Nguyên nhân của bạch cầu tăng cao

Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng còn tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể.

Hỏi: Mới đây, em gái tôi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì phát hiện bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm. Bình thường em gái tôi có một số biểu hiện như có vết thâm tím trên người, hay kêu nhức đầu… Xin hỏi bệnh của em tôi là gì? Có nguy hiểm không? (Nguyễn Hoài Nhạ – Thái Nguyên)

Trả lời: Bạch cầu tăng có nguy hiểm không?

Máu là chất lỏng màu đỏ lưu thông trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Máu có chức năng chuyên chở các chất đến các cơ quan và chức năng chống nhiễm khuẩn. Cấu tạo của máu gồm có các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Bình thường, bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể, số lượng tiểu cầu bình thường có khoảng 150.000 – 400.000/mm3 máu.

Nguyên nhân của bạch cầu tăng cao

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Còn giảm tiểu cầu thường gây hiện tượng chảy máu, nhất là ở các mạch máu nhỏ gây xuất huyết dưới da và các cơ quan khác trong cơ thể (như tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc, não…). Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như: cường lách, thiếu máu hồng cầu to, do tia phóng xạ… hoặc tiểu cầu vô căn.

Trong thư bạn không nói rõ số lượng bạch cầu và tiểu cầu em gái bạn được xét nghiệm là bao nhiêu nên chúng tôi khó đưa ra được lời khuyên chính xác đó là bệnh gì. Tốt nhất bạn nên đưa em gái đến chuyên khoa huyết học bệnh viện Hồng Ngọc hoặc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để có những thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị thích hợp. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nguyên nhân của bạch cầu tăng cao

Xin chào bác sĩ! Con tôi sốt mấy ngày đi xét nghiệm máu thì bác sĩ bảo là tăng bạch cầu hơi cao, hiện tại cháu đang bị ho với sổ mũi nữa. Tôi có hỏi một bạn y tá thì họ nói đừng lo quá trẻ em bị sốt, ho, sổ mũi thì bạch cầu cũng tăng nhưng không sao đâu. Liệu có phải như thế thật không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp, xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp những băn khoăn của bạn về tình trạng tăng bạch cầu của cháu bé như sau:

1. Bạch cầu tăng là gì

2. Nguyên nhân gây ra bạch cầu tăng

3. Xét nghiệm sàng lọc

4. Cách tự chăm sóc khi bị bạch cầu tăng

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Tăng bạch cầu là gì?

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Bình thường, bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu.

Bạch cầu cao là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khoẻ mạnh.

2. Nguyên nhân bạch cầu tăng cao trong máu

- Nguyên nhân gây bạch cầu tăng do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng khiến cơ thể gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan…

- Do bệnh nhân mắc phải những hội chứng di truyền như hội chứng Down, hội chứng Bloom, hội chứng Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich.

- Bạch cầu tăng còn gặp trong bệnh bạch cầu, là một bệnh máu ác tính do sự tăng sinh hỗn loạn của bạch cầu trong tuỷ xương. Thường gặp nhất là tăng sinh dòng lympho bào cấp tính, bạch cầu tủy cấp tính (AML), bạch cầu lympho bào mạn tính.

- Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như: thuốc lá, bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzen,…), corticosteroids và epinephrine

- Một số loại hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác được coi là yếu tố nguy cơ cho bệnh bạch cầu.

-  Nguyên nhân ít gặp là trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu cấp tính, đa hồng cầu nguyên phát

- Khi người mắc các bệnh lý khác có ảnh hưởng làm tăng bạch cầu như bệnh xơ màng phổi, bệnh thấp khớp, bệnh lao, bệnh ho gà.

3. Các xét nghiệm sàng lọc và tìm ra nguyên nhân

  • Công thức máu, phết máu ngoại vi
  • Cấy máu, nước tiểu
  • Tủy đồ
  • Nhiễm sắc thể đồ, FISH
  • Xét nghiệm máu tìm các hóa chất
  • Huyết thanh miễn dịch
  • CPR, RF huyết thanh
  • Xray, siêu âm

4. Cách chăm sóc người bị bạch cầu trong máu cao

Trước tiên, người bệnh cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân. Điều này phải có sự tham gia của bác sĩ.

Nếu nguyên nhân bạch cầu tăng do viêm nhiễm, bạn cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh để giúp chống nhiễm trùng. Số lượng bạch cầu sẽ tự hạ xuống khi hết viêm nhiễm.

Bổ sung vào chế độ ăn uống như sắt và vitamin B-9 hoặc B-12 nếu người bệnh bị thiếu máu.

Khi thấy có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để biết có phải bị bạch cầu cao hay không. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ có cách chăm sóc và điều trị riêng.

5. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Cách xác định chuẩn xác nhất xem trẻ bị bạch cầu cao hay không là xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như: bạch cầu cấp, ung thư máu,…Tùy vào mức độ mà trẻ sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng hơn như mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó chịu hoặc cảm giác chung của việc không khỏe, sốt, nhiễm trùng, khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành, hay có vết bầm tím, chảy máu cam không rõ nguyên nhân.. Khi thấy có những triệu chứng này thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc của bạn. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.