Nguyên nhân bé trai 6 tuổi tử vong

Đối tượng Nguyễn Thanh Thi nhiều lần dùng gậy tre, móc quần áo, ống nhựa, ghế nhựa, muôi múc canh đánh vào người, đầu con trai 6 tuổi dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân bé trai 6 tuổi tử vong
Đối tượng Nguyễn Thanh Thi. Ảnh: VKSND huyện Quốc Oai.

Ngày 10.12, Viện kiểm sát nhân dân huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã có thông tin ban đầu về vụ việc mẹ ruột bạo hành con trai 6 tuổi dẫn đến tử vong.

Hiện cơ quan chức năng đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Thi (SN 1985, quê quán xóm Cổ Rồng, Thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi Giết người để điều tra theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin vụ việc, khoảng 21h30 ngày 9.12 Công an huyện Quốc Oai nhận được tin báo của Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai về việc khoảng 20h32 cùng ngày, cháu N.M.K. (SN 2.6.2016) được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ngừng tim, môi tím, đồng tử giãn hai bên, ngưng tuần hoàn, có nhiều vết thương tích trên mặt và người, hiện đã tử vong.

Sau khi tiếp nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quốc Oai đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức điều tra, xác định nội dung vụ án. 

Theo xác minh, năm 2011, Nguyễn Thanh Thi và anh Nguyễn Văn Mạnh (SN 1987, trú tại xóm Đồng Ruộng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) kết hôn và sinh được 2 người con chung là cháu Nguyễn Mạnh Q. (SN 2012) và N.M.K. (SN 2016).

Đến khoảng tháng 9.2019, do thường xuyên mâu thuẫn trong quá trình chung sống nên anh Mạnh và Thi đã ly hôn, anh Mạnh được quyền nuôi cháu Quân. Còn Thi được quyền nuôi cháu K. nhưng gia đình anh Mạnh không đồng ý việc này nên đã nuôi cả hai cháu.

Đến đầu năm 2020, Thi nảy sinh tình cảm rồi đăng ký kết hôn với Lý Đình Quý (SN 1982; trú tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), sau đó cả hai thuê trọ sống với nhau ở thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, đã có một con chung và hiện Thi đang mang thai 7 tháng.

Sau khi kết hôn với Quý, Thi tiếp tục gửi đơn đến cơ quan chức năng và đến tháng 8.2022, Thi đã dành được quyền nuôi cháu K. Sau đó, Thi đón cháu K. từ nhà anh Mạnh ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên về sinh sống cùng Thi và Quý tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.

Đến tháng 9.2022, Thi cho rằng, cháu K. không nghe lời, lười học và có hành động tự xé sách vở nên Thi đã có hành vi nhiều lần dùng gậy tre dài khoảng 1,4m; móc phơi quần áo dài khoảng 40-50cm; ống nhựa (dạng ống nhựa pvc) dài khoảng 50cm và ghế nhựa đánh vào mông, chân tay và người cháu K.

Đầu tháng 12.2022, do bức xúc trước việc cháu K. nhiều lần đi vệ sinh ra quần, giường ngủ và nền nhà nên Thi tiếp tục có hành vi dùng 1 chiếc muôi múc canh màu trắng bằng kim loại dài khoảng 25cm có sẵn tại nhà trọ đánh 2 phát vào vùng đỉnh đầu cháu K.

Đến khoảng 18h ngày 9.12.2022, Thi phát hiện cháu K. có biểu hiện người yếu, toàn thân tím tái nên đã cùng Quý đưa cháu K. đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai.

Tối qua 16.12, vào lúc 21 giờ, người dân sống tại chung cư Goldmark City (Hà Nội) phát hiện một bé trai nằm bất động. Theo đại diện ban quản trị chung cư, nạn nhân là bé trai 12 tuổi tên T.T.D. Gia đình nạn nhân cho biết, D. đang học lớp 6. Do áp lực về việc học tập, tối 16.12 làm bài thi không tốt nên D. đã nhảy từ tầng 22 xuống.

Nguyên nhân bé trai 6 tuổi tử vong

Cháu bé tử vong trước khi xe cứu thương đến

ctv

Bao giờ người lớn mới nhận ra và thay đổi?

Sự việc trên đã khiến các bậc phụ huynh giật mình lo sợ. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu mà trước đó, có không ít học sinh đã hành động tiêu cực do áp lực học tập từ trường lớp, gia đình.

Anh Hoàng Anh Tú, phụ huynh có con học tại Trường Vinschool (Hà Nội), bày tỏ: "Câu chuyện thương tâm của cậu bé lớp 6 này sẽ lại tiếp tục khiến những bậc cha mẹ phải giật mình. Nhưng phải đến bao giờ người lớn mới nhận ra và thay đổi? Nếu chỉ giật mình rồi lại… quên đi, thì những sự việc tương tự có thể sẽ còn xảy ra".

"Có bao nhiêu cha mẹ nói 'Tôi không bao giờ tạo áp lực học tập cho con' nhưng lại tự hào khoe điểm 10 của con trên mạng xã hội, 'Tôi có thể cho con lưu ban, học lại chứ không mạo hiểm cho con đến trường trong tình hình dịch bệnh thế này' nhưng vẫn quát mắng con liên tục khi con học trực tuyến mà không tập trung, bị cô giáo nhắc nhở hay học mà ngáp ngắn ngáp dài, chơi game 'chui'?", anh Tú nêu.

Theo anh Hoàng Anh Tú, bài vở, kiến thức ngày càng nặng hơn, nhiều hơn. "Sách giáo khoa lớp 6 của cách đây vài chục năm so với sách giáo khoa lớp 6 bây giờ khác nhau rất nhiều. Học sinh ngày nay bị nhiều áp lực hơn. Chưa kể dịch Covid-19 khiến các con phải học trực tuyến. Dù các nhà sư phạm đưa ra hàng trăm cách giúp trẻ thư giãn, vận động nhưng áp lực vẫn là không đổi do tương tác xã hội không có. Nhiều trường, lớp dù dạy và học trực tuyến yêu cầu vẫn như học trực tiếp, trong khi việc tập trung khi học trực tuyến của trẻ em là có giới hạn", anh Tú nhìn nhận.

Nguyên nhân bé trai 6 tuổi tử vong

Học trực tuyến nhưng phải đảm bảo kết quả như học trực tiếp cũng khiến học sinh gặp phải áp lực

N.L

"Công việc của tôi tiếp xúc với nhiều bạn trẻ. Nhiều học trò tâm sự rằng con phải nỗ lực điên cuồng vì sợ ánh mắt thất vọng của bố, của mẹ. Con chỉ 9 điểm thôi cũng không được vì thế nào bố mẹ cũng hỏi: 'Thế trong lớp ai điểm 10? Tại sao con thua bạn ấy?'. Dù câu hỏi là cố ý hay vô tình thì đứa trẻ đều nghĩ bố mẹ đang thất vọng về mình nên nếu không đạt được mong muốn của bố mẹ, chúng sẽ rất sợ hãi, lo lắng mình không trở thành niềm tự hào của cha mẹ và dại dột chọn cái chết", anh Tú chia sẻ.

\n

Nguyễn Thị Lệ Nhung, sinh viên năm cuối ngành sư phạm toán học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng kể lại: "Tôi làm gia sư cho một bé lớp 7. Bé kể với tôi là từ năm lớp 2 ba mẹ đã ép học tiếng Anh, toán để hết tiểu học thi vào Trường chuyên Trần Đại Nghĩa. Khi bé thi không đậu, ba mẹ đã nói những câu như 'Sao con làm ba mẹ thất vọng quá vậy', 'Ba mẹ đã đầu tư cho con nhiều như thế mà con thi cử kiểu gì'... Nay ba mẹ bé lại có mong muốn THPT con phải đậu Trường Phổ thông năng khiếu hoặc ít nhất là Nguyễn Thượng Hiền nên cho bé học thêm rất nhiều".

Nhung cho biết học sinh của mình học trực tuyến các môn trên lớp xong lại tiếp tục học trực tuyến với gia sư nên thường mệt mỏi, mất tập trung.

Cuộc sống cần nhiều phẩm chất khác hơn điểm số

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Anh Tuấn, giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Q.Thanh Xuân, Hà Nội, nhìn nhận: "Tình trạng trên đang ngày càng trở nên đáng báo động, nhất là trong tình hình dịch bệnh khi việc tiếp thu kiến thức của các con cũng bị ảnh hưởng. Nhiều phụ huynh đang tạo ra áp lực rất lớn cho các con trong học tập. Đó là một trong những nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của các con".

"Chúng ta cần đặt bản thân vào vị trí của các em nhiều hơn để thấu hiểu. Tôi cũng mong rằng các cha mẹ sẽ quan tâm tới tâm lý con cái nhiều hơn. Đừng để áp lực học hành gây ra những chuyện đáng tiếc như vậy", thầy Tuấn chia sẻ.

Ở góc độ xã hội học và tâm lý, thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Khoa Xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM, thông tin: "Trong các nghiên cứu về vấn đề tự tử thanh thiếu niên ở Việt Nam, phần lớn các em có ý định tự tử lại là những em sống chung với cha mẹ hoặc người thân. Đây là điều khá bất ngờ vì cha mẹ và người thân thường được cho là chỗ dựa cho con cái, nhưng cũng chính cha mẹ là nguyên nhân khiến con trẻ dễ đi đến ý định tự tử vì những kỳ vọng quá lớn mà cha mẹ áp đặt lên con cái".

Thạc sĩ Tiến cho rằng thành tích học tập không phải là yếu tố quyết định mà cuộc sống cần nhiều phẩm chất khác hơn chứ không chỉ có điểm số trong các kỳ thi.

"Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy có nhiều loại trí thông minh khác nhau. Điểm số thấp trong các môn như toán, lý, hóa... không có nghĩa là các em kém thông minh bởi các em có thể thông minh ở những lãnh vực khác. Do đó, giáo dục lấy học sinh, con cái làm trung tâm là phải nhận ra và phát huy các năng lực riêng của các em chứ không thể 'đồng phục hóa' trí tuệ các em bằng các môn học gọi là môn chính trong trường học", thạc sĩ Tiến nêu quan điểm sau vụ việc bé trai lớp 6 tự tử.