Mức lương ngành khoa học cây trồng

Khoa học cây trồng là ngành học rất rộng bao gồm nhân giống, di truyền, sản xuất và quản lý.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học cây trồng là ngành gì?

Khoa học cây trồng (Crop Science) là ngành học nghiên cứu về các loại cây lương thực, thức ăn chăn nuôi, cỏ và chất xơ chính trên thế giới cùng môi trường của chúng.

Các vấn đề liên quan tới cây trồng bao gồm việc:

  • Lựa chọn, nhân tạo giống cây trồng
  • Các kỹ thuật canh tác của các loại cây trồng (cây lúa nước, cây ăn quả, rau…)
  • Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng

Mức lương ngành khoa học cây trồng

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học cây trồng

Danh sách chi tiết các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học cây trồng năm 2022, các bạn click vào tên trường để xem thông tin tuyển sinh nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học cây trồng năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối xét tuyển ngành Khoa học cây trồng

Các khối chính được sử dụng để đăng ký xét tuyển ngành Khoa học cây trồng năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)

Ngoài ra còn nhiều sự lựa chọn của một số trường:

  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
  • Khối A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối B02 (Toán, Sinh học, Địa lí)
  • Khối B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa học)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng

Qua chương trình học ngành Khoa học cây trồng, sinh viên có thể được đào tạo kiến thức và khả năng tạo giống cây trồng mới, tiếp cận phương pháp và công nghệ trồng trọt hiện đại, cung cấp các sản phẩm cây trồng sạch và đảm bảo về an toàn cùng chất lượng.

Tham khảo ngay chương trình học ngành Khoa học cây trồng của trường Đại học Nông lâm Bắc Giang.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Kỹ năng giao tiếp
Tiếng Anh 1/Tiếng Trung 1
Tiếng Anh 2/Tiếng Trung 2
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Giáo dục quốc phòng an ninh
Xác xuất – Thống kê
Hóa phân tích
Tin học đại cương
Sinh thái môi trường
Thực vật học
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở ngành
Khí tượng nông nghiệp
Sinh lý thực vật
Hóa sinh thực vật
Di truyền và Chọn tạo giống cây trồng
Thổ nhưỡng 1
Phân bón
Vi sinh vật đại cương
Côn trùng, bệnh cây đại cương
Quản lý dịch hại
Canh tác học và Điều tiết nước cho cây trồng
Ứng dụng Công nghệ sinh học trong trồng trọt
2/ Kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Phương pháp thí nghiệm & Thống kê sinh học
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Trồng cây không dùng đất
Cây rau
Hoa, cây cảnh và thiết kế cảnh quan
Khuyến nông
Nông nghiệp hữu cơ
Bảo quản nông sản sau thu hoạch
Học phần tự chọn (chọn 4 TC trong 20 TC); với SV không làm khóa luận TN (sau khi TTTN chọn học bổ sung thêm 4 TC)
Kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch 1
Tổ chức quản lý sản xuất trong trồng trọt
Sử dụng máy nông nghiệp
Dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng 1
Tiếng anh chuyên ngành Nông học
Hệ thống nông nghiệp
Sản xuất giống và công nghệ hạt giống
Trồng cây dược liệu
Công nghệ nuôi trồng nấm
Dâu tằm
3/ Thực tập nghề nghiệp, TTTN
Thực tập nghề nghiệp
Khảo nghiệm giống cây trồng
Kỹ thuật vườn ươm & Nhân giống cây trồng
Công trình sản xuất cây trồng
Trồng cây trong nhà có mái che
Sản xuất rau an toàn
Sản xuất chè an toàn
Xây dựng cơ cấu cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp
Điều khiển sinh trưởng cây ăn quả
Thực tập tốt nghiệp:
Thực tập tốt nghiệp, làm khoá luận
Thực tập tốt nghiệp,làm chuyên đề

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng có thể thử sức với các công việc và vị trí công tác sau:

  • Cán bộ quản lý, kỹ thuật, giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực khoa học cây trồng tại các cơ quan quản lý nông nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Khởi nghiệp và xây dựng trang trại nông nghiệp, công ty nông nghiệp riêng như trang trại cây trồng rau sạch, trang trại nấm…
  • Học tập và nâng cao trình độ bậc thạc sĩ, tiến sĩ
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nông nghiệp như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Khoa học và Công nghệ trung tâm Khuyến nông, trung tâm giống, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trạm Khuyến nông…

Việc làm Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp

Việt Nam với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, nên ngành khoa học cây trồng là sự lựa chọn để học về nông nghiệp của rất nhiều người hiện nay. Để hiểu chính xác hơn về ngành khoa học cây trồng này như thế nào, hãy cùng đọc ngay những chia sẻ trong bài viết này để có được định nghĩa cơ bản, dễ hiểu cho bạn như sau:

Ngành khoa học cây trồng là chuyên ngành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như ánh sáng, sự di truyền, dưỡng chất, nhiệt độ, phân bón, thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật),... cùng với nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cây trồng như sâu bệnh, côn trùng, cỏ dại. Qua chương trình học bạn biết cách để nhân giống cây trồng khác nhau, có kỹ thuật về canh tác cây trồng cho từ nhóm cây, các biện pháp về bảo vệ thực vật.

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Định nghĩa đơn giản cho ngành khoa học cây trồng

Đây là một ngành liên quan đến nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và mang lại những hiệu quả tốt khi phát triển các giống cây trồng cho năng xuất. Cây trồng là một trong ba loại cây thực phẩm chính mà hiện nay được tiêu thụ trong và ngoài nước.

Theo học ngành khoa học cây trồng, bạn sẽ cảm thấy thú vị và tiếp thu cho mình nhiều kiến thức. Bạn có được cho bản thân mình những kiến thức về dinh dưỡng cây trồng, sinh lý thực vật, di truyền quần thể - số lượng, hài thái giải phẫu thực vật, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, cơ khí nông nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, chọn giống cây trồng, phì nhiêu đất, bệnh cây trồng, kỹ thuật sản xuất rau sạch, công nghệ hạt giống, bảo quản sau thu hoạch, kiểm định hạt giống, phòng trừ sinh học côn trùng,…

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Theo chân khoa học cây trồng bạn sẽ thu thập được những gì?

Không chỉ được đào tạo các kiến thức về chuyên môn, bạn còn được đào tạo để có các kỹ năng về thống kê, các nguyên tắc trong di truyền học, xử lý số liệu thí nghiệm, kiến thức về việc xử lý các vấn đề về đất đai, phân bón, kiến thức về việc cải tiến và xây dựng công trình canh tác, chọn giống cây trồng, kỹ năng về quản lý và kiểm tra, kiểm soát với quá trình sản xuất nông nghiệp, kỹ năng về điều hành nông trại, các quy hoạch khác nhau,…

Đó sẽ là các kiến thức bạn nhận được khi theo học với các ngành khoa học cây trồng theo chương trình đào tạo tại các trường đại học. Qua đó bạn không những có kiến thức chuyên môn, chương trình học sẽ đem đến cho các bạn sinh viên các kiến thức về thực hành, các kỹ năng và kỹ thuật để hành nghề sau khi tốt nghiệp.

Xem thêm: Trồng cây gì có đầu ra ổn định? Bật mí những cây giúp bạn làm giàu

3. Thông tin cơ bản cần biết với ngành khoa học cây trồng

Tìm hiểu thông tin về trường các bạn sẽ tìm kiếm môi trường học, ngành học này xét tuyển với những khối thi nào và điểm chuẩn chuẩn của ngành khoa học cây trồng tại các trường đại học này như thế nào. Để có định hướng tốt nhất về chọn trường đào tạo cho bản thân thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong phần dưới đây nhé:

3.1. Môi trường đào tạo khoa học cây trồng uy tín, chất lượng cho lựa chọn

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Môi trường đào tạo khoa học cây trồng uy tín, chất lượng cho lựa chọn

Ngành khoa học cây trồng hiện nay được đào tạo bởi khá nhiều các trường đại học khác nhau trên cả nước, du bạn ở phía Bắc, phía Nam hay bạn ở khu vực miền Trung thì đều có cơ hội được hợp ngành này với các trường đại học như sau:

  • Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội
  • Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội
  • Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế
  • Trường Đại học Hà Tĩnh
  • Trường Đại học Cần Thơ
  • Trường Đại học Tiền Giang
  • Trường Đại học Nông Lập – Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Hải Phòng
  • Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Trường Đại học Tây Nguyên
  • Trường Đại học Hùng Vương
  • Trường Đại học Tân Trào
  • Trường Đại học Kiên Giang
  • Trường Đại học An Giang
  • Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai

Có rất nhiều các sự lựa chọn các trường đại học khác nhau khi muốn theo đuổi ngành khoa học cây trồng hiện nay tại nước ta. Với danh sách nêu tên các trường ở trên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các trường để quyết định một ngôi trường phù hợp nhất với bản thân bạn.

3.2. Khối xét tuyển vào trường với ngành học khoa học cây trồng

Cũng giống như trường đại học đào tạo, bởi có rất nhiều các trường đại học khác nhau đào tạo ngành khoa học cây trồng nền khối xét tuyển cho ngành học này cũng rất đa dạng các nhóm môn thui khác nhau. Cùng kể tên các khối thi được các trường tuyển đầu với với ngành khoa học cây trồng để lựa chọn một khối thi phù hợp nhất với khả năng học tập của bạn:

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Khối xét tuyển vào trường với ngành học khoa học cây trồng

  • Khối thi tuyển đầu vào A00 gồm có toán học, hóa học, vật lý.
  • Khối thi tuyển đầu vào A01 gồm có toán học, tiếng Anh, vật lý.
  • Khối thi tuyển đầu vào A02 gồm có toán học, sinh học, vật lý.
  • Khối thi tuyển đầu vào B00 gồm có sinh học, hóa học, toán học.
  • Khối thi tuyển đầu vào B02 gồm có địa lý, sinh học, toán học.
  • Khối thi tuyển đầu vào B03 gồm có sinh học, ngữ văn, toán học.
  • Khối thi tuyển đầu vào C02 gồm có toán học, hóa học, ngữ văn.
  • Khối thi tuyển đầu vào D01 gồm có tiếng Anh, toán học, ngữ văn.
  • Khối thi tuyển đầu vào D07 gồm có tiếng Anh, hóa học, toán học.

Với các khối thi ở trên, bạn đã lựa chọn được cho mình một khối thi phù hợp với khả năng của mình hay chưa? Hãy cho chúng tôi biết bạn thế mạnh ở khối thi nào, chúng tôi sẽ tư vấn lựa chọn trường phù hợp nhất với bạn trong bình luận của bài viết này.

3.3. Điểm chuẩn xét tuyển bạn cần quan tâm

Tùy thuộc vào các cơ sở đào tạo, các trường đại học khác nhau mà điểm chuẩn xét tuyển trường của ngành đều khác nhau. Đặc biệt, đây không phải là ngành “hot” nên điểm chuẩn đầu vào khá thấp, phù hợp với khả năng học tập của nhiều bạn, đặc biệt là với các bạn đam mê về cây trồng, nông nghiệp hiện nay.

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Điểm chuẩn xét tuyển bạn cần quan tâm

Trong những năm gần đây điểm chuẩn xét tuyển vào ngành khoa học cây trồng thường giao động từ 14 điểm – 19 điểm tùy thuộc vào từng trường bạn chọn. Những nhìn chung với mức điểm xét tuyển này vẫn sẽ phù hợp với năng lực và dễ đậu vào trường với nhiều bạn trẻ hiện nay.

Việc làm kỹ thuật nông nghiệp

4. Các cơ hội việc làm cho sinh viên khoa học cây trồng sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư khoa học cây trồng bạn có nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Dù ngành nông nghiệp ngày nay không được đẩy mạnh phát triển trong tỷ trọng nền kinh tế nhưng nó vẫn là một ngành rất quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Sau tốt nghiệp cơ hội việc làm bạn có thể tìm thấy cho bản thân bao gồm:

Thứ nhất, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các cơ quan quản lý về nông nghiệp hiện nay ở nước ta, làm việc tại các đơn vị của bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp, các trung tâm nghiên cứu về giống cây trồng, trung tâm khuyến nông, trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp,… hoặc làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Các cơ hội việc làm cho sinh viên khoa học cây trồng sau khi ra trường

Thứ hai, cơ hội việc làm về nghiên cứu cây trồng tại các viện nghiên cứu, các trung tập nghiên cứu hoặc các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu đối với các giống cây trồng, liên quan đến ngành nông nghiệp.

Thứ ba, làm việc với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước dưới vai trò là một giảng viên chuyên ngành khoa học cây trồng.

Thứ tư, bạn cũng sẽ có cơ hội thử sức làm giàu từ nông nghiệp với việc tự tạo lập cho bản thân các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trồng cấy cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Cơ hội việc làm cho bạn rất nhiều, để tìm được một môi trường làm việc lý tưởng nhất cho bản thân thì đừng quên việc trang bị cho bản thân kiến thức và chuyên môn cũng như các kiến thức nghiên vụ để phục vụ và đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp.

Xem thêm: Các ngành nghề ở nông thôn – ý tưởng làm giàu không cần nhiều vốn

Tìm kiếm việc làm

5. Một số vị trí công việc dễ tìm kiếm bằng kỹ sư khoa học cây trồng

Có nhiều các vị trí công việc với ngành khoa học cây trồng sau khi tốt nghiệp bạn tìm được, gợi ý cho bạn về một số vị trí dễ tìm với mức thu nhập hấp dẫn như sau:

5.1. Kỹ sư nông nghiệp hữu cơ

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Kỹ sư nông nghiệp hữu cơ

Một kỹ sư nông nghiệp hữu cơ cần thực hiện các công việc như lên kế hoạch làm việc cho bản thân, thực hiện việc xây dựng các quy trình trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay, thực hiện việc giám sát tình hình phát triển cây trồng để biết được được thực trạng sinh trưởng và sâu bệnh để từ đó đưa ra các phương án xử lý phù hợp; dự báo về sản lượng cây trồng cho bộ phận kinh doanh, áp dụng vào quá trình sản xuất các khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.

Với vị trí công việc này, bạn có thể nhận được mức thu nhập rất hấp dẫn cho bản thân vào khoảng 12 triệu – 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào môi trường làm việc, kinh nghiệm làm việc mà bạn có cùng với chuyên môn trong ngành.

5.2. Kỹ sư nông nghiệp

Kỹ sư nông nghiệp cũng là một vị trí công việc được tuyển dụng nhiều, với vị trí công việc này bạn thường phải thực hiện với các công việc như: Thực hiện việc chăm sóc cây trồng, thiết kế các kế hoạch và quy trình trong chăm sóc và thực hiện, phân tích các dự án và đánh giá tình hiệu quả của công việc, thực hiện các công việc chuyên môn khác tùy thuộc với công ty, cơ sở bạn làm việc chuyên về lĩnh vực như thế nào.

Với vị trí công việc này, tùy thuộc vào môi trường làm việc mà bạn đang đảm nhận, mức thu nhập của bạn cũng có sự khác nhau, trung bình hàng tháng, mức thu nhập bạn có thể đạt được rơi vào khoảng  8 triệu – 10 triệu đồng/tháng.

Tìm việc làm kỹ sư nông nghiệp​

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Kỹ sư nông nghiệp

Vị trí tuyển dụng kỹ sư trồng trọt được tuyển dụng nhiều với các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cho lợi ích và tiêu dùng của cong người. Với vị trí công việc làm một kỹ sư trồng trọt bạn cần thực hiện các công việc như: ứng dụng các hiểu biết của bản thân về quy trình chăm sóc cây trồng cho từng nhóm cây cụ thể vào thực tiễn công việc, tham gia vào quá trình hình thành và xây dựng lên quy trình sản xuất nông sản, giám sát việc thực hiện trồng trọt của công nhân, áp dụng khoa học – kỹ thuật – công nghệ vào các giống cây trồng để đem lại năng suất công nghiệp cao.

Với vị trí một kỹ sư trồng trọt mức thu nhập bạn có thể nhận được cho vị trí công việc này rời vào khoảng từ 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng.

Việc làm kỹ sư trồng trọt

6. Tố chất được đánh giá là phù hợp cho khoa học cây trồng

Để phát triển bền vững cùng ngành khoa học cây trồng, ngoài việc bạn học thì tố chất sẽ kiến bạn đi đồng hành cùng công việc được lâu hơn, các tố chất bạn cần bao gồm:

Mức lương ngành khoa học cây trồng
Tố chất được đánh giá là phù hợp cho khoa học cây trồng

Một là, bạn yêu thích nông nghiệp, muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển chúng.

Hai là, có khả năng phân tích vấn đề, thu thập thông tin và các kiến thức trong quá trình học tập và làm việc.

Ba là, có tinh thần trách nhiệm, thích khám phá , có tư duy logic và đặc biệt là thích tìm hiểu về thực vật, cây trồng để mang đến những hiệu quả tốt nhất trong nông nghiệp.

Hy vọng với các thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có chính xác câu trả lời cho ngành khoa học cây trồng ra làm gì. Chúc bạn thành công với lựa chọn ngành học này cho mình.