Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi

  • Ngày 28/3/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

    Theo đó, các hành vi học sinh không được làm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 41 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT. Cụ thể bao gồm:

    1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

    2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

    3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

    4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

    5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về các hành vi học sinh không được làm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT.

    Trân trọng!

  • I. Nguồn gốc của khó khăn tâm lý

             Khó khăn tâm lí của cá nhân rất đa dạng, nhưng tựu trung lại đều có thể xuất phát từ các nguồn gốc sau đây:

              - Khó khăn tâm lí có nguồn gốc từ những yếu tố sinh lý thần kinh và thể chất:

              - Khó khăn tâm lí xuất phát từ các yếu tố xã hội - văn hoá: 

              - Khó khăn tâm lí xuất phát từ sự phát triên tính chủ thể của cá nhân trong mối tương tác với các yếu tố khác trong sự phát triển cá nhân

    Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi

    II. Các mức độ khó khăn tâm lý

             Khó khăn tâm lý phổ rất rộng, từ khó khăn ở mức thấp như sức ì tâm lý do thói quen đối với việc thay đổi một hành động trong hoàn cảnh mới (Khó khăn trong dậy sớm đi học, phá bỏ thói quen cũ hình thành thói quen mới...), đến những khó khăn rất lớn như sự cản trở, thay đổi một nhận thức, thái độ hay hành vi (Mặc cảm, trầm cảm, khắc phục ám thị...). Trong công tác giáo dục hay tư vấn học sinh, có thể khái quát thành hai mức (hai nhóm):

    1. Các trở ngại tâm lí

    Là một sự cản trở ở mức độ nhất định đối với hoạt động, sinh hoạt hay ứng xử của cá nhân nhưng nếu cá nhân nỗ lực ý chí và phương pháp thì có thể vượt qua nó.

    Để khắc phục các trở ngại trong hoạt động, sinh hoạt và giáo tiếp, ứng xử cho học sinh, cần quan tâm tới rèn luyện các thói quen, hình thành khả năng thích ứng, ứng phó trong những điều kiện thay đổi; rèn luyện tâm thế sẵn sàng hành động cho học sinh.

    Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi

    2. Cản trở tâm lí 

    Là khó khăn tâm lí ở mức độ rất cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do cá nhân thiếu hụt các yếu tố tâm lí cần thiết cho hoạt động, sinh hoạt hay giao tiếp.

    Việc khắc phục được khó khăn ở mức trở ngại giúp cho cá nhân tiến hành thuận lợi hơn hoạt động đã có, nhưng không dẫn đến sự thay đổi về chất của nó, nhưng nếu cá nhân vượt qua được cản trở để tiến hành hoạt động sẽ làm cho hoạt động thay đổi về chất, nâng lên trình độ mới.

    Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi


    III. Khó khăn tâm lý của học sinh trong bối cảnh hiện nay

    1. Bối cảnh xã hội hiện đại

              - Sự phát triển của trẻ em có tốc độ nhanh hơn, sớm hơn so với trẻ em trước đây về cả thể chất giải phẫu- sinh lí.

    - Quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại phức tạp hơn, đa dạng hơn, nhiều mối quan hệ hơn, biến động hơn so với xã hội trước đây.

                - Cùng với áp lực của xã hội ngày càng lớn, tác động đến trẻ em .

                - Sự tác động của CNTT ngày càng mạnh và sâu sắc.

    2. Các lĩnh vực hoạt động và quan hệ có khó khăn tâm lý của học sinh

              - Hoạt động trong nhà trường: học tập, rèn luyện đạo đức; hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng; quản hệ với thầy cô, bạn bè; quan hệ với bạn khác giới; định hướng nghề,…

              - Hoạt động trong gia đình: tham gia vào các hoạt động sống tại gia đình; giao tiếp và ứng xử trong gia đình;

              - Hoạt động tại cộng đồng và xã hội: các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào; cách ứng xử và giao tiếp; hoạt động nhóm,… 

    3. Khó khăn tâm lí trong các lĩnh vực khác nhau của học sinh các cấp học

    Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi

    a. Học sinh Tiểu học

    *Khó khăn tâm lí trong quá trình học tập, rèn luyện:                          

    - Khó khăn trong việc thích ứng với điều kiện để triển khai các hoạt động học tập và rèn luyện kỉ luật học tập:

             + Chưa chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp nhận hoạt động mớ với áp lực mới.

             + Sự thiếu hụt các biểu tượng trong ngôn ngữ và trong toán học

             + Sự thiếu hụt các kĩ năng xã hội

                - Khó khăn trong hình thành và phát triển nhận thức, trí tuệ:

             + Thời kì đầu lớp 1: do đặc trưng tự kỉ trung tâm, nên nhận thức của trẻ em phụ thuộc nhiều vào tri giác của mình. Các em nhìn thấy như thế nào thì cho rằng sự vật, hiện tượng là như vậy, dẫn đến nhận thức cũng như kết luận của các em thường không đúng với sự tồn tại của sự vật thực. Các em chưa có thao tác trí tuệ.

             + Những năm đầu tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 3), nhận thức của học sinh có ba đặc điểm nổi bật: tính cảm xúc,tính tự kỉ và tính cụ thể. Điều này gây khó khăn cho học sinh trong học tập.

           + Thời kì giữa tiểu học (chuyển từ lớp 3 đến lớp 4,5), học sinh gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ thao tác trí tuệ cụ thể sang thao tác trí tuệ hình thức, thao tác lí luận

    *Khó khăn tâm lí trong quan hệ với cha/ mẹ, anh chị em và với giáo viên, bạn bè:

                -  Áp lực tâm lí từ sự thay đổi vị thế, vai trò trong quan hệ với cha/ mẹ, anh (chị)/ em.       

                -  Trong trường học, học sinh tiểu học lần đầu tiên xuất hiện ý thức về mối quan hệ giữa mình với thầy/ cô giáo và với bạn.

    *Khó khăn trong nhận thức và tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức, các đánh giá của người khác:

                Trẻ em tiểu học rất khó tiếp nhận và thừa nhận những tri thức đạo đức theo yêu cầu của người lớn. Điều này dễ dẫn đến bị giáo viên đánh giá là trẻ em hư, nghịch và có ý thức chống đối, nếu giáo viên không biết đó là do các em đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và làm theo chuẩn đạo đức xã hội do người lớn, nhà trường quy định quy định, như các em sẵn sàng giúp bạn thực hiện việc làm rất nhỏ, rất cụ thể theo đề nghị của bạn, mặc dù điều đó vi phạm việc chấp hành yêu cầu của giáo viên hoặc nội quy của lớp.

    *Khó khăn trong sự phát triển bản thân:

    - Khó khăn trong việc hình thành ý thức về hình ảnh thân thể

    - Khó khăn trong việc hình thành tự ý thức bản thân

    *Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc bản thân, kiểm soát hành vi hung tính và hình thành lòng vị tha:  

    - Khó khăn, mâu thuẫn trong hình thành lòng vị tha với tính vị kỉ của trẻ em.

    - Khó khăn trong việc giảm và kiểm soát hung tính

    *Khó khăn trong nhận thức và ứng xử về giới:  

    Sự phát triển giới của cá nhân được đặc trưng bởi sự tương tác giữa hai yếu tố: sinh học giới và xã hội- tâm lí giới. Trong quá trình phát triển của cá nhân, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em đều gặp khó khăn cả hai phương diện này.

    b. Học sinh trung học cơ sở

    Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi

    *Khó khăn trong sự chuyển đổi và hình thành động cơ học tập đúng đắn.

    *Khó khăn trong việc định hình phương pháp và phong cách học tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm -sinh lí cá nhân và hoàn cảnh.

    *Khó khăn trong việc chuyển từ tư duy cụ thể, gắn với hành động cụ thể và cảm xúc lên tư duy lí luận, gắn vơi mệnh đề duy lí.

    *Khó khăn trong giải toả áp lực xã hội đối với thành tích học tập của học sinh và sự ngộ nhận về khả năng của các em

            - Sự ngộ nhận của nhiều học sinh dẫn đến thất vọng về khả năng của mình trong học tập.

           - Sự kì vọng quá mức của gia đình, nhà trường đối với học sinh và việc học của các em, tạo áp lực lớn vượt hạn.

    *Khó khăn tâm lí trong quan hệ với cha/ mẹ, anh chị em và với giáo viên, bạn bè

             - Khó khăn tâm lí trong quan hệ gia đình, cha/ mẹ

             - Khó khăn do mâu thuẫn nảy sinh giữa cha/mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con

             - Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên

             - Khó khăn trong giao tiếp với bạn ngang hàng.

    *Khó khăn trong sự phát triển bản thân

    - Khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh bản thân

    - Khó khăn trong hình thành người mẫu lí tưởng

    - Khó khăn trong phát triển khả năng tự khẳng định bản thân

    - Khó khăn trong việc tự đánh giá bản thân

    - Suy sụp, lo âu, bi quan, tự ty về bản thân do thất bại trong trải nghiệm hoặc thiếu hụt các kĩ năng khẳng định bản thân.

    *Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi không mong đợi 

    *Khó khăn trong nhận thức, ý thức và quan hệ, ứng xử về giới tính.

    - Tâm lí lo lắng về những thay đổi giải phẫu - sinh lí cơ thể trong thời gian dậy thì.

    - Sự xuất hiện và phát triển nhu cầu tính dục ở học sinh THCS là yếu tố khách quan, tất yếu và bình thường.

    * Khó khăn trong quan hệ với bạn khác giới

    c. Học sinh Trung học phổ thông 

    Nguyên nhân học sinh có hành vi không mong đợi

    *Khó khăn tâm lí trong quá trình học tập, rèn luyện

    *Khó khăn trong định hướng và chọn nghề, chọn trường học nghề 

    *Khó khăn trong hình thành lí tưởng sống và xây dựng kế hoạch đường đời:  

            - Khó khăn trong hình thành hình ảnh bản thân trong mắt người khác

            - Khó khăn trong hành trình hình thành lí tưởng sống

    *Khó khăn trong xác định kế hoạch đường đời:

    *Khó khăn trong quan hệ xã hội, quan hệ với bạn và bạn khác giới:     

    *Khó khăn trong giao tiếp xã hội, tương tác và kết giao xã hội:

    *Khó khăn trong quan hệ với bạn khác giới, tình yêu, tính dục

    *Khó khăn trong các trải nghiệm tình yêu đầu đời