Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

(7480101)

1. Giới thiệu ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

1.1. Giới thiệu ngành

- Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học có đào tạo về công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình đào tạo được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO (C - Conceive - Hình thành ý tưởng, D - Design - Thiết kế, I - Implement - Triển khai, O - Operate - Vận hành) nhằm đào tạo ra các kỹ sư có khả năng nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin; Kiến thức cốt lõi về Khoa học Máy tính; Kiến thức chuyên sâu về khoa học dữ liệu, thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; trí tuệ nhân tạo; Hình thành được ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành các sản phẩm và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến; Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của phát triển công nghệ thông tin trong xã hội; Hiểu được xu thế và ứng dụng công nghệ thông tin trong cách mạng công nghiệp 4.0.

- Chương trình đào tạo được nhập khẩu của trường Đại học Mississippi (Mỹ) và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Sinh viên được đào tạo sâu về Khoa học Máy tính và không học các môn học liên quan tới lĩnh vực Xây Dựng (như bê tông, thép, vẽ). Thí sinh ứng tuyển vào ngành không cần biết trước về lập trình hay máy tính.

1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

- Cử nhân (4 năm)

- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm)

2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

2.1. Về kiến thức

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học kinh tế, khoa học chính trị.

- Kiến thức chuyên sâu về phân tích, thiết kế, triển khai, vận hành các hệ thống thông tin, hệ thống phần mềm có giá trị thực tiễn, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính.

- Kiến thức về thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn nhằm cung cấp giải pháp hiệu quả dựa trên dữ liệu đối với các ứng dụng phức tạp trong thực tế.

- Kiến thức về thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao.

2.2. Về kỹ năng

- Kỹ năng cần thiết trong việc nghiên cứu phát triển và khai thác các hệ thống tính toán trong các lĩnh vực khác nhau.

- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc theo nhóm hướng tới mục tiêu chung.

- Kỹ năng phân tích, lập luận, đánh giá, ra quyết định.

- Có năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, triển khai và vận hành ý tưởng trong bối cảnh nhu cầu xã hội và doanh nghiệp.

2.3. Về tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Hỗ trợ miễn giảm học phí học tập ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), lập trình, khoa học dữ liệu tại các đơn vị đối tác của ngành.

- Sau 2 năm học tại Đại học Xây dựng, nếu sinh viên có nguyện vọng và đủ điều kiện tài chính cũng như học thuật có thể chuyển tiếp 2 năm cuối tại Đại học Mississippi (Mỹ). Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng của Trường Đại học Mississippi.

- Có thể học song bằng, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác tại trường.

- Được tham gia miễn phí các khóa học liên kết do cách doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ thông tin giảng dạy.

- Được tham quan và dự hội thảo học thuật và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ thông tin.

4. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Khoa học Máy tính có thể làm việc ở các vị trí như:

- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển công nghệ về thị giác máy tính; tương tác người - máy; xử lý ngôn ngữ tự nhiên như công nghệ tri thức.

- Lập trình viên, kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng Khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

- Chuyên viên thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu bằng các hệ thống máy tính, nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

- Chuyên viên hệ thống thông tin, kỹ sư thiết kế và triển khai giải pháp công nghệ thông tin của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông;

- Chuyên viên phân tích, thiết kế phần mềm, kỹ sư phát triển, gia công và triển khai phần mềm trong các công ty phần mềm;

- Chuyên viên tư vấn giải pháp, thiết kế, quản trị các hệ thống mạng, các hệ thống phần mềm cho các tổ chức, doanh nghiệp;

- Chuyên viên kỹ thuật tại các đơn vị vận hành, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học.

- Chuyên viên quản lý dự án Công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... thuộc các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau.

- Giảng viên, nghiên cứu viên về Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin ở các trường, viện, trung tâm nghiên cứu.

- Chuyên viên tin học/công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.

5. Cơ hội học tập bậc sau đại học: Có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ ở bậc cao học và nghiên cứu sinh các ngành Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin trong và ngoài nước.

6. Liên hệ:

  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Địa chỉ: P410, Nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.38697940    
  • Email: 
  • Website:   fit.huce.edu.vn
  • Fanpage (Các em có thể inbox, nhận tư vấn tuyển sinh trực tiếp với các giảng viên của ngành):  https://www.facebook.com/cnttdhxd
  • Tư vấn Tuyển sinh trực tiếp (giải đáp các câu hỏi về chỉ tiêu, điểm sàn, điểm chuẩn, học phí,....). Nhấp chuột vào biểu tượng mà bạn muốn nhận tư vấn:
    • Tư vấn qua Facebook messenger: 
      Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính
  • Hoặc liên hệ trực tiếp với: 
    • PGS.TS Trần Anh Bình - 0988 166 633
    • ThS. Hoàng Nam Thắng – 0912 987 567

Tham khảo thêm các ngành của khoa Công nghệ Thông tin

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

Hợp tác với doanh nghiệp

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

Phòng máy Lab

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

Sinh viên thực hành trên Lab

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

Sinh viên nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính
Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính
Định hướng nghề nghiệp

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính
Hội thảo chuyên đề

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính
Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính
Bức tranh tổng thể về ngành Khoa học máy tính (Computer Science)

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin với cuộc cách mạng 4.0 đã và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin đang có sức hút rất lớn với các bạn trẻ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Khoa học máy tính - chuyên ngành được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa hiện nay.

Nghiên cứu sinh Khoa học máy tính

Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống

Tìm hiểu về ngành Khoa học Máy tính

- Khoa học máy tính (tiếng Anh là Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.

- Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Hiểu một cách đơn giản khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toánvà thiết kế các hệ thống tính toán.

- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…

Mức lương ngành Khoa học Máy tính

Thực tế, mức lương ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn, tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu; mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng cũng như những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được.

Làm sao để biết bạn phù hợp với ngành Khoa học Máy tính?

Để có thể theo đuổi đam mê với ngành Khoa học máy tính, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

- Đam mê với công nghệ, phần mềm;

- Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;

- Nhanh nhẹn , nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;

- Chính xác và thận trọng trong công việc;

- Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;

- Có khả năng ngoại ngữ tốt;

- Có khả năng làm việc nhóm;

- Chịu được áp lực công việc tốt.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần nắm về ngành Khoa học máy tính. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả và đưa ra quyết định có nên học ngành Khoa học máy tính hay không nhé.

Tin khác:

  • Chuyên ngành Khoa học Máy tính