Ngày 27 tháng 7 là ngày gì năm 2024

Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc. Cùng với nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa, các chuyên gia, nhà quản lý cũng đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI THĂM VÀ TẶNG QUÀ CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH TẠI QUẢNG TRỊ

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TƯỞNG NHỚ CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI QUẢNG TRỊ

Trân trọng, biết ơn những hy sinh to lớn của các thương binh, liệt sỹ, người có công với Cách mạng

Hôm nay, ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày thể hiện lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đây cũng là ngày phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Hướng đến ngày kỷ niệm này, nhiều hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sỹ diễn ra trên khắp cả nước, với những hành động mang ý nghĩa tôn vinh người có công với cách mạng, khẳng định ý nghĩa vô giá của sự cống hiến, hy sinh của các chiến sỹ. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và cả mai sau.

Đảng, Nhà nước cùng nhân dân ta trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của những thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

Ngày 27 tháng 7 là ngày gì năm 2024

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dâng hương tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác Trung ương và Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, nơi an nghỉ của hơn 10.000 Liệt sĩ trong cả nước, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong không khí linh thiêng, trước anh linh của các Anh hùng Liệt sĩ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn công tác đã kính cẩn dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với những người con trên mọi miền đất nước đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác cũng đã tới dâng hương, dâng hoa các Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 - nơi yên nghỉ của gần 11.000 Anh hùng Liệt sĩ đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và ở đất nước bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành độc lập dân tộc cũng như hy sinh trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 27 tháng 7 là ngày gì năm 2024

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thả hoa trên sông Thạch Hãn

Ghi sổ lưu niệm tại Thành cổ Quảng Trị, Chủ tịch Quốc hội viết “Mỗi lần thăm Thành cổ Quảng Trị, càng thấy cần phải sống, học tập, làm việc sao cho xứng đáng hơn vì Đồng bào, Chiến sĩ đã hy sinh xương máu. vì độc lập, tự do và sự trường tồn của Dân tộc, của Đât nước”. Bên bờ Nam sông Thạch Hãn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã đã kính cẩn, trang nghiêm thả hoa xuống dòng sông Thạch Hãn, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Hướng đến ngày kỷ niệm ý nghĩa này, vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã đến thăm, tặng quà gia đình người có công với cách mạng tại tỉnh Long An. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm chăm lo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp, Đảng và Nhà nước ta còn chăm lo người có công bằng các chính sách cụ thể như: xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà ở người có công...

.jpg)

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục quan tâm, thường xuyên chăm lo các gia đình thương binh - liệt sỹ, tiếp tục đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực trong xã hội góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác ưu đãi người có công với cách mạng.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự hưởng ứng của các bộ, ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nhà Tình nghĩa”, “Vườn cây tình nghĩa”, “Sổ tiết kiệm tình nghĩa”... để chăm sóc cha mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng... đã lan tỏa sâu rộng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Những việc làm trách nhiệm và nghĩa tình thực sự trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, nét đẹp trong đời sống văn hóa, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, khơi dậy và bồi đắp giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

Chia sẻ về việc thực hiện chế độ, chính sách với người có công, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của quy hoạch này hướng đến việc hình thành một hệ thống cơ sở có đủ quy mô, năng lực đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; đảm bảo người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, từ năm 2020 đến nay, do tác động của đại dịch COVID-19 đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên công tác chăm sóc người có công với cách mạng vẫn được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, do đó đời sống của người có công và thân nhân của họ vẫn được bảo đảm ổn định. Mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công luôn được điều chỉnh tăng phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở.

Ngày 27 tháng 7 là ngày gì năm 2024

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan

Mới đây, đúng vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Với Nghị định 55/NĐ-CP, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng, làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu rõ, các phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Trong thời gian tới đây, Nhà nước xây dựng chiến lược tài chính để thực hiện chính sách xã hội, trong đó có chính sách người có công, trên cơ sở nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của người dân. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực trong công tác chăm sóc người có công.

Đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đối với người có công, TS.Nguyễn Hoài Thu, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng, cần tiếp tục rà soát, đảm bảo sự thống nhất về các điều kiện, tiêu chuẩn của từng loại đối tượng người có công với cách mạng và mở rộng phạm vi đối tượng cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay; bảo đảm phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện, khắc phục những hạn chế, ngăn ngừa đối tựng lợi dụng chính sách để gian lận trong hưởng chế độ ưu đãi.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các chế độ trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng, nhất là các quy định ưu đãi về kinh tế - xã hội (mức, hình thức, phương pháp thực hiện, trách nhiệm hướng dẫn thực hiện...) theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu rộng các quy định về chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và các trình tự, thủ tục thực hiện.

Đồng thời, cần đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội hóa ngằm tạo thêm nguồn phục vụ cho việc hỗ trợ, nâng cao mức sống người có công với cách mạng và thân nhân của họ, uy trì và phát triển nhiều hình thức, hoạt động đền ơn đáp nghĩa với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện hiện nay. Từng bước giải quyết vấn đề nâng cao mức và mở rộng diện trợ cấp nhằm bảo đảm đời sống cho các đối tượng người có công theo mức độ huy động và động viên cao nhất tiềm lực, khả năng của đất nước và nhân dân.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác chăm sóc người có công. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện pháp luật, chính sách đối với người có công với cách mạng.

Ngoài ra, cần kết hợp việc bố trí tăng ngân sách nhà nước với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác người có công với cách mạng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Ngày 27 tháng 7 là ngày mang ý nghĩa gì?

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW, ngày 08/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh - Liệt sỹ” của cả nước.

27 tháng 7 có sự kiện gì?

Ngày thương binh liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là một ngày lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những công lao to lớn của các thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.

Kỷ niệm bao nhiêu năm ngày 27 tháng 7?

Thiết thực kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023) trong những ngày này các tổ chức, cá nhân và đoàn thể đã và đang tổ chức các hoạt động chăm lo, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có công với ...

Ngày thương binh liệt sĩ có ý nghĩa gì?

Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc.