Mức lương tối thiểu từ 1 7 2023

Tăng lương cơ sở vì không thể cải cách tiền lương

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tiền lương, Nghị quyết 28 ban hành năm 2018 đề ra nhiệm vụ cần cải cách tiền lương, đưa tiền lương về đúng với giá trị thực, đáp ứng đời sống của người lao động. Tuy nhiên, thực tế, do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nên đến giờ phút này công cuộc cải cách tiền lương vẫn chưa thể thực hiện.

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Lê Đình Quảng – Phó ban Chính sách – Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, bản chất của việc thực hiện cải cách tiền lương là trả lương theo vị trí việc làm - mang tính chất toàn diện, căn bản hơn. Tăng lương chỉ là điều chỉnh tiền lương.

Mức lương tối thiểu từ 1 7 2023

Vì không thể cải cách toàn diện tiền lương nên Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở. Ảnh: NN

“Một trong những nguyên tắc trả lương theo đề án cải cách tiền lương là không còn mức lương cơ sở mà trả trực tiếp bằng tiền, căn cứ vào vị trí việc làm, khối lượng công việc. Để thực hiện cải cách tiền lương, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn hơn và gắn liền với cải cách bộ máy, tinh giản biên chế” – ông Quảng cho biết. 

Theo ông Quảng, về căn bản, cải cách tiền lương mang tính tổng thể hơn, nhưng nếu chưa đủ điều kiện thì cần trước mắt điều chỉnh mức lương cơ sở.

Trước khó khăn mà lao động đang phải đối mặt do tiền lương thấp, không đủ đáp ứng đời sống tối thiểu, vừa qua Chính phủ đã đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023.

Theo tính toán, trung bình mức lương cơ sở tăng định kỳ từ 7-10%, mỗi năm tăng 100 nghìn đồng. Riêng năm 2017 tăng 90.000 đồng và từ năm 2019 tới nay chưa tăng lương cơ sở do khó khăn từ dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên việc tăng lương cơ sở chỉ là giải pháp trước mắt nhằm điều chỉnh một phần tiền lương, giúp rút ngắn khoảng cách tiền lương với trượt giá chứ không phải cải thiện tiền lương hay đưa tiền lương về đúng giá trị thực.

Dù vậy, theo ông Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội việc tăng lương cơ sở cũng là cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Với việc tăng lương cơ sở lên từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, nền tiền lương cơ sở sẽ tăng thêm 20%. Điều này góp phần cải thiện khó khăn của người lao động.

Nên tăng lương cơ sở từ 1/1/2023

Theo ông Lê Đình Quảng nên tăng lương cho lao động 1/1/2023 thay cho 1/7/2023. Lý do là bởi hiện nay mức lương cơ sở đang quá thấp, đã 3 năm chúng ta chưa điều chỉnh lương cơ sở.

"Trước đây mức lương cơ sở được áp dụng chung cho cả cán bộ khu vực công chức, viên chức, doanh nghiệp. Nhưng năm 2013 thì tách ra, doanh nghiệp áp dụng lương tối thiểu vùng, còn công chức viên chức thì áp dụng lương theo Nghị định 66. Theo đó, tiền lương của cán bộ công chức tính trên hệ số nhân với lương cơ sở", ông Quảng nói.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó tới nay mức lương khu vực công và khu vực tư có nhiều khác biệt chênh lệch. Lương khu vực tư đang chạy nhanh hơn khu vực công. Vì thế cần sớm điều chỉnh lương cơ sở để tăng lương công chức, viên chức.

Mức lương tối thiểu từ 1 7 2023

Cần tăng lương công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/1/2023 thay vì 1/7/2023. Ảnh: N.T

Ông Quảng cho rằng thường khi đề cập tới vấn đề tăng lương người ta sẽ nhắc tới 3 điều kiện. Căn cứ vào tình hình ngân sách nhà nước; thứ 2 chỉ số tăng trưởng CPI thứ 3 là tốc độ phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Nếu chiếu theo điều này thì các điều kiện tăng lương công chức viên chức đã khá "chín mùi".

"Đặc biệt do tình hình dịch Covid-19, 3 năm nay lương công chức viên chức không được tăng. Đời sống của cán bộ công chức đã rất khó khăn. Vì thế cần phải tăng lương sớm để giải quyết những khó khăn cho người lao động", ông Quảng nói.

Mặt khác cũng theo ông Quảng nên tăng lương từ 1/1/2023 thay vì tăng theo tiền lệ từ 1/7/2023 là bởi điều này cũng tạo thuận lợi cho những người hoạch định chính sách và tính toán cân đối ngân sách theo năm tài chính chung. 

Ngày 11/10/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội đã nêu kết luận về việc cải cách tiền lương ở phiên họp thứ 16 trong báo cáo tình hình kinh tế, xã hội 2022 và kế hoạch 2023 của Chính phủ.

(LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin mới nhất về mức tăng lương cơ sở cũng như thời điểm tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức…)

1. Đề xuất tăng lương cơ sở ngay từ 01/01/2023

Đây là đề xuất được đại biểu quốc hội đề ra vào ngày 22/10/2022 khi thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2020, dự kiến năm 2023.

Theo đó, các đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng việc tăng lương cơ sở sớm hơn 06 tháng, thay vì 01/7/2023 thì sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức ngay từ ngày 01/01/2023 để kịp thời hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức khó khăn nhất là khi các mặt hàng đang không ngừng tăng mạnh như hiện nay.

Lý giải cho đề xuất này, các đại biểu đưa ra 03 lý do gồm:

- Trước đây, do dịch Covid-19, người dân và doanh nghiệp đã được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều để vượt qua đại dịch. Và hiện tại là thời điểm để hỗ trợ cho các đối tượng đang hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước trong đó có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước.

- Hiện nay, công chức, viên chức đặc biệt là ngành y tế, giáo dục đang đối mặt với áp lực công việc khiến nhiều người có ý định nghỉ việc, chuyển việc… khiến các ngành, nghề thiếu nhân sự trầm trọng. Việc tăng lương sớm sẽ góp phần bù đắp những áp lực hiện nay.

- Thời gian tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức… nếu áp dụng từ 01/7/2023 thì khoảng cách với lần tăng trước (01/7/2019) là quá lâu (khoảng 04 năm) trong khi đó, giá cả hàng hoá thì tăng từng ngày.

Mức lương tối thiểu từ 1 7 2023

2. Trình bày đề xuất tăng lương cơ sở từ 01/7/2023

Chiều 20/10/2022, tại buổi khai mạc phiên họp thứ 14 của Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

Trong báo cáo, đồng chí nêu rõ, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp, đặc biệt hiện nay còn có tình trạng một bộ phận không nhỏ các đối tượng này nghỉ việc, chuyển việc nhất là giáo dục và y tế.

Do đó, đồng chí nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện và phát triển hiệu quả chính sách về tiền lương trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 01/7/2023.

Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khoảng 12,5%; hỗ trợ thêm cho người nghỉ hưu tước 1995, tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Sau đó, khi các đại biểu thảo luận, về kế hoạch tài chính trong ba năm tới từ 2023 - 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết cần thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong đó có cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công trong đó có việc chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023.

Về việc tăng lương cơ sở, đa số ý kiến nhất trí tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8%) áp dụng từ 01/7/2023 và tăng chi trả cho một số đối tượng: Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm cho người nghỉ hưu trước 1995 có mức hưởng thấp; tăng trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách khác gắn với lương cơ sở.

Lý giải về nguyên nhân, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lương cơ sở chưa được điều chỉnh từ 2020 đến nay, vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng đã ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều lao động trong khu vực Nhà nước. Do đó, việc tăng lương cơ sở cho các đối tượng này là phù hợp.

Đồng thời, từ ngày 01/01/2023 sẽ điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.

Riêng các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù thì tiếp tục thực hiện cho tới khi cải cách tiền lương. Do đó, các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ tiếp tục áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu được thông qua thì tăng lương cơ sở sẽ được áp dụng từ 01/7/2023 và điều chỉnh phụ cấp nghề cho cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở sẽ áp dụng từ 01/01/2023.

3. Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Cũng tại buổi họp hôm nay, các cơ quan, đơn vị đang đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2020 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Và thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, sau hai lần "lỡ hẹn" tăng lương cơ sở của năm 2021 và năm 2022 thì mức đề xuất tăng lương cơ sở đã được tăng thêm 200.000 đồng/tháng so với dự kiến trước đó là tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu từ 1 7 2023

4. Phương án điều chỉnh lương cơ sở sẽ được trình ngày 20/10

Dự kiến ngày 20/10/2022 sẽ diễn ra phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

5. Sẽ trình Quốc hội về việc tăng lương cơ sở, lương hưu

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc chi biết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đã được điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP với mức điều chỉnh tăng thêm 6% so với trước đây:

Đơn vị: đồng/tháng

Mức lương tối thiểu từ 1 7 2023

Do đó, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, người nghỉ hưu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và khối doanh nghiệp Nhà nước trong lần này sẽ được điều chỉnh mức lương.

Đặc biệt, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

Đồng thời, tiếp tục khẩn trương chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị.

Như vậy, năm 2023 dự kiến vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan của Nhà nước.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về việc tăng lương cơ sở 2023./.

Theo: https://luatvietnam.vn/