Nghị định 48 về hướng dẫn hợp đồng xây dựng năm 2024

Ngày 07/05/2010, Chính Phủ ban hành Nghị định số 48/2010/NĐ-CP quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Vậy nội dung của Nghị định 48 là gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về Nghị định 48 về hợp đồng xây dựng trong bài viết sau.

Nghị định 48 về hướng dẫn hợp đồng xây dựng năm 2024

Nghị định 48 về hợp đồng xây dựng

Nội Dung Chính

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP

Phân loại hợp đồng xây dựng

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 48, hợp đồng xây dựng được phân loại dựa theo các yếu tố sau:

Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất công việc

  1. Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) – thực hiện công việc tư vấn trong lĩnh vực xây dựng.
  2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) – thực hiện việc xây dựng công trình theo thiết kế đã có.
  3. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) – cung cấp thiết bị cho công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
  4. Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC) – thực hiện cả công việc thiết kế và thi công xây dựng.
  5. Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP) – thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ.
  6. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là PC) – kết hợp cung cấp thiết bị và thi công xây dựng.
  7. Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC) – thực hiện từ thiết kế đến thi công xây dựng.
  8. h) Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay – thực hiện toàn bộ công việc từ lập dự án đến thi công xây dựng.

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Hợp đồng xây dựng được phân loại theo giá

  1. Hợp đồng trọn gói.
  2. Hợp đồng theo đơn giá cố định.
  3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
  4. Hợp đồng theo thời gian.
  5. Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%).

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Điều 4 Nghị định 48 về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng như sau:

  1. Hợp đồng xây dựng được ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
  2. Quá trình ký kết hợp đồng xây dựng chỉ diễn ra sau khi bên giao thầu đã chọn nhà thầu theo quy định và tất cả các bên tham gia đã hoàn tất quá trình đàm phán hợp đồng.
  3. Giá ký kết hợp đồng không được vượt quá giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu) hoặc giá đề xuất đã được duyệt (trong trường hợp chỉ định thầu).
  4. Đối với hợp đồng thực hiện công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ, toàn bộ nội dung có thể được ghi trong văn bản hợp đồng.
  5. Trong dự án, nếu chủ đầu tư ký kết nhiều hợp đồng với nhiều nhà thầu để thực hiện các gói thầu khác nhau, thì nội dung của các hợp đồng này phải được thống nhất và đồng bộ về tiến độ, chất lượng trong quá trình thực hiện, đảm bảo hiệu quả đầu tư chung của dự án.
  6. Nếu bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu, các thành viên trong liên danh phải có thỏa thuận liên danh và tất cả các thành viên phải ký tên trên hợp đồng.
  7. Bên giao thầu và bên nhận thầu phải cử người đại diện có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình để thực hiện quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng xây dựng.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 5 Nghị định 48 như sau:

  1. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.
  2. Thực hiện hợp đồng xây dựng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau và đúng pháp luật.
  3. Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Hiệu lực của hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Người tham gia ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  2. Phải đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 4 Nghị định này;
  3. Hợp đồng phải có hình thức bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức, bên đó phải ký tên và đóng dấu;
  4. Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động và năng lực hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu hoặc thời điểm khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng

Khoản 3 điều 6 Nghị định 48 quy định tính pháp lý của hợp đồng xây dựng như sau:

  1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
  2. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
  3. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan khác có liên quan phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Nghị định 48 về hợp đồng xây dựng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.