Người giỏi dùng binh là người như thế nào

Soạn văn 10: Lập luận trong văn nghị luận. 1. Xác định luận điểm:. Lập luận trong văn nghị luận

I. KHÁI NIỆM LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Đoạn văn Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi.

a. Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể cùng nói việc bình được.

b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:

    + Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.

    + Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.

    + Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

Kết luận: bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém“, cầm chắc sẽ phải nhận thất bại về sau.

c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

II. CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN

1. Xác định luận điểm:

Đọc bài Chữ ta của Hữu Thọ

a. Bài văn nghị luận của Hữu Thọ bàn về vấn đề: giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa. Viết bài này tác giả có ý phê phán hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài khá bừa bãi và không hợp lí ở nước ta (trong các biển hiệu quảng cáo và trên khá nhiều mặt báo).

b. Các luận điểm:

    + Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.

    + Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

2. Tìm luận cứ:

– Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.

Các luận cứ:

    + Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.

    + Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.

    + Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

– Luận điểm 2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

Các luận cứ:

    + Ở Triều Tiên:

      ● Có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp.

      ● Nhưng các tờ báo phát hành trong nước … cần đọc.

    + Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo … thông tin.

Quảng cáo

3. Lựa chọn phương pháp lập luận:

a. Phương pháp lập luận được vận dụng:

– Ngữ liệu 1: phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân quả.

– Ngữ liệu 2 (bài “Chữ Ta“): phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

b. Một số phương pháp khác: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng, …

III. LUYỆN TẬP

Câu 1:

– Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

– Luận cứ:

    + Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức; đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

    + Dẫn chứng: Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nahan đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm văn học thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX.

– Phương pháp lập luận là phương pháp quy nạp.

Câu 2: Có thể nêu luận cứ cho 3 luận điểm đã cho là:

a. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích:

– Giúp ta tích lũy và mở rộng tri thức về tự nhiên và xã hội.

– Giúp ta khám phá ra bản thân mình.

– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.

– Giúp rèn khả năng diễn đạt.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.

– Ko khí ô nhiễm.

– Nước bị nhiễm bẩn ko thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.

– Môi sinh đang bị tàn phá, bị hủy diệt.

c. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

– Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ.

– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

Câu 3: Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.

Tham khảo đoạn văn sau:

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng.

(Theo Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)

CHỮ TA

Vừa ở Xơ-un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở một số thành phố, thấy cần phải viết ngay một điều.

Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, Có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đầu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữnước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

Báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Triều Tiên nhưng cũng xem

qua khá nhiều tờ báo. Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Nhưng các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai” trong khi đó người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin.

Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.

(Theo Hữu Thọ, Bản lĩnh Việt Nam)

Văn bản trên sử dụng phương pháp lập luận nào?

Người giỏi dùng binh là người như thế nào

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?