Nguyên nhân sinh viên không hiểu bài

Một số thống kê cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ở mức cao và có xu hướng tăng. Thất nghiệp đang trở thành nỗi ám ảnh của những bạn sinh viên chuẩn bị bước ra khỏi cánh của đại học. Bài viết dưới đây xin đi sâu tìm hiểu nguyên nhân khiến sinh viên không tìm được việc làm sau tốt nghiệp.

Thiếu định hướng nghề nghiệp khi chọn trường

Nguyên nhân sinh viên không hiểu bài

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp chọn ngành học không phù hợp. Có thể thấy,tại Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của những bậc phụ huynh. Mang tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, phụ huynh  thường hướng con đến những ngành học “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Bên cạnh đó còn là việc chọn ngành theo xu hướng thị trường .Một số bạn trẻ chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

Thụ động trong việc học và nắm bắt kiến thức

Tình trạng chung của  sinh viên Việt Nam là sự thụ động trong tiếp nhận kiến thức, lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và tất nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộc sống. Điều này khiến sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen với sự lười nhác, thiếu chủ động trong những công việc sau này, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Thụ động tìm kiếm việc làm

Bạn thắc mắc tại sao bạn bè mình đã tìm được việc làm, còn mình lại không? Nếu bạn ngồi một chỗ và chờ cơ hội việc làm đến với mình thì việc thụ động thì bạn sẽ còn thất nghiệp “dài dài”.

Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bạn có thể tìm việc qua rất nhiều những trang tin tuyển dụng. Quan trọng là bạn biết cách vận động trí óc của mình để chủ động tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực và sở thích. Chỉ khi bạn tích cực tìm kiếm thì cơ hội việc làm hấp dẫn mới mở ra , giúp bạn có cơ hội lựa chọn công việc để khẳng định năng lực của bản thân.

Vốn tiếng Anh hạn chế

Nguyên nhân sinh viên không hiểu bài

Theo những tin tức tư vấn việc làm thì đây cũng là một trong những lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” .Hiện nay, tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực tế, hầu hết sinh viên tại những trường đại học đều được học tiếng Anh. Tuy nhiên, chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0.

Thiếu kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là yếu tố mà các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, việc trang bị tốt cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Không có kinh nghiệm làm việc thực tế

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được người có kinh nghiệm làm việc, chính vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Khả (giảng viên trường Cao đẳng Y tế Nha Trang) chia sẻ với chúng tôi: Những đơn vị  tuyển dụng thường đánh giá cao khi bạn mới tốt nghiệp mà đã có kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt là đối với những sinh viên ngành y dược, kỹ năng thực hành được xem là yếu tố thiết yếu để bạn có thể đáp ứng yêu cầu công việc.

"Nợ môn", "Thi lại", "Mãi không ra được trường"... là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ sinh viên. Vậy lý do nào khiến sinh viên mãi nợ môn, rồi dành cả thanh xuân chỉ để học lại, thi lại?

LƯỜI ĐI HỌC

Nhiều bạn do nhà cách xa trường nên lười đi học từ đó điểm chuyên cần thấp. Nhiều bạn nhà dù ở gần những cũng lười đi học vì không hứng thú với môn học và mê ngủ. Không chỉ điểm chuyên cần thấp, việc lười đi học còn khiến các bạn học không hiểu bài, thi không tót, điểm kém rồi rớt môn là chuyện bình thường. 

HAM CHƠI

Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới nợ môn, nợ tín chỉ chính là lười học và ham chơi. Những thú vui chốn thị thành luôn có sức hút với các bạn trẻ xa gia đình nên nhiều bạn không kiềm chế được bản thân và lao vào những cuộc chơi ngày đêm. Ham chơi dẫn tới lười học rồi từ đó ngập trong nợ môn. 

Nguyên nhân sinh viên không hiểu bài

GIẢNG VIÊN KHẮT KHE

Một lý do khác dẫn tới nợ môn là do giảng viên khắt khe trong quá trình chấm điểm về mặt chuyên cần, hoặc đánh vắng không đủ điều kiện dự thi vì nghỉ nhiều. Hoặc do giảng viên chấm điểm thi quá khó khăn nên nhiều sinh viên điểm thấp, phải thi lại hoặc học lại. 

MẢI MÊ KIẾM TIỀN

Lên Đại học, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải bươn chải kiếm việc làm thêm để chi trả một phần tiền học phí, tiền sinh hoạt... Khi đi làm lại bị cuốn vào công việc, kiếm ra được tiền cảm thấy thích thú, bị ham và xao nhãng việc học. Nhiều bạn nhận định rằng: "Môn nào dễ thì qua được, chứ môn khó là nợ dài dài". 

CHƯA BIẾT CÁCH HỌC HỢP LÝ

Điều này xảy ra chủ yếu ở sinh viên năm nhất, khi mới lên Đại học chưa biết phương pháp học tập phù hợp nên thi bị điểm kém rồi trượt dài. Vì thế, ngay từ khi còn là năm nhất hãy tìm cho mình một cách học đúng, hiểu bản chất vấn đề và biết áp dụng vào bài làm.