Mua xà bông cô ba ở đâu

Xà bông Cô Ba là một nhãn hiệu xà bông lâu năm tại Việt Nam thuộc sở hữu của công ty An Dương Thảo Điền.

Mua xà bông cô ba ở đâu
Xà bông Cô BaSản phẩmXà bông cụcSở hữuAn Dương Thảo ĐiềnQuốc gia
Mua xà bông cô ba ở đâu
Việt NamRa mắt1932; 90 năm trước (1932)Cựu chủ sở hữuTrương Văn Bền

Xà phòng được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.[1] Lúc bấy giờ, hãng xà phòng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là thương hiệu xà bông Marseille do người Pháp sản xuất.[2] Có rất ít cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể, phần lớn sản xuất xà bông để rửa tay hay giặt giũ cho giới lao động. Lúc bấy giờ người Việt vẫn chưa có hãng xà bông tắm gội riêng.[3] Năm 1928, doanh nhân Trương Văn Bền thành lập xưởng chế dầu ở Chợ Lớn sản xuất các loại dầu ăn, dầu công nghiệp.[4]

Năm 1865, một cuộc thi hoa hậu được tổ chức tại Sài Gòn, cho phép nhiều cô gái đến từ miền Nam tham dự. Tại cuộc thi này, cô Ba Thiệu con ông Thông Chánh, quê Trà Vinh đăng quang. Hình ảnh của cô Ba sau này được hiệu buôn xà bông của ông Trương Văn Bền sử dụng làm người mẫu trên các sản phẩm bán ra thị trường. Cũng có một số tài liệu khác cho rằng hình người phụ nữ trên miếng xà bông không phải là cô Ba Thiệu mà là cô Ba có tên Trà, vợ của ông Trương Văn Bền.[5]

Xà bông Cô Ba là một nhãn hiệu xà bông do ông Trương Văn Bền thành lập năm 1932.[6][7] Đây là nhãn hiệu xà phòng tắm gội đầu tiên của người Việt Nam.[8] Theo lời kể của Trương Văn Bền, sở dĩ ông lấy tên Việt đặt cho mặt hàng của mình là do chịu ảnh hưởng từ vụ người Pháp xử tử các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng.[9] Hãng xà bông Cô Ba có trụ sở cạnh nhà máy ép dầu dừa mà Trương Văn Bền xây dựng trước đó.[6] Thời gian đầu, thương hiệu chỉ phân phối ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa; việc phân phối đến các địa phương khác phụ thuộc vào những thương nhân người Hoa.[10] Để quảng bá thương hiệu, hãng xà bông Cô Ba cho in hình một cô gái và tận dụng chủ nghĩa dân tộc Việt Nam để thu hút người tiêu dùng.[4][10] Ngoài Việt Nam, xà bông Cô Ba được xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Hồng Kông và châu Phi.[11] Sau đó, hãng dùng các đại lý để phân phối sản phẩm đến các tỉnh. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, hãng của Trương Văn Bền chi gần 500.000 đồng thuê một đoàn võ thuật theo vừa biểu diễn, vừa quảng bá sản phẩm.[12] Trong thập niên 1960, trước sự đổ bộ của hàng ngoại nhập, đặc biệt là các mặt hàng từ Hoa Kỳ, xà bông Cô Ba bị mất thị phần.[7] Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, xà bông Cô Ba bị quốc hữu hóa,[13] hợp nhất vào Nhà máy công tư hợp doanh xà bông Việt Nam.[2] Nhiều nguyên liệu để làm xà bông cũng không còn được nhập, thiếu nguyên liệu để gia công sản phẩm theo quy trình hiện đại.[13] Năm 1995, Nhà máy đổi tên thành Công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp.[14] Cuối những năm 2010, công ty An Dương Thảo Điền bỏ 200 tỷ đồng để sở hữu 30,88% cổ phần công ty.[15]

  1. ^ Đỗ Phấn (8 tháng 3 năm 2015). “Xà phòng biên niên”. Sài Gòn Giải Phóng. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ a b Trần Chánh Nghĩa (26 tháng 6 năm 2018). “Bài 1: Chuyện chưa nói hết về huyền thoại xà bông cô Ba”. Phụ Nữ. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ “Bí quyết xà bông Cô Ba đánh bại thương hiệu Pháp”. VietNamNet. 12 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ a b Nguyễn Đức Hiệp (21 tháng 2 năm 2014). “Kỹ nghệ khiến xà bông Việt từng "bóp chết" mỹ phẩm Pháp?”. Pháp Luật. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Sơn Hòa (7 tháng 8 năm 2016). “Đệ nhất mỹ nhân đầu tiên của Sài Gòn và cái kết bi thảm”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ a b Đặng, Phong (2002). Lịch sử kinh tế Việt Nam, 1945-2000. Nhà xuất bản khoa học xã hội. tr. 56.
  7. ^ a b “Xà bông Cô Ba - Hương thơm từ ký ức”. Đài Truyền hình Việt Nam. 15 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Phạm Minh, Chính; Vương Quân, Hoàng (15 tháng 6 năm 2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá. 2. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. tr. 38. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |khác= (trợ giúp)
  9. ^ Phạm Trường Giang (12 tháng 6 năm 2016). “Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại”. Pháp Luật. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ a b Hoàng Thư (7 tháng 5 năm 2020). “Huyền thoại trăm tuổi mang tên Cô Ba "ở ẩn" nơi nào?”. Pháp Luật. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ Đình Du (6 tháng 11 năm 2018). “Xà bông Cô Ba: Sự trở lại của huyền thoại”. Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ Lê Minh Quốc (13 tháng 4 năm 2014). “Người vinh danh xà bông Việt Nam”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ a b Osin Huy Đức (2012). Bên thắng cuộc: Quyền bính. 2. Amazon Digital Services LLC - Kdp Print Us. ISBN 9781629884738. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |khác= (trợ giúp)
  14. ^ Nhật Khánh (9 tháng 6 năm 2019). “Ông chủ mới khó khăn, xà bông Cô Ba 'hồi sinh' bất thành”. VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ Phương Đông (30 tháng 4 năm 2019). “An Dương Thảo Điền có thể tìm đối tác khôi phục 'Xà bông Cô Ba'”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xà_bông_Cô_Ba&oldid=67482161”

Cha đẻ của huyền thoại ” Xà bông Cô Ba” chính là doanh nhân Trương Văn Bền. Với mong muốn tạo ra một sản phẩm có khả năng phục vụ đại chúng. Cạnh tranh trực tiếp giữa hàng Việt Nam và hàng Pháp lúc bấy giờ.

Mua xà bông cô ba ở đâu

Thời điểm đó, thị trường xà bông ở Việt Nam chủ yếu là hàng Pháp nhập vào; gọi chung là xà bông Marseille. Xà bông trong nước rất ít, chỉ có một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể. Phần lớn họ sản xuất xà bông “đá” có mùi khó chịu, chỉ để rửa tay hay giặt giũ cho giới lao động. Ít ai dám mạo hiểm đầu tư vào mảng xà bông thơm để tắm gội.

Xà bông Cô Ba được tạo nên với công thức rất đơn giản: 72% là dầu dừa, còn lại là xút và hương liệu.

Mua xà bông cô ba ở đâu

Chiến lược quảng cáo

Nổi tiếng vì mùi thơm là một lí do. Nhưng để thực sự chiếm được ” ngôi hậu” trong thời gian bấy giờ lại phụ thuộc vào quảng cáo. Đưa nhãn hiệu Xà bông này lan rộng nhanh chóng ở miền Nam lúc đó.

Đầu tiên, ông vận động cho việc dùng hàng nội hóa. Các quảng cáo của ông thường ghi dòng chữ “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam” để đánh vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Mua xà bông cô ba ở đâu

Quảng cáo trên áp phích, trên xe điện, xe hơi, trên áo cầu thủ bóng đá. Ông đưa cả vào các thể loại âm nhạc rất được ưa chuộng như ca vọng cổ, tuồng cải lương…

Ông Bền kể lại trong hồi ký: “Tôi phải kiếm cách ép mấy hàng tạp hóa mua xà bông Việt Nam về bán. Tiệm tạp hóa hầu hết chỉ mua các món đồ thông dụng, đem lại cho họ mối lợi hằng ngày.

Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hằng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Cô Ba bán không. Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác. Trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói một câu: “Sao không mua xà bông Việt Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều”.

Hết người này tới người khác rồi chủ tiệm cũng phải để ý. Phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, mua thử về bán”.

Số xà bông bán qua hình thức này không chỉ nhiều mà còn khiến bà con ghi nhớ thương hiệu.

Trở thành huyền thoại khó ai sánh bằng

Sự thành công của xà bông Cô Ba khiến nhiều người khác cũng lao vào kinh doanh mặt hàng này. Như bà đốc phủ Mầu ra xà bông Con Cọp, ông Balet ra xà bông Nam-Kỳ cũng có biểu tượng người đàn bà Việt Nam như xà bông Cô Ba, ông Nguyễn Phú Hữu ra xà bông “3 sao” ở Cần Thơ… Nhưng tất cả họ đều không địch nổi.

Ngay ông Đạo Dừa khi chưa đi tu, lúc đó là kỹ sư hóa học Nguyễn Thành Nam vừa du học ở Rouen (Pháp) về Bến Tre mở hãng xà bông Thiên Nam để cạnh tranh với xà bông Cô Ba và cũng thua thảm.

Mua xà bông cô ba ở đâu

Sau năm 1954, không còn xà bông Pháp, xà bông Cô Ba cạnh tranh với xà bông Mỹ, trong đó đáng kể nhất là xà bông Lifebuoy. Bởi vì đây là loại xà bông dành cho quân đội Mỹ, còn gọi là hàng PX (Post Exchange) bán miễn thuế cho lính Mỹ nên giá rất rẻ, lính Mỹ mua tuồn ra chợ đen, tương tự là xà bông quân tiếp vụ đóng trong hòm gỗ…

Ngoài ra còn có ông Trương Văn Khôi, chủ nhân của nhãn hiệu bột giặt Viso, cũng là một thế lực mạnh nhưng xà bông Cô Ba vẫn giữ được thị phần lớn.

Thời kì huy hoàng của xà bông Cô Ba dần biến mất

Sau năm 1975, Công ty Trương Văn Bền thành Nhà máy hợp doanh xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1995 trở thành Công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp liên doanh với Tập đoàn Procter & Gamble. Thương hiệu xà bông Cô Ba được sử dụng lại nhưng không bán được nhiều. Bởi hơn vài chục năm đứt quãng đủ để một thương hiệu mai một trong tiềm thức người tiêu dùng.

Năm 2014, Công ty CP Sản xuất thương mại Phương Đông quyết định hồi sinh xà bông Cô Ba. Thế nhưng, thương hiệu này vẫn vô cùng mờ nhạt giữa thị trường cạnh tranh gay gắt. Đến năm 2017, hy vọng xà bông Cô Ba lại được nhen nhóm; khi có đại gia bất động sản tỏ ý muốn “hồi sinh” sản phẩm huyền thoại này. Đó là Công ty CP Đầu tư thương mại – bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR). Đầu năm 2019, lãnh đạo HAR chia sẻ:” HAR vẫn chưa dám rót nhiều vốn cho xà bông Cô Ba vì không có nhiều vốn cho thị trường tiêu dùng nhanh.”

Cũng khó kỳ vọng vào HAR. Bởi bản thân doanh nghiệp này vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh èo uột nên HAR bị nhà đầu tư quay lưng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAR giao dịch dưới mệnh giá từ rất lâu. Vào đầu tháng 5/2019, mức giá phổ biến của HAR là 4.000 đồng/CP. Khi ông chủ mới còn đang sống dở chết dở với nhiều dự án thì xà bông Cô Ba hồi sinh bất thành là lẽ tất nhiên.

Mua xà bông cô ba ở đâu

Vào những năm đầu thế kỷ XX, ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm thế giới chưa phát triển, các hóa phẩm và xà bông chưa “muôn hồng nghìn tía” như hiện nay. Thì hương đồng cỏ nội xà phòng Cô Ba giữ “ngôi hậu” là điều hợp lý.

Thời của Xà bông Cô Ba huyền thoại thật sự đã qua. Thương hiệu nào cũng chỉ có thể gắn với một giai đoạn lịch sử, xã hội nhất định.

Đó là chưa kể đến các phương tiện giao thông; thông tin sản phẩm nhanh chóng, hiện đại như ngày nay. Nếu thời ông Trương Văn Bền có hai nhà mua bán trực tuyến khủng Amazon và Alibaba như hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra với xà bông Cô Ba? Vẫn duy trì “ngôi hậu” huyền thoại hay sẽ không thể tốt hơn như vậy?

Trương Nguyễn Hiền Ni tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

STARBUCKS không có duyên tại Việt Nam?