Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày

Pháp luật cho phép thời gian tối đa nhân viên được nghỉ không lương trong một năm là bao nhiêu ngày? (Ngọc Ái)

Luật sư tư vấn

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ không hưởng lương trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Người lao động được nghỉ không hưởng lương một ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Đối với trường hợp này, người lao động không phải xin phép người sử dụng lao động mà chỉ cần thông báo cho người sử dụng lao động biết (có thể thông báo qua văn bản, email, gọi điện thoại...).

Căn cứ khoản 1 điều 6 và điểm a khoản 1 điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng (nếu người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng).

Trường hợp 2:

Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Với trường hợp này, người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động, nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động không được tự ý nghỉ.

Pháp luật không quy định cụ thể thời gian nghỉ không lương trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Để giải quyết công việc cá nhân, ngoài cắt phép năm, người lao động có thể xin nghỉ không hưởng lương. Vậy theo quy định, người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

1. Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?

Điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:

(1) Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.

(2) Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:

- Trường hợp (1): Phải thông báo với người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…

- Trường hợp (2): Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:

Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.

Người lao động được nghỉ 01 ngày.

Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Bộ luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày

3. Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?

Theo quy định, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng.

Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Bà Nguyễn Như (TP. Hà Nội) là viên chức tại 1 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Vì lý do cá nhân, bà Như muốn được nghỉ việc không hưởng lương 4 năm. Bà Như hỏi, nếu Giám đốc Bệnh viện đồng ý thì bà có được nghỉ việc không hưởng lương không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức: Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, việc nghỉ không hưởng lương của viên chức hiện nay chưa có quy định về thời gian tối đa, tuy nhiên trong trường hợp này phải đủ các điều kiện là: Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu bệnh viện.

Nghỉ việc riêng không lương tối đa báo nhiêu ngày?

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3.

Nghỉ không hưởng lương báo nhiêu ngày thì không đóng BHXH?

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động nghỉ làm không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người lao động được nghỉ ít nhất báo nhiêu trong mỗi tuần tuần?

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Theo đó, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Người lao động làm đủ 12 tháng trong năm liên tục thì được nghỉ tối thiểu báo nhiêu ngày nghỉ hằng năm nếu làm trong điều kiện làm việc bình thường?

\=> Người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên trong điều kiện bình thường sẽ được hưởng 12 ngày nghỉ phép có được trả lương/năm. Theo quy định tại điều 114, Bộ Luật Lao động 2019 thì cứ mỗi 5 năm làm việc thì sẽ được cộng thêm một ngày nghỉ phép.