân thường ngâm vịnh làm thơ, bàn bạc thơ ca trong vườn trúc, vườn tre, hình thành nên nhóm “Trúc lâm thất hiền” (Bảy người hiền trong vườn trúc) lưu truyền hậu thế. Tre có sức ảnh hưởng đối với các nhân sĩ đương thời, phần nào có thể thấy ở đây. Phẩm chất cao thượng của Kê Khang không thể không có mối quan hệ với việc ông yêu trúc, kính trúc, học theo trúc của ông. Đến đời Tống, thi hào Tô Đông Pha từng nói: “Thà ăn không có thịt, Sao ở không có trúc, Không thịt khiến người gầy, Không trúc khiến người tục”. Trịnh Bản Kiều yêu trúc vẽ trúc như si như dại có một bài thơ đề tranh rằng: “Trồng trúc trồng trúc, bụi tục sạch lâng… Cành dài lá ít, cành ngắn lá nhiều. Cuộc đời như thế, anh hùng làm sao?”. Trong mắt của nhà hoạ sĩ, của nhà thơ, tre đã không còn là một loài cây đơn thuần mà là biểu trưng cho hành vi và phẩm chất của con người.

Người Hồ Nam thích ca hát, thường gửi tình vào tre. Vương Phu Chi người đất Hành Dương, là triết gia cổ đại cũng thừa nhận quan niệm thiên địa nhân giao hoà tương dung, tức “thiên nhân hợp nhất”, cấp cho thế giới tự nhiên những luân lý đạo đức. Người quân tử sánh đức cùng trúc, là nhân cách hoá trúc, cấp cho trúc đời sống tinh thần và quan niệm về đạo đức, lý tưởng, tình cảm tiết tháo. Người Hồ Nam cổ đại có không ít thơ văn vịnh về tre trúc, trong Toàn Đường thi, Tề Kỷ người chỉ xếp sau Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, ông là người Ích Dương, bài Di trúc của ông được người đời lưu truyền rộng rãi. Đào Tất Thuyên đời Thanh, người An Hoá, suốt đời theo nghề dạy học, viết rất nhiều sách, con ông là Đào Chú cũng là một học giả nổi tiếng, từng nhận chức Tuần phủ Giang Tô và Tổng đốc Lưỡng Giang. Hai cha con ông đều có thơ vịnh cây tre. Thơ của người cha rằng: “Tiết cứng một đời thẳng, Tâm không rét chẳng màng, Cuối đông không đổi vẻ, Trăng gió dựa tre ngàn”. Thơ của người con rằng: “Chủ khách làm thành một cuốn thơ, Trời đông cùng lộ tóc như tơ, Vông tre trước cửa mưa đêm đượm, Đến thuở cầm hoa mỉm nụ cười”. Người Hồ Nam thời nay lại cấp cho tre một tinh thần thời đại mới: ngay thẳng cao vời, chẳng tranh đẹp đẽ, khí tiết thanh cao là tâm hồn khiêm nhượng, mãi mãi không đổi sắc, “xưa nay không bao giờ làm một kẻ riêng ta ngạo đời, mà thường kết đoàn gắn bó chặt chẽ”, “mùa đông thay người ngăn băng tuyết, hè nóng vì người đón gió thanh”… Danh nhân văn hoá người Hồ Nam là Tề Bạch Thạch, hoạ sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc, nhà văn Chu Lập Ba, Đinh Linh, Kha Lam… đều từng vẽ tre, viết về tre, hiển lộ dáng vẻ anh tuấn của tre trúc. Những người bình thường thì xem tùng, trúc, mai là “ba người bạn trong mùa đông”, câu đối xuân thường thấy “mai khai hạnh phúc, trúc báo bình an”, Kiều Thiên Chí thích làm đối thường có câu “tùng bao mậu trúc, nghiệp lạc cư an”…

Còn ở Việt Nam, tre cũng mang một nội hàm tinh thần phong phú như vậy. Tre là một loại cây tượng trưng cho sự trường thọ, vì rễ của nó ăn sâu vào lòng đất, dù là đất bạc màu cằn cỗi thế nào, tre cũng bám rễ sâu vào lòng đất kết chùm lại với nhau, tre là loại cây sinh trưởng thành cụm, chưa bao giờ mọc riêng lẻ, mà bám đất bám làng, cho đến khi “tre già măng mọc”. Đặc điểm đó của tre là bản chất tinh thần người Việt Nam: cần cù chăm chỉ, yêu quý đất đai, đoàn kết kiên nhẫn. Người Việt Nam đối với việc dùng tre cũng thể hiện được chất trí tuệ cố hữu của dan tộc trong việc lợi dụng thế giới tự nhiên. Cùng với những hình ảnh thân thiết của làng quê Việt Nam như cây đa, giếng nước, sân đình, bụi tre khóm trúc suốt mấy ngàn năm nay vẫn cùng tồn tại cùng nhân dân Việt Nam. Tre là loại dễ trồng, lớn nhanh, nhiều công dụng, có thể nói từ rễ tre cho đến lá tre thảy đều rất quý; tre còn có thể giữ đất, tạo dinh dưỡng cho đất. Trong mắt người Việt Nam, tre cũng mang những biểu trưng của lòng vô tư và tiết tháo cao quý. Thành ngữ “tre già măng mọc” chính là mang ý nghĩa “người đời sau nối tiếp sự nghiệp của người đi trước”. Huy hiệu của Đội thiếu niên tiền phong Việt Nam là búp măng non. Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Duy trong bài thơ Tre Việt Nam ca ngợi tính kiên cường bất khuất của tre: “Cho dù thân gãy cành rơi, Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con, Loài tre đâu chịu mọc cong, Mới lên đã thẳng như chông lạ thường, Lưng trần phơi nắng phơi sương, Có manh áo cộc tre nhường cho măng”. Tác giả Thiết Mai đối với tre không ngại xưng tụng: “Tre dù ở đâu cũng sinh trưởng, Cũng đều xanh biếc những chồi non, nào ngại gì ở ghềnh đá sỏi, nào ngại gì nơi đất mặn cỗi cằn”. Tre đã thành biểu trưng của nhân dân Việt Nam, với khí khái hiên ngang, bất khuất, khó khăn nào cũng có thể khắc phục, hoàn cảnh nào cũng có thể thích ứng. Trong bài ca kháng chiến của Việt Nam có câu: “Chặt tre, đặt bẫy, vót chông, Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu”, lời bài ca biểu đạt tinh thần kháng chiến của toàn dân Việt Nam. Từ một số tác phẩm văn học này chúng ta có thể hiểu trong tính cách và tâm hồn của nhân dân Việt Nam có ẩn chứa khí tiết và phẩm chất của tre. Nói cách khác, bản sắc và trí tuệ của nhân dân Việt Nam của văn hoá Việt Nam có đặc trưng và sức sống giống loài tre sinh trưởng ngay trên mảnh đất Việt Nam.

Tre trong việc phát triển công nghiệp của Việt Nam và Hồ Nam

Bất luận là Hồ Nam hay Việt Nam, tre được xem là vật liệu quan trọng trong nông nghiệp cả trong công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp trồng tre và công nghiệp chế biến tre là một trong những cách để thực hiện vấn đề thoát nghèo tiến đến làm giàu ở khu vực nông thôn của hai chính phủ. Các vùng Quế Đông, Thiệu Dương, Ích Dương của Hồ Nam, Thanh Hoá, Yên Bái, Phú Thọ của Việt Nam đều thành lập những nhà xưởng quy mô để sản xuất mành tre, chiếu tre, sàn tre và đũa tre… trong đó, sàn tre không những có chất lượng tốt mà còn tiêu thụ rất tốt, đã trở thành sản phẩm quan trọng trong mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Hồ Nam. Nhân dân của hai vùng trồng tre, thông qua việc chế biến măng tre, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ tre, gia công sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước để tăng thêm thu nhập. Sản phẩm mỹ nghệ tre của Hồ Nam đã nổi tiếng ở nước ngoài. Như những sản phẩm mỹ nghệ tre của Ích Dương đã nổi tiếng từ đời Minh, cách đây hơn 600 năm, nơi này đã có ngành công nghiệp đồ tre khá phát đạt, thời đó, đồ tre được sản xuất hơn 10 loại, hơn 200 sản phẩm với mức độ cao, vừa, thấp khác nhau, với kiểu dáng tân kỳ, đẹp đẽ ích dụng, tiêu thụ cả trong và ngoài nước, được tiếng khen từ các thương nhân nước ngoài. Còn ở Việt Nam, ngành tre càng được tiếng thơm trên khắp thế giới. Trên đảo Maui Hawaii của Mỹ các kiến trúc thường pha lẫn giữa vật liệu gỗ và bê tông, kiến trúc bằng tre cũng đang hưng thịnh, được người ta chú ý, và những vật liệu của các công trình kiến trúc bằng tre này đều đến từ Việt Nam. Thông qua việc xử lý công nghệ nén chân không, phun thuốc chống mọt, tre có thể chống được các loại mối mọt xâm hại. Họ đang chung tay phát triển các nhà xưởng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà tre đang không ngừng phát triển. Còn về phương diện thực vật, thông qua quá trình quang hợp hút khí cacbonic thảy khí oxy, tre lại giúp môi trường làm sạch không khí, được người ta gọi là “ngôi rừng thứ hai” của trái đất. Tre có đóng góp to lớn trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đang nỗ lực phát triển ngành chế tạo giấy, vì tre là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất giấy cao cấp, loại giấy cao cấp này hiện rất thiếu trên thị trường.

Đương nhiên, trong quá trình phát triển công nghệ tre của Việt Nam và Hồ Nam cũng tồn tại nhưng vấn đề khó khăn và thách thức. Do ảnh hưởng của những nhân tố như vấn đề giao thông, điều kiện kỹ thuật và vấn đề tuyên truyền chưa được thấu đáo, nên sự phát triển công nghệ tre của cả hai vùng đều gặp những hạn chế nhất định. Mấy năm gần đây, để phát triển lâm nghiệp, chính phủ đã lựa chọn phương án khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất các chế phẩm tre, khuyến khích và thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến lâm sản để nâng cao giá trị lâm nghiệp. Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất tre của hai vùng đang đứng trước cơ hội phát triển mới. Làm thế nào để trên cơ sở những mối liên hệ thực tiễn, trên nguồn gốc lịch sử văn hoá tre của Việt Nam và Hồ Nam tìm ra được không gian hợp tác giao lưu văn hoá kinh tế trong tương lai của hai vùng cũng là vấn đề quan trọng mà chúng tôi muốn làm khi nghiên cứu về văn hoá tre của Việt Nam và Hồ Nam.

Thay lời kết

Dù là Hồ Nam hay Việt Nam, hàm ý của “tre” đã không đơn thuần hiểu là một loài thực vật bình thường nữa mà là một từ mang hàm nghĩa phong phú. Người Hồ Nam “không thể một ngày không có tre”. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái có ảnh hưởng đối với văn hoá xã hội, văn hoá Hồ Nam là một điển hình của văn hoá Trung Quốc, nó vừa mang nét đặc sắc của văn hoá phương nam, như nhẹ nhàng, linh hoạt, lãng mạn, kinh tế, vừa mang tính chân quê như chất “quê”, “xanh”, “dẻo dai”, chứng tỏ sự xung động không ngừng của cuộc sống và cá tính tự do. Nét văn hoá tre này đã đúc nên gân cốt của người Hồ Nam, biến thành máu thịt của người Hồ Nam. Đồng thời tre với bản chất đặc thù của nó đã thâm nhập vào từng phương diện của đời sống tinh thần lẫn vật chất của người dân Việt Nam, cấu thành nên nét đặc sắc của văn hoá tre Việt Nam. Đặc tính của tre là điều kiện tiền đề để hình thành nét văn hoá riêng biệt này, còn vị trí địa lý cũng như môi trường khí hậu của Việt Nam là điều kiện cơ bản để hình thành nét văn hoá đặc sắc đó, nhưng trí tuệ người Việt Nam là điều kiện tất yếu để hình thành nên nét văn hoá tre đặc sắc đó. Từ đó có thể thấy, tre không những cấp cho người Hồ Nam và Việt Nam sự sống mà còn cho họ sức tưởng tượng và trí tuệ vô cùng, sáng tạo nên nền văn hoá Hồ Nam và nền văn hoá Việt Nam đặc sắc và mới mẻ.


Ngô Quang Đê, Tre trúc, gây trồng và sử dụng, NXB. Nghệ An, Việt Nam, 2003, tr.5.

湖南和越南的竹文化

湖南师范大学 谢淼 博士

内容摘要:竹在湖南人和越南人的物质生活与精神生活中都占有非常重要的位置。本文将从湖南竹文化和越南竹文化在神话传说、日常功用、文化内涵以及产业发展等几个方面进行比较研究,并寻找出两地在经济上和文化上的历史渊源、现实联系以及未来交流合作的空间。

关键词:湖南 越南 竹文化

英国学者李约瑟认为“东亚文明是竹子文明”。中国竹业历史悠久,早在7000多年前就开始种竹、用竹,竹在中国人的日常生活和文化生活中都处于非常重要的位置。湖南属亚热带气候,多丘陵、山地,土层深厚,质地粘紧,富含铁质、铝质,适宜种竹,是中国主要的竹产区之一。湖南境内竹类众多、奇竹丛生,泪痕纵横的斑竹、棱角端正的方竹、雍容典雅的墨竹、竹节突起的罗汉竹、披鳞挂甲的鱼鳞竹、大如桶粗的毛竹、小如筷子的重巴竹……简直数不胜数。而越南的亚热带湿热气候和充沛雨量,同样特别适合竹的生长,因此,越南自古以来就盛产竹子,据统计,世界上有 1200 多种竹,而越南就占了总数的三分之一。越南的竹林面积约有 100 多万公顷,竹林面积占森林总面积的 3.6%-4%,这还不包括分散种植在屋边及村寨周围的竹子。由此可见,竹作为一种遍及湖南和越南的植物,已经渗透到了湖南人和越南人物质和精神生活的方方面面,构成了两地各具特色的竹文化。本文试图从竹在湖南和越南的神话传说、日常功用、文化内涵以及产业发展等几个方面进行比较研究,来解读两地的竹文化,并寻找出两地在经济上和文化上的历史渊源、现实联系以及未来交流合作的空间。

竹在两地的神话传说

无论是在湖南还是越南,竹很早就参与到了人民的生活中,因此两地都有着很多关于竹的神话传说。竹林、竹山、竹园遍及三湘,其中尤其以斑竹最多,斑竹又名“湘妃竹”,而湘妃竹的得名就有一个美丽的传说。相传尧舜时代,湖南九嶷山上有九条恶龙,住在九座岩洞里,经常到湘江来戏水玩乐,以致洪水暴涨,庄稼被冲毁,房屋被冲塌,老百姓叫苦不迭,怨声载道。舜帝关心百姓疾苦,奋力惩治恶龙,最终劳累而死。舜帝的两个妃子——娥皇和女英失去夫君后悲痛万分,哭了九天九夜,把眼睛哭肿,嗓子哭哑,眼泪也流干了。最后,哭出血泪来,也死在了舜帝墓的旁边。而她们的眼泪,洒在了九嶷山的竹子山,竹竿上便呈现出点点泪斑,有紫色的,有雪白的,还有血红血红的,这便是“湘妃竹”这一名称的由来。除此之外,在湖南的湘中和湘西等地还流传着与竹图腾相关的神话。传说唐代初年,征战不息,疾病流行,百姓们苦不堪言,四处逃亡求生。有个名叫李畋的人用小竹筒装着硝磺,使之爆响,驱风散瘴,惊吓邪恶,称之为炮竹。在《后汉书·西南夷传》、《华阳国志·南中志》中,曾先后记述了一个关于“竹王”的神话传说:古代有个女子去河边洗衣,看见河边飘来三节大竹,里面传出了哭声。女子把大竹捞上岸打开一看,里面有个小孩,小孩被女子喂养长大后,聪明勇敢,富有才干,自封为夜郎侯(夜郎故地在今湘西一带),并以竹为姓。后来,他的三个儿子也被封侯,并在死后享受祭祀,这就是竹王三郎神的来历。这些神话传说表明竹在远古时代便和湖南人的生命与生存息息相关,它既是祖先图腾神,也是部族保护神,而在陶渊明所描绘的理想国中,也正是这样一个“有良田、美池、桑竹之属”的地方。

无独有偶,越南也传颂着一些与竹有关的神话传说。其中一个传说讲述的是远古时期的故事,东海岸边的人们把大片的荒漠变成富饶的平原之后,遭遇了一大群魔鬼用妖术霸占了这片土地,人们只好租借魔鬼占领的土地暂时栖身和从事耕作。然而,魔鬼欲壑难填,人们种稻谷,他们就“要上留下”,拿走谷粒留下稻草,人们种红薯,他们就“要下留上”,拿走红薯留下薯叶和薯藤,饥荒因此而发生了。西天的佛爷不忍目睹善良的人类惨遭灭绝,决心帮助他们采取智斗的方式把魔鬼降伏,他让人类种玉米,收成的时候把中间的玉米拿走,把玉米杆留给魔鬼。人们的劳作终于没有白费,玉米堆满了仓围。这时魔鬼恼怒了,最后索性勒令人们退还全部耕地,禁止人们继续耕作。佛爷见势不妙,便敦促人们与魔鬼谈判,出高价向魔鬼购买一块小土地,用来栽种一株挂袈裟的竹子,并承诺袈裟影子覆盖的地面部分属于人类的地盘,袈裟阴影以外的地方仍归魔鬼所有。贪婪的魔鬼觉得划算也就同意了。人类种下了竹子以后,佛爷便站在竹子的顶上,把袈裟一抖,袈裟马上变成了一块圆布,接着,竹子也越窜越高,当竹子插入云端时,天地顿时变成了一片漆黑,袈裟也随之不断扩大,最后把整个大陆都覆盖了。魔鬼万万没想到这一次灾难落在了他们的头上。由于有约在先,袈裟的影子覆盖到哪,那里的魔鬼只好舍命退出,最后无地可退,只好逃入了东海。这块肥沃的土地就这样回到了人类的手中。由此可见,在越南人民心目中,竹子被视为神奇力量和神圣领土的象征。结合越南历史,神话中竹的这种象征意义并不难理解。古代和近代史上的越南,由于生产力低下,很难造出好武器,而竹子不仅结实而且柔韧,越南人民就地取材,以竹为武器,这些竹制武器在越南的战争史上扮演了重要角色,竹子对越南人来说也是神奇力量的象征。而在乡村,一簇竹子的开始就是一个村庄的开始,一个村庄的界线以及它与另一个村庄的分界亦是以竹子为标志。竹于是也就成为神圣领土的象征。

竹在两地的神话传说,既表明了竹从古老时代开始对湖南和越南人民生产生活的参与和介入,又显示了两地人民对于竹的深厚感情和敬仰崇拜,竹是庇护,是温床,是武器,是领土,是从古至今就与湖南和越南两地人民生活密切相关的一种植物。

竹在两地的日常功用

竹在湖南人和越南人的日常生活中,扮演了非常重要的角色,分别体现在饮食(包括药用)、建筑以及日常生活的以下各个方面:

一是两地的饮食文化都离不开竹。湖南人喜欢以竹叶、糯米酿酒,清醇甘洌,香气迷人。全国八大菜系之一的湘菜里有不少以冬笋、春笋和鞭笋等作为食材的名菜,刀功精细,鲜嫩爽口,配以佐料,或炒或蒸或煨,色、香、味俱佳。带辣味笋片、笋丝、笋干、咸笋、笋制罐头,在五洲四海都受人青睐。竹还是药用植物,《本草纲目》中记载了淡竹、苦竹的药用价值,至今仍发挥着它们的功用。而在越南,竹笋同样被当为一种重要的食物,一年四季都是越南人民餐桌上的一道佳肴,它营养丰富,好吃又便宜,竹笋还被加工成甜笋或酸笋、干笋、盐笋。竹笋。越南的竹叶鸡非常有名,做法是用竹叶卷鸡肉,用牙签牢固地别住,放入六成热油中炸透,沥干油,抽出牙签装盘即成。这道菜的特点是肉嫩味美,竹叶清香。

二是两地的建筑文化都离不开竹。竹的体轻质坚,皮韧中空,抗弯拉力强,又是常绿植物,一经种植,不必精心培管,便可年年岁岁丛生不绝,同时由于两地湖泊、沼泽及河流众多,气候湿热,而以竹子为材料的建筑物易于防潮和散热,因此,自古以来竹子就是越南和湖南建造房屋的主要材料。湖南至今有许多地方用竹代替钢筋浇铸竹筋水泥建筑物,乡村用竹建屋搭棚更是屡见不鲜。湖南益阳有个天竹阁,塔高19.8米,全部用竹建成,塔身没有一根铁丝、一颗铁钉,堪称全国一绝。在湘西少数民族居住区,座座竹楼掩映在绿树花丛之中,也充满诗情画意。同样,在越南的许多地方,特别是少数民族居住区域,直到现在还把竹子作为建房的重要材料:竹子可以用来做屋顶、墙壁、梁柱以及门槛,甚至整座房子都用竹子来建造,上边覆盖稻草,墙用稻草和泥抹成。泰族、岱族、侬族、芒族等少数民族,一般住竹木结构的高脚屋,楼上住人,楼下为厨房和家禽畜栏。两地的竹建筑不仅蕴含着东方文化的悠远神韵和审美魅力,同时也显示出湖南人民和越南人民坚忍不拔的生活意志和极富想象力的创造。

三是两地的日常生活都离不开竹。湖南和越南都称得上是居有竹,食有竹,听有竹,用有竹,行有竹。竹床和竹席是在湖南和越南都广泛使用的家具,不管是在城市还是农村,人们都常常能看到竹床和竹席的影子,这是因为两地均属于热带地区,天气炎热,雨量多,湿度大,常常发生回潮现象,而竹制品的特点就是遇回潮天时从来不会受潮,而且一到炎热的夏天,人们躺在竹床竹席上就会感到非常的凉爽、惬意,所以两地的人们都很喜欢竹床、竹席。两地人们常用的竹笠是用草茎或竹子编成的,轻便、透气,既防晒又防雨,非常适宜湖南和越南的湿热气候。两地人们长期以来还使用竹篾来捆绑东西,如稻谷和菜等,便于搬运,还会用竹篾编织成竹篮用于运输一些家畜如鸡鸭鹅等,透气又结实。

在湖南,竹子还被用来做室内装饰品如相框、碗、碟子、托盘、桌、椅、柜子等,湖南道县的竹床、竹桌、竹凳,会同的竹编织品,汝城的藤竹织品,宜章的鸳鸯竹席,浏阳的水竹凉席,桂东的方竹手杖都是名扬海内外的竹制用品。邵阳人将竹簧煮、晒、压平后,胶合或镶嵌在木胎上,然后磨光,精雕细刻人物、山水、花鸟等纹样,栩栩如生,形神兼备,制成台灯、花瓶、文具盒、首饰盒等,色泽光润,类似象牙。另外,新宁的竹排竹筏,凌波踏浪,蔚为壮观,江华的竹制背篓,翻山越岭,别有情趣。

在越南,竹筏是农村最简便的水上交通工具,可以在溪河和湖面上载人运货,来来往往很是灵巧。竹桥是具有越南特色的过河工具。越南河流纵横交错,给人们出行带来诸多不便,为了解决这个问题,越南人民用竹子在这些江河沟渠上架起了桥梁,几根竹子就可以架成一座简易的桥梁,甚至还有独木桥,一根竹子就成了一座桥,在越南农村有许多这样的简易桥,竹桥给越南人民的生活带来了很大的便利。竹梯也是越南农村的常见之物。在越南农村有许多房屋都建成两层,当人们要上楼时,竹梯或木梯就成了必要之物。因为木梯比竹梯要笨重很多,所以,木梯常被用作固定的上楼工具,而竹梯则以其便捷及轻巧的特点常常还有其他用途,如要爬上房屋修缮屋顶或晒东西等就常用到竹梯。竹子在越南人民的生产活动中所起的作用真是数不完,道不尽。

总之,竹渗透到了两地人民生活的方方面面,成了很多日常生活用品的主材,更产生了巧夺天工的竹艺。从可口的竹笋到制斗笠的竹叶,从吃饭的筷子到饭后剔牙的牙签,从日常生活用品中洗菜的竹篮到淘米用的簸箕或者竹筛、箩筐、扁担,湖南人和越南人的各种生活用品、生产工具、交通工具、书写工具、音乐器具、工艺美术,处处都可见到竹的身影。

竹在两地的文化内涵

竹的清逸外形和与湖南、越南两地人们生活的密切关系,使得竹在两地的文化内涵极其丰富,从来都不是作为单纯的植物而存在。

在中国,笋是鲜美的佳肴,用竹身制作的乐器声音嘹亮、高亢激越,最接近自然的声音,有“天籁之音”的美誉,而用竹根制作的工艺品美观大方,竹条制作的日常用具更是数不胜数,竹还有一个最大的贡献——传承文化。在纸未发明之前,竹简是常用的书写工具,在长沙马王堆出土的竹简,便是这样一种文化传承功能最好的例证。这些功能使得人们不再以简单的植物来对待竹。同时,由于竹子中空而有节的枝干、高而低垂的竹稍,往往使人们联想到谦虚有节的君子,竹自古就有高洁孤傲的精神内涵。远在魏晋时期,当时的文人对竹即有非同寻常的感情。王徽之每到一个新的地方,哪怕只住片刻,即在居处种竹,他甚至到了“不可一日无此君”的地步,想必是与竹君同化,随时警醒自己的处世为人,可见其高风亮节。这一时期,文人们常常在竹林里散步吟咏,辩论品评,形成了永传后世的“竹林七贤”。竹对当时士人的影响,于此可见一斑。嵇康的高尚品格,同他爱竹、敬竹、学竹当不无关系。到了宋代,大诗人苏东坡云:“宁可食无肉,不可居无竹,无肉令人瘦,无竹令人俗。”爱竹画竹如痴的郑板桥有一首题画诗写道:“种竹种竹,毫无俗尘。依依在精,秋风四人。枝长叶少,枝短叶多。世间如此,英雄奈何!”在画家、诗人的眼中,竹子已不再是简单的植物,而是人的品格和行为的象征。

湖南人爱歌敢恨,往往移情于竹。衡阳的王夫之等古代哲人承认天地人交融互摄的观念即“天人合一”,赋予自然以道德伦理观念。“君子比德于竹”,就是将竹人格化,赋予竹以人的理想、道德、情操和精神生活。古代湖南人有不少咏竹的诗文,《全唐诗》中数量仅次于李、杜、元、白的齐己就是益阳人,他的《移竹》一诗流传甚广。清朝陶必铨是安化人,终生从教,著述颇丰,其子是著名学者、曾任江苏巡抚和两江总督的陶澍。父子俩均有咏竹诗。父诗云:“劲节终成立,虚心故耐寒,残冬无别况,风月倚千竿”。子诗云:“主客图成一卷诗,寒冬相向鬓成丝,窗前梧竹潇潇夜,已是拈花微笑时”。当代湖南人又赋予竹以新的时代精神:正直挺拔,不争艳丽,高节虚心,永不变色,“从不做孤高傲世的一个,经常是紧密联系的一群”,“寒冬为人挡冰雪,酷署为人送清凉”等等。湖南籍文化名人齐白石、画家黄永玉、作家周立波、丁玲、柯蓝等,都曾画竹、写竹,展示竹的英姿俊态,讴歌人的高风亮节。寻常百姓家也视松、竹、梅为“岁寒三友”,春联多见“梅开幸福,竹报平安”、乔迁志喜联常有“松苞茂竹,业乐居安”等。

而在越南,竹同样拥有丰富的精神内涵。竹子是一种“长寿”植物,因为它的根深深地扎入土地,不论土地如何贫瘠,紧紧跟土地粘在一起,竹子不会一根根地生长稀稀疏疏地存在,而是成丛成簇地生长,牢固地在一起,直到“竹老生笋”。竹子这些特点正是越南人民的精神本质:勤劳不息、热爱土地、团结坚韧。越南人对竹子的利用开发体现了越南民族充分利用自然的特有智慧。与榕树、水井、村亭这些越南传统村落的亲切形象一起,一簇簇村竹几千年来一直与越南人民生死共存。竹子的一个突出特点是容易种,长得快,功能多,可以说竹茎、根、叶子、种子都是宝;竹子还可以稳固土地,给土地以养料。在越南人眼里,竹子同样是节操与无私的象征。成语“竹老笋生”(一脉相承)指的就是“后人继承前人事业的意思。”越南少年儿童先锋队的队徽就是嫩笋。著名诗人阮唯在《越南的竹子》中歌颂了竹子顽强不屈的秉性:“竹子宁折不屈/刚冒出地面就笔直挺拔,/裸露的身躯经受风吹日晒,/哪怕有一片衣裳也要让给竹笋。”作家铁梅对竹子更是不吝赞美之词:“竹子不管在哪都能生长,/都能青青翠翠舒叶吐芽,/哪怕是在卵石滩,/哪怕是在盐碱地。”竹子已经成为了越南人民的象征,气宇轩昂、百折不挠,任何困难都能克服,任何环境都能适应。越南抗战民歌中唱到:“砍竹子、布陷阱、削竹签,/片片竹叶都是我对丈夫的思念之情。”歌词表达了越南全民抗战的精神。我们从这些文学作品中读懂了越南人民的灵魂和性格中蕴涵着的竹的品质与气节。换句话说,越南文化与越南人民的才智与本色拥有与越南土地上生长的竹子一样的生命力和美丽特征。

竹在两地的产业发展

无论是在湖南还是越南,竹子被看作是重要的农作物和加工业原材料,发展竹子种植业和加工业是两地政府为实现农村地区脱贫致富所采取的措施之一。湖南的益阳、邵阳、桂东等地,越南的富寿、安沛、清化等地都兴建了生产竹帘、竹席、竹地板和竹筷的厂房并初具规模,其中竹地板不仅质量好而且很畅销,已经成为湖南和越南出口产品的重要品种。两地农民种植竹子,通过竹笋加工、发展竹制品加工业,加工生产畅销国内外市场的产品增加收入。湖南的竹工艺品在国外颇具名声。益阳市的竹制工艺尤有盛名,在600多年前的明朝,这里就有了较为发达的竹器业,当代生产的小郁竹器达10多类、200多种高、中、低档商品,造型新颖,美观耐用,畅销国内外,赢得中外客商的交口称赞。而越南竹子更在世界都享有盛誉。在遍布混凝土木材建筑的美国夏威夷毛伊岛,竹建筑正在悄然兴起,受到人们的青睐,而这些竹建筑的原材料就来自越南。竹子经过真空压缩等工艺处理,可确保防腐剂渗透至竹壁内部,避免细菌和白蚁的侵害。他们正着手扩建越南厂,以满足对竹屋不断增长的需求。作为植物,竹子通过光合作用吸入二氧化碳呼出氧气,有净化空气的作用,被人们称为是地球的“第二森林。”竹子为越南的环境保护工作作出了巨大贡献。越南人民大力发展造纸业,因为竹子是生产高级纸的最好原料,这类高级纸在市场上供不应求。

当然,在两地的竹业发展过程中,也存在着困难和挑战。由于交通不便、技术条件跟不上以及宣传不到位等因素的影响,两地的竹产业的发展均受到了一定的制约。近年来,为了发展林业,两地政府采取措施鼓励投资生产竹制品,鼓励吸引外资投入到林产加工业以提高林业价值。可以说,两地的竹产业又面临了新的发展机遇。如何在追寻两地竹文化的历史渊源、现实联系的基础上寻觅两地未来经济文化交流合作的空间,也是我们研究两地竹文化的一个重要课题。

结 语

无论是在湖南还是越南,“竹”的意蕴在已不能只单纯地理解为一种普通的植物,而是一个富有涵义的词。湖南人“不可一日无此君”。特定的自然资源与生态环境对社区文化不无影响,湖湘文化是中国楚文化的一个典型,既有南方文化的特色,如轻清、流转、浪漫、重玄思,又有更多的山野之性,像山竹那样“野”、“翠”、“韧”,显现生命的永恒冲动,个性的自由弘扬。这种竹文化铸成湖南人的筋骨,化为湖南人的血肉。而竹作为一种特殊的质体,已渗透到越南人民物质和精神生活的方方面面,构成了越南竹文化的独特色彩。竹子的特性是形成这一独特文化的前提条件,而越南的地理位置和气候环境是形成这一竹文化的基本条件,越南人的智慧是形成这种独特竹文化的必要条件。由此可见,竹不仅赋予了湖南和越南两地人民以生命,也给予他们无穷的智慧和想象力,创造出了各具鲜明特色的湖南竹文化和越南竹文化。