Ngưu lang chức nữ gặp nhau ở cầu nào năm 2024

TP - Ngày xửa ngày xưa, dòng sông Ngân đã ngăn cách hai bờ trên Thiên Đình, gây muôn vàn khó khăn cho người dân sống ở hai bên bờ. Ngọc Hoàng luôn ao ước có thể xây được một cây cầu.

Một viên quan nhỏ trong triều tên là Ô Thước lén biết mong ước của Ngọc Hoàng nên lẳng lặng đi học xây cầu ở dải Thiên Hà kế bên. Thấy có người biết xây cầu, Ngọc Hoàng mừng lắm:

-Ta không ngờ ngươi lại biết được tâm nguyện của ta. Giờ ngươi hãy xây chiếc cầu đi, mọi khó khăn gì ta sẽ tạo điều kiện cho ngươi sớm hoàn thành.

Ô Thước quỳ xuống:

-Thần không mong gì hơn là được Ngọc Hoàng nhận làm con nuôi để tiện trong việc huy động quan quân, thu gom ngân lượng cho xây cầu. Mong Ngọc Hoàng chuẩn y!

-Được! Ta đồng ý, miễn là ngươi sớm hoàn thành chiếc cầu.

Nói là làm. Ngay lập tức Ngọc Hoàng ký giấy cho phép Ô Thước được làm con nuôi, tự do làm tất cả mọi việc để xây cầu.

Được làm con nuôi Ngọc Hoàng, Ô Thước thoải mái vung tiền, kéo anh em bè phái để xây cầu. Vì thế dù chiếc cầu nhanh chóng hoàn thành nhưng ngân lượng huy động đã tốn gần gấp 3 so với dự kiến. Thậm chí tên cầu cũng lấy tên mình. Quan quân trên Thiên triều tức anh ách, nhưng chẳng dám động đến hắn.

Ngày khánh thành cầu, dân chúng cả hai bờ nô nức kéo nhau đi xem. Đích thân Ngọc Hoàng tới cắt băng khánh thành và tuyên bố đây là chiếc cầu biểu tượng cho Thiên Đình và trao thưởng cho Ô Thước rất hậu. Vỗ tay ủng hộ lời phát biểu của Ngọc Hoàng, dân chúng ai cũng tin rằng từ nay mình sẽ có cuộc sống khá hơn, không bị đò giang cách trở như bao đời trước đây.

Cầu khánh thành được vài hôm, Ô Thước bèn lập trạm trên cầu, thu tiền tất cả những ai đi qua cầu. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn gọi Ô Thước lại:

-Sao ngày xưa con nói với ta là chỉ thu tiền xe cộ qua cầu mà bây giờ con lại thu phí cả trâu bò, cả người đi bộ?

Ô Thước quỳ xuống mà rằng:

-Ngọc Hoàng thử tính coi. Ngày xưa không có cầu, dân muốn qua bờ kia phải chèo đò, ăn ba bát cơm qua tới bờ bên kia chỉ còn 1 bát. Nay có cầu, con thu của họ 1 bát cơm thì họ vẫn còn 2 bát, như thế hợp lý quá còn gì.

Ngọc Hoàng thấy thế chỉ biết thở dài. Nhưng lại cũng chỉ vài bữa sau đó, Ô Thước lại trình giấy, xin Ngọc Hoàng cấm tất cả mọi người qua sông bằng đò. Lần này Ngọc Hoàng nổi nóng thực sự:

-Này! Tại sao ta lại cấm đi đò trên sông. Những con đò đã có từ hàng ngàn năm nay, ta mà cấm thì khác gì bắt chẹt họ quá đáng.

Ô Thước lại quỳ xuống thưa tiếp:

-Giờ mỗi tháng con thu được có 3 ngàn lượng, không đủ trả tiền lãi cho Ngân Đình. Nếu Ngọc Hoàng không bắt dân chúng nộp tiền cho con thì con lấy gì để trả nợ đây?

Ngọc Hoàng thở dài:

-Ta không biết! Giờ ta mà cấm đò thì quan quân trong triều không để cho ta yên đâu. Thôi thì con muốn làm gì thì làm, nhưng việc cấm đò thì ta không thể.

Y lệnh, Ô Thước đành về tăng phí qua cầu gấp 3 để hy vọng thu đủ tiền. Phí cao, người dân lại trở về với con đò khi xưa, chẳng thấy ai đi qua cầu nữa nên một thời gian, cầu Ô Thước đành đóng cửa.

Tuy nhiên vào những dịp mưa ngâu, dòng sông Ngân lại nổi sóng cuồn cuộn, chẳng ai dám đi đò qua sông mà đành ngồi nhà ngó bờ bên kia. Chỉ có cặp tình nhân sống ở hai bên bờ nghe đâu tên là Ngưu Lang và Chức Nữ vì quá yêu nhau nên nghiến răng nộp tiền qua cầu để được gặp nhau trong ngày đó. Và vì thế, dưới Dương gian ngày nay được nhìn thấy chiếc cầu Ô Thước là nhờ cặp Ngưu Lang- Chức Nữ, tình yêu của họ thật đẹp, lung linh trên chiếc cầu thu phí cao.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau được xem là ngày lễ tình nhân riêng của phương Đông. Ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động về một câu chuyện tình. Cũng từ đó mở ra nguồn cảm hứng và tin vào tình yêu đích thực. Vậy Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Bài viết này Kim Ngọc Thủy sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngày này nhé!

Theo truyền thuyết, ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Đó là câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng bị ngăn cản. Theo đó, mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ chỉ gặp nhau 1 lần vào ngày này.

Đây được xem như là ngày lễ tình nhân của một số quốc gia phương Đông. Hằng năm, một số quốc gia phương Đông sẽ tổ chức ngày lễ ngày theo cách riêng. Tuy nhiên đều mang ý nghĩa về tình yêu.

Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện cổ tích lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó được lan truyền ra qua Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Ngưu lang chức nữ gặp nhau ở cầu nào năm 2024

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Câu chuyện này liên quan tới sao Ngưu Lang (Altair) và sao Chức Nữ (Vega) và là truyện kể dân gian để giải thích hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu Tháng bảy âm lịch ở Việt Nam. Tuy câu chuyện bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng sau này cũng được kể lại với nhiều dị bản khác nhau.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Theo phiên bản ở Việt Nam: Truyền thuyết kể rằng: Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng ở trên Trời, ngoài chăn trâu giỏi chàng còn thổi sáo rất hay. Nàng Chức Nữ là tiên nữ phụ trách việc dệt vải. Trong một lần tình cờ hai người gặp và đem lòng yêu thương nhau.

Ngưu Lang vì say mê Chức Nữ nên đã bỏ bê việc chăn trâu của mình, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Còn phần nàng cũng vì mê tiếng sáo của chàng mà lơ là việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ nên ngăn cản họ gặp nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Sau đó, vì thường tình cho đôi trai gái trẻ dù xa mặt nhưng vẫn chung thủy yêu thương nhau, Ngọc Hoàng ban lệnh cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch – ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Cầu Ô Thước chính là hình ảnh đàn quạ họp lại làm thành cây cầu bắc qua sông Ngân Hà để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Vào ngày tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được gọi là mưa ngâu. Vì vậy mà hai người cũng được người dân gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu.

Ngưu lang chức nữ gặp nhau ở cầu nào năm 2024

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc

Theo phiên bản Trung Quốc: Truyện kể về chàng trai trẻ tuổi tên Ngưu Lang đang chăn bò nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đùa giỡn vui vẻ với nhau. Bởi vì sự xúi giục của người bạn đồng hành là con bò đực, chàng đã trộm váy áo của họ để trêu trọc. Các nàng tiên đã cử cô em út xinh đẹp là Chức Nữ ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng theo lễ giáo phong kiến.

Hai người một vợ một chồng sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng Thiên Hậu – mẹ Chức Nữ tức giận khi thấy nàng xinh đẹp lại phải cưới một kẻ tầm thường như Ngưu Lang bèn bắt nàng quay lại làm công việc dệt mây ngũ sắc trên bầu trời. Bà rút kẹp tóc của nàng ra và vạch một con sông rộng trên bầu trời nhằm chia cắt đôi vợ chồng mãi mãi.

Chức Nữ phải ngồi dệt vải trên bờ sông ngày ngày buồn bã nhớ thương chồng, còn Ngưu Lang nhìn vợ từ xa và chăm sóc hai con (hai ngôi sao bên cạnh là Aquila -β và -γ). Ngày qua ngày, những con quạ thấy cảm thương cho họ nên chúng bay lên trời và kết thành cầu để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, vì thương tiếc cho đôi vợ chồng chung thủy mà Ngọc Hoàng đã cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày này.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau có phải ngày Thất Tịch không?

Thất Tịch là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch theo văn hóa phương Đông. Lịch sử ra đời của ngày này gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Nói cách khác, ngày Ngưu Lang Chức Nữ chính là ngày Thất Tịch.

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm tại các nước Châu Á được chọn làm ngày Tình Yêu.

Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch.

Cũng giống như ngày lễ Valentine của Phương Tây, Ngày thất tịch cũng là ngày dành cho những người yêu nhau. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn. Ngày này tại Việt Nam được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”.

Vào ngày này những cặp đôi yêu nhau thường đến chùa và làm lễ, cầu mong cho tình duyên được son sắt.Vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm nếu trời không mưa, những cặp đôi thường ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ và thề hẹn.

Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng và người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ trong đêm 7/7 âm lịch thì sẽ mãi ở bên nhau.

Ngày Thất Tịch không nên làm gì?

Ngày Thất Tịch được cho là một ngày mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và theo quan niệm dân gian thì ngày lễ này có một số điều cần tránh như:

Không nên làm đám cưới

Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ được đoàn tụ sau 1 năm xa cách. Thế nhưng chưa được đoàn tụ bao lâu thì lại phải xa cách và mang theo nhiều nỗi buồn, thương nhớ. Chính vì thế, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.

Không nên xây nhà dựng cửa

Có nhiều câu chuyện để lý giải cho vấn đề này, theo thời tiết Việt Nam thì vào ngày 7 tháng 7 thường sẽ có mưa và sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc thi công nhà cửa.

Cùng với đó, tháng 7 thường được gọi với tên “tháng cô hồn” – thời điểm ma quỷ thường quấy phá nên sẽ kiêng kỵ cho những việc trọng đại trong đó có xây dựng nhà cửa.

Tránh làm những điều ác

Làm việc thiện lành và tránh làm những điều ác là việc mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, vào ngày này việc tránh làm điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và gia đình, thêm vào đó sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu.

Dân gian cũng cho rằng tránh xa những điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.

\>> 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn

Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch

Đi chùa cầu duyên

Đây được xem là cách mà nhiều người vẫn làm để cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình mình. Sau những ngày làm việc mệt mỏi thì bạn cần thời gian tĩnh tâm để mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn.

Ngoài ra, với những bạn chưa gặp được “nửa kia” thì đây cũng là dịp để thể hiện mong muốn cũng như cầu cho con đường tình duyên gặp nhiều thuận lợi, may mắn.

Ngưu lang chức nữ gặp nhau ở cầu nào năm 2024

Ăn chè đậu đỏ

Không biết từ bao giờ, việc ăn chè đậu đỏ đã được lan truyền mạ00nh mẽ. Nhiều người cho rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày Lễ Thất Tịch thì các cặp đôi đang yêu sẽ thêm gắn bó, bền chặt. Còn những bạn chưa có người yêu thì sẽ may mắn hơn trong việc tìm một nửa phù hợp với mình.

Ngoài ra, chè đậu đỏ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nên vào ngày này bạn cũng nên thử thưởng thức nhé!

Ngưu lang chức nữ gặp nhau ở cầu nào năm 2024

Trên đây là những thông tin Kim Ngọc Thủy giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ngày 7/7 hằng năm. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ trải qua một ngày Lễ Thất Tình đặc biệt, ý nghĩa.

Ngưu Lang Chức Nữ bao lâu gặp nhau?

Theo truyền thuyết, ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch. Vào ngày này trời thường có mưa Ngâu để báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ, tình yêu đôi lứa. Đó là câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng bị ngăn cản. Theo đó, mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ chỉ gặp nhau 1 lần vào ngày này.nullNgày Ngưu Lang Chức Nữ năm 2023 gặp nhau là ngày nào?Các cặp đôi ...pasgo.vn › blog › ngay-nguu-lang-chuc-nu-gap-nhau-la-ngay-nao-cac-cap...null

Ngưu Lang Chức Nữ chia tay ngày nào?

Dân gian còn tương truyền, ngày 7/7 âm lịch là ngày cực âm, tháng cực âm, theo đó, việc chia tay vào ngày thất tịch thì lương lai không hạnh phúc, không được Ngưu Lang Chức Nữ chúc phúc, đường tình duyên càng thêm lận đận. Ngoài ra, công việc của Chức Nữ là dệt vải.21 thg 8, 2023nullVì sao có ngày thất tịch, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau?congthuong.vn › Văn hóa - Giải trínull

Ông Ngâu bà Ngâu là ai?

Vào ngày tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được gọi là mưa ngâu. Vì vậy mà hai người cũng được người dân gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu.nullSự Tích Ngưu Lang Chức Nữ và câu chuyện NƯỚC MẮT mưa ngâu cảm ...pasgo.vn › blog › su-tich-nguu-lang-chuc-nu-va-cau-chuyen-cam-dong-tr...null

cầu Ô Thước còn có tên gọi khác là gì?

Thời bấy giờ sông Ngân trên trời không có cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng cho bầy quạ nối cánh lại làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau nên dân gian gọi là Ô Kiều (cầu quạ) hoặc cầu Ô Thước...nullTruyện ca trong nhạc Việt: Chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữthanhnien.vn › truyen-ca-trong-nhac-viet-chuyen-tinh-nguu-lang-chuc-nu-...null