Người cách mạng phải học suốt đời nói với ai

Cách đây 88 năm, ngày 15-5-1921, báo cáo của mật thám Pháp cho biết, suốt ngày hôm đó, Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp Hội đồng toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp ở Paris.

Ngày 15-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc. Hồi ức của bà Nguyễn Thị Định - một thành viên của đoàn - kể lại rằng, khi được biết Nam bộ đang rất cần súng đạn, Bác nói: “Thế nào Trung ương và Chính phủ cũng có súng gửi về Nam. Nhưng nước ta còn nghèo, các cô, các chú về, phải đánh Pháp cho giỏi, cướp lấy súng của nó dùng thì cái vốn đó mới nhiều”. Với bà Nguyễn Thị Định, Bác khuyên: “Cô ở ngoài này học tập một thời gian rồi lại về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm, không có đèn, không có gậy, dễ vấp té, có phải thế không?”.

Ngày 15-5-1948, Bác gửi thư cho Lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh tổ chức tại Định Hóa (Thái Nguyên), trong đó viết: “Học cốt để mà hành. Mỗi cán bộ tốt phải thực hành mấy điều: 1. Đối với mình: phải làm đúng cần kiệm liêm chính. Mọi việc đều phải làm kiểu mẫu cho nhân dân. Phải luôn luôn cầu tiến bộ; 2. Đối với công việc: phải cẩn thận, phải có kế hoạch, kỹ lưỡng. Phải có ngăn nắp, chớ bao biện, chớ hiếu danh, tự đắc; 3. Đối với dân chúng: phải tôn trọng dân chúng, học hỏi dân chúng. Phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Luôn gần gũi quần chúng; 4. Đối với đoàn thể: phải tuyệt đối trung thành. Phải đặt lợi ích của đoàn thể (tức là lợi ích Tổ quốc) lên trên hết, trước hết. Mỗi ngày phải tự hỏi: Ta đã làm được việc gì có ích cho đoàn thể, chưa làm thì phải gắng làm đi. Người cán bộ phải có tinh thần chịu khổ, chịu khó. Phải luôn giữ tấm lòng chí công vô tư...”.

Ngày 15-5-1953, trong bài viết “Nhiệm vụ nhà nước dân chủ mới” (ký bút danh Đ.X) trên Báo Cứu Quốc, Bác nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của Nhà nước dân chủ mới là: Xây dựng chính quyền, quân đội, kinh tế, văn hóa, giáo dục đạo đức công dân với lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, bảo vệ của công”.

Ngày 15-5-1961, Bác viết thư gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, với câu kết luận: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Lá thư cũng nêu những nội dung mà sau đó trở thành cuộc vận động “5 điều Bác Hồ dạy”, đó là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh/ Thật thà, dũng cảm”.

Ngày 15-5-1965, Bác hoàn thành bản thảo đầu tiên của Di chúc được viết từ ngày 10-5-1965. Kể từ đó, trở thành nếp hàng năm, vào những ngày trước sinh nhật, Bác đều ngồi đọc và sửa lại Di chúc của mình.

D.T.Q và nhóm cộng sự

Người cách mạng phải học suốt đời nói với ai
Rewrite the sentences (Đạo đức - Lớp 6)

Người cách mạng phải học suốt đời nói với ai

2 trả lời

Chọn câu gần nghĩa nhất (Đạo đức - Lớp 9)

3 trả lời

...Sau khởi nghĩa, Tỉnh ủy Bến Tre giao cho tôi công tác trong Ðoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh. Tôi vốn quen hoạt động ở cơ sở nên được phân công xuống các huyện, xã để xây dựng hệ thống tổ chức phụ nữ. Tôi hăng hái đi ngay xuống huyện Châu Thành, rồi sang Mỏ Cày và các huyện khác. Cùng đi với tôi lúc bấy giờ có đồng chí Lê Ðoan - học sinh mới ra trường, sau này là Ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Ðến cuối năm 1945, đầu năm 1946, tại Ðại hội phụ nữ toàn tỉnh Bến Tre, tôi được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành. Ðại hội xong là vừa đến Tết. Ban Chấp hành phụ nữ giao cho tôi tổ chức một đoàn gồm các mẹ, các chị cùng một số nữ thanh niên ra hỏa tuyến chúc Tết bộ đội. Chúng tôi đến thăm một đơn vị vừa chiến đấu về, người nào cũng lấm lem từ đầu đến chân, quần áo bị cây quào rách nát, đầu tóc rối bù vì không có đồ hớt. Chúng tôi rất cảm động và có ý nghĩ rất sâu sắc "Bộ đội là gian khổ nhất đời". Mặc dù thiếu thốn đủ mọi mặt nhưng các anh vẫn vui đùa, ca hát, làm chúng tôi cũng vui lây và mau chan hòa với sinh hoạt của bộ đội. Tuy những ngày sống với bộ đội không được lâu, nhưng chị em chúng tôi rất thông cảm, yêu thương và mến phục bộ đội ta quá! Ðáng lẽ chúng tôi chỉ đến thăm, biếu quà Tết cho anh em xong rồi đi, nhưng tất cả chị em đều xung phong ở lại khâu vá và giặt giũ cho các anh em ốm, mất ba ngày sau mới về. Lúc chia tay, các đồng chí trong đơn vị căn dặn chúng tôi:  "Nhờ các chị về báo cáo với trên là anh em chúng tôi chịu được hết mọi thiếu thốn. Có điều là thiếu súng đạn quá, mong cấp trên giải quyết cho. Mỗi tiểu đội chỉ có hai, ba cây thì đánh nhau cực lắm". Tôi đang say sưa làm công tác thăm hỏi bộ đội thì có lịnh Tỉnh ủy gọi về. Tôi được giao nhiệm vụ mới, rất đặc biệt, hoàn toàn không ngờ tới. Tôi được cử đi trong phái đoàn ra miền bắc, báo cáo với Hồ Chủ tịch và Chính phủ tình hình sau Hiệp định Sơ bộ 6 tháng 3 và xin chi viện cho Nam Bộ. Trong đoàn có anh Ðào Văn Trường Khu bộ trưởng Chiến khu 8, anh Ca Văn Thỉnh và bác sĩ Trần Hữu Nghiệp. Nhận được tin này, tôi băn khoăn nửa muốn đi, nửa muốn không. Muốn đi để thấy miền bắc, nhứt là được gặp Bác Hồ, điều mà nhân dân Nam Bộ từ trẻ, già, trai, gái thường ghen với nhân dân miền bắc được vinh dự sống gần Bác. Nhưng tôi lại không muốn đi vì mình còn non kém, ra miền bắc biết báo cáo, ăn nói thế nào? Nhưng phần muốn đi thì nhiều, nên khi Tỉnh ủy đả thông lại, tôi nhận ngay.

Vào cuối tháng 3 năm 1946, đoàn chúng tôi đi theo đường biển từ Bến Tre đến Phú Yên. Lần đầu tiên lênh đênh trên mặt biển, nhiều người say sóng, ói đến mật xanh, mật vàng, mệt nằm la liệt. Nặng nhất là bác sĩ Nghiệp, chỉ có tôi và anh Tư Thỉnh khá nhứt, nhờ nhịn ăn và không nằm. Từ Phú Yên, chúng tôi ngồi xe lửa ra tận Hà Nội. Bước chân xuống đất Hà Nội, lòng tôi nôn nao, rạo rực. Tôi là con gái miệt vườn, được đến thủ đô của cả nước, tôi bỡ ngỡ đủ thứ. Chỉ có một điều làm tôi quen ngay là tình cảm đầm ấm ruột thịt của đồng bào miền bắc làm tôi vui sướng vô hạn. Chúng tôi vừa mới đến Hà Nội hôm trước thì  hôm sau được Bác Hồ đến thăm. Bác đến rất đột ngột. Chúng tôi không ngờ được gặp Bác quá sớm, ngoài điều mong ước tha thiết của mình. Chiều tháng năm. Nắng hè rực rỡ. Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện thân mật tại nhà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì nghe tiếng ô-tô đậu trước cổng. Một cụ già phúc hậu, người dong dỏng cao, tay chống gậy thoăn thoắt bước vào làm tôi suýt reo lên. Ðúng là Bác rồi, Bác giống hệt như trong ảnh mà tôi đã thấy. Tôi đứng ngây người nhìn Bác. Bác niềm nở bắt tay từng người. Khi chưa gặp Bác, tôi nghĩ chắc Bác nghiêm nghị lắm. Nhưng khi gần Bác thì bao nỗi lo âu đều tan hết và càng gần Bác, tôi càng xúc động về tình yêu thương chan hòa của một vị Cha già đối với các con. Năm ấy, tóc Bác chưa bạc nhiều. Khi nhìn Bác nói chuyện, tôi thấy Bác đã gãy một cái răng cửa. Vừa ngồi, Bác hỏi thăm ngay tình hình Nam Bộ, Bác chỉ vào tôi:  - Ưu tiên cho phụ nữ nói trước. Cô nói cho Bác nghe tình hình nhân dân, bộ đội ta  ở Nam Bộ bây giờ thiếu thốn những gì? Các cô, các chú muốn yêu cầu, đề nghị gì?  Tôi luống cuống đứng lên. Bao nhiêu điều chuẩn bị mong gặp Bác chạy đâu mất ráo.  Bác cười, hỏi tôi:  - Thiếu súng lắm phải không? Các cô, các chú muốn xin bao nhiêu khẩu mang về?  Thật là kỳ diệu. Bác đã nói đúng điều quan trọng nhứt mà các đồng chí lãnh đạo ở Nam Bộ đã dặn đi dặn lại mãi trước khi chúng tôi đi. Tôi sung sướng báo cáo với Bác:  - Dạ thưa Bác, nhiều lắm.  Bác nói thong thả:  - Thế nào Trung ương và Chính phủ cũng có súng gởi về Nam. Nhưng nước ta còn nghèo, các cô các chú về, phải đánh Pháp cho giỏi, cướp lấy súng của nó dùng thì cái vốn đó mới nhiều.  Trong bữa ăn. Bác nói chuyện riêng với từng người. Bác căn dặn tôi:  - Cô ở ngoài này học tập một thời gian rồi lại về tiếp tục kháng chiến với bà con.  Tôi còn nhớ như in trong óc những lời dạy bảo của Bác đối với tôi hôm đó.  - Người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế: Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té có phải thế không?  - Dạ!  Ít ngày sau, đoàn cán bộ miền Nam lại được đến mừng thọ Hồ Chủ tịch, nhân ngày kỷ niệm sinh nhật của Bác 19 tháng 5 năm 1946. Bác trìu mến nhìn chúng tôi rồi nói:  -  Bác không thết các cô các chú gì cả, vì nhân dân ta ở miền Nam còn đang chịu bao nhiêu đau khổ bởi giặc Pháp gây ra, Bác cháu ta chưa thể nào vui được. Vậy các cô, các chú về báo cáo với nhân dân miền Nam thân yêu rằng: "Lòng già Hồ, lòng nhân dân miền Bắc lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào miền Nam ruột thịt. Cả nước ta một lòng đánh đuổi giặc Pháp. Nhất định chúng ta sẽ thắng lợi, sẽ có ngày đoàn tụ Nam Bắc một nhà. Lúc đó cả nước ta sẽ liên hoan thắng lợi một thể".  Nói rồi Bác khóc. Chúng tôi đều khóc!  Từ đó, tôi luôn luôn nghĩ đến một cuộc mít-tinh lớn nhất ở Sài Gòn đón Bác Hồ vô Nam, sau ngày kháng chiến thành công. Ngày ấy sẽ là một ngày sung sướng nhứt đời của nhân dân Nam Bộ, niềm vui chiến thắng chung của cả nước Việt Nam...

Nguyễn Thị Ðịnh
(Trích trong cuốn Mùa thu rồi ngày 23,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996)