Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Trẻ khóc đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ví dụ như: trẻ bị đau bụng co thắt (khóc dạ đề - colic), đói, ướt bỉm, đòi bế... nhưng cũng có thể là do bé thiếu chất.
Vậy trẻ khóc đêm do thiếu chất gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

TRẺ KHÓC ĐÊM NHƯ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ BÌNH THƯỜNG?

Khóc đêm là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mỗi tiếng khóc đều mang ý nghĩa khác nhau: Có tiếng khóc hờn, có tiếng khóc quấy, tiếng khóc bệnh... Tuy nhiên, dựa vào tiếng khóc và một số biểu hiện của bé, ba mẹ có thể xác định đó là do sinh lý hay bệnh lý.
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ khóc đêm, theo dân gian vẫn thường gọi là khóc dạ đề (hay còn gọi là khóc dã tràng). Nhưng không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề. Điều này ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, tránh bị nhầm lẫn với tiếng khóc đêm khác.
Theo quan niệm dân gian, trẻ khóc dạ đề sẽ khóc đúng 3 tháng 10 ngày mới thôi (khoảng 100 ngày). Ban ngày bé chơi rất ngoan nhưng khi về đêm hay quấy khóc, trằn trọc, vặn mình, gồng tay chân, thậm chí khóc thét và không thể dỗ.

Theo y học hiện đại, khóc dạ đề (Colic) hay còn gọi là đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh. Tiêu chuẩn chuẩn đoán của Rome III, một đứa trẻ được kết luận mắc chứng khóc dạ đề nếu bé quấy khóc:
- Nhiều hơn 3 giờ/ngày
- Nhiều hơn 3 ngày/tuần
- Và nhiều hơn 1 tuần.
- Các bé quấy khóc không rõ lý do, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt, vẫn tăng cân đều.

Kiểu quấy khóc này thường đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 6 và kết thúc ở tháng thứ 5. Đây được xem là tiếng khóc lành tính, không phải là tiếng khóc bệnh.
Vì vậy, nếu ba mẹ thấy bé hay khóc đêm mà giống với các biểu hiện trên thì có thể tạm thời yên tâm. Bởi tiếng khóc đêm đó là tiếng khóc dạ đề.

Có thể bạn quan tâm:

> Nguyên nhân trẻ khóc đêm (khóc dạ đề - Colic)
> Các mẹo dân gian chữa khóc dạ đề khóc đêm ở trẻ sơ sinh

TRẺ KHÓC ĐÊM DO THIẾU CHẤT GÌ?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc lành tính. Nếu bé hay quấy khóc đêm kèm theo những biểu hiện như hay vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân... thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc bé đang thiếu vi chất nào đó.
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Trẻ khóc đêm có thể là dấu hiệu của thiếu vi chất

1. Vitamin D
Việc bổ sung vitamin D cho trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng, giúp cải thiện chức năng các hệ cơ, xương chắc khỏe và tăng cường miễn dịch... Biểu hiện thiếu vitamin D mà ba mẹ có thể nhìn thấy rõ nhất là: còi xương, chậm lớn. Đối với trẻ sơ sinh hay giật mình, vặn mình, quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn...
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Thiếu vitamin D trẻ hay quấy khóc đêm, giật mình, vặn mình, khó ngủ...

2. Canxi
Canxi là một trong những thành phần quan trọng giúp cấu tạo nên xương và răng. Ngoài ra, canxi còn giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ miễn dịch, giúp hệ thần kinh truyền dẫn tín hiệu. Vì vậy, nếu trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: quấy khóc đêm, giật mình, khó ngủ, chậm mọc răng...
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: quấy khóc đêm, giật mình, chậm mọc răng...

3. Kẽm
Trong những năm phát triển đầu đời của trẻ, kẽm là trong vi chất đóng vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, hệ thống miễn dịch và trí não. Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị thiếu kẽm: rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, khóc đêm, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc), biếng ăn, chậm lớn, thị lực kém, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, trí nhớ kém...
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Kẽm đóng vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, hệ thống miễn dịch và trí não

4. Magie
Trẻ thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm, bởi vi chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa đối với hệ thần kinh và tim mạch. 
Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ thiếu magie: Nhịp tim bất thường, cơ co cứng, mắc các bệnh về da, giấc ngủ bất thường...
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Trẻ thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm

5. Vitamin B12
Vitamin B12 cũng là một trong những vi chất tham gia vào quá trình tái tạo hệ thần kinh cho trẻ. Nếu thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc. 
Ngoài biểu hiện trên, trẻ sẽ gặp một số tình trạng như: Phản ứng chậm, nhạy cảm với ánh sáng, táo bón, tiêu chảy kéo dài, mắt có vệt đỏ, hay bị chốc mép...
 

Nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc

Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời thật sự cần thiết đối với sự phát triển của của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất cần đảm bảo đủ và đúng liều lượng. Ba mẹ nên cho bé đi khám/xét nghiệm để biết được cơ thể bé đang thiếu loại vi chất nào? Và cần bổ sung bao nhiêu để đảm bảo cho cơ thể duy trì các hoạt động.

Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được trên đây sẽ giúp ba mẹ phần nào giải đáp những thắc mắc cho câu hỏi "trẻ khóc đêm do thiếu chất gì?".

Chúc các bé ăn ngủ ngoan và khỏe mạnh!