Một số khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi gia nhập thị trường quốc tế

Ths.NCS. Nguyễn Đức Diệp – Phó Tổng Giám đốcCông ty Cổ phầntranminhdung.vn đã có bài viết:Những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp và Nhà nước, cách thức và biện pháp để vượt qua.

Ths.NCS. Nguyễn Đức Diệp – Phó Tổng Giám đốcCông ty Cổ phầntranminhdung.vn.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang diễn raquá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tùy thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế mới,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế nước ta đã thực sự gắn kết với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu thông qua hội nhập kinh tế nhưng cũng gặp không ít thách thức mới mà chúng ta phải đối mặt trên nhiều phương diện, những thách thức đó đe dọa đến các doanh nghiệp và nước ta.

1- Đối với doanh nghiệp

– Cạnh tranh quyết liệt hơn, gay gắt hơn với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngay cả ở thị trường trong nước;

– Các doanh nghiệp phải học hỏi, hiểu các quy định của WTO, các cam kết khu vực và luật lệ của các nước bạn hàng;

– Phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;

– Phải thận trọng hơn khi chọn lựa bạn hàng, thị trường, phương thức kinh doanh, khi ký kết hợp đồng;

– Nhiều ưu đãi, trợ cấp, bảo hộ của Nhà nước trước đây bị bãi bỏ, điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta;

– Thị trường biến động nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng và linh hoạt;

– Nhiều vấn đề tồn tại không dễ khắc phục;

– Một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp có thể bị thua thiệt.

Những việc doanh nghiệp cần làm để vượt qua những thách thức trên:

– Doanh nghiệp cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngoài doanh nghiệp);

– Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới;

– Xây dựng chiến lược Kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh và theo hướng nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị;

– Áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị trí trong chuỗi giá trị;

– Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, tham gia các liên kết, mạng lưới và hiệp hội;

– Đổi mới tư duy kinh doanh:

+ Doanh nghiệp cần từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ và bao cấp, ưu đãi của nhà nước, dựa dẫm vào quan hệ thân quen;

+ Từ bỏ những thói quen không phù hợp (“đi cửa sau”, tù mù, làm hàng nhái, hàng giả…);

+ Phải chấp nhận cạnh tranh và qui luật đào thải của thị trường;

+ Thay tư duy ngắn hạn bằng chiến lược, tầm nhìn xa;

+ Thay tư duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng”;

+ Thay tư duy làm khép kín bằng liên kết, hợp tác, chuyên môn hóa; tham gia clusters, out-sourcing, off-shoring;

+ Coi trọng nghiên cứu thị trường, khách hàng, tiêu thụ sản phẩm; căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh;

– Đổi mới chiến lược cạnh tranh:

+ Biết mình biết người, tạo thế các bên cùng thắng (win-win);

+ Tìm đường phát triển và xây dựng lợi thế (hơn là chỉ tìm cách xóa bỏ bất lợi thế), chú trọng lợi thế động (hơn là lợi thế tĩnh) và tạo thêm giá trị gia tăng;

+ Không ngừng tự cải thiện, sáng tạo, làm tốt hơn và làm khác hơn những việc doanh nghiệp đang làm;

+ Gắn với sự tiến hóa của toàn ngành và vị trí của doanh nghiệp trong ngành;

+ Thích ứng với sự thay đổi (thay đổi lợi thế cạnh tranh);

– Nâng cao giá trị gia tăng:

+ Nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất – kinh doanh là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tạo khả năng cho doanh nghiệp trụ vững và phát triển. Trong đó, giá trị gia tăng = giá trị doanh nghiệp tạo thêm trong quá trình sản xuất – kinh doanh, từ đó đòi hỏi nỗ lực của cả doanh nghiệp và Nhà nước;

+ Doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp, ít chú ý dịch vụ vì thế bị yếu thế dẫn tới giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp, do đó cần chuyển hướng mạnh sang cải thiện khâu R&D, marketing và phân phối, phát triển dịch vụ để tạo thêm giá trị gia tăng.

– Chọn lựa chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp:

+ Có 3 hướng chiến lược cạnh tranh cơ bản: Cạnh tranh bằng giá (cost leadership), cạnh tranh bằng sự khác biệt (differentiation) và tập trung vào trọng tâm (focus);

+ Có 3 động lực cạnh tranh theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC: Phản ứng nhanh, tham gia dây chuyền cung cấp toàn cầu hóa và dịch vụ trọn gói.

2- Đối với Nhà nước

Nhà nước phải đối mặt với các thách thức bên trong:

– Nhà nước phải sửa đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế, hệ thống hành chính cho phù hợp;

– Hiện tại, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập, trở ngại;

– Điểm xuất phát thấp, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của nhiều sản phẩm và doanh nghiệp còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kém hiệu quả;

– Chất lượng nguồn nhân lực thấp; trình độ, năng lực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp hạn chế; hệ thống giáo dục, đào tạo yếu và chậm đổi mới chưa theo kịp với nhu cầu phát triển;

– Một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp, đối tượng dân cư có thể bị thua thiệt, cần được chuẩn bị và hỗ trợ.

Xem thêm: Các Loại Kính Trên Thị Trường Hà Nội, Các Loại Kính Trên Thị Trường Hiện Nay (Phần 2)

Nhà nước còn có các thách thức bên ngoài:

– Nước ta phải chấp nhận luật chơi chung (WTO và khu vực) và đương đầu với hệ thống luật phức tạp ở các nước;

– Phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt ở các thị trường bên ngoài và trong nước trên hầu hết các lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, nhân lực…) ở nhiều cấp độ;

– Phải đối phó với nhiều rào cản kỹ thuật ở các nước;

– Chịu nhiều sức ép trong những năm đầu do chưa phải là kinh tế thị trường;

– Môi trường kinh tế khu vực và thế giới nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt, thay đổi nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng cao.

Những việc Nhà nước cần phải làm để vượt qua những thức thách trên:

– Nhà nước cần hoàn thiện thể chế thị trường càng sớm càng tốt:

+ Bổ sung và hoàn thiện thể chế: Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách, luật pháp theo thể chế thị trường, phù hợp với nhu cầu phát triển và các cam kết quốc tế;

+ Cải cách mạnh mẽ hệ thống hành chính, thay đổi theo hướng công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn, nền hành chính phải vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân, trong đó có doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ, khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm;

+ Cải cách hệ thống tư pháp các cấp, nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ nhà nước, cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đủ mạnh;

+ Tổ chức tốt việc thực thi và giám sát thi hành pháp luật;

+ Tạo môi trường kinh doanh công bằng, ổn định;

+ Xây dựng các thiết chế cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, giải quyết tranh chấp;

+ Nhà nước cần can thiệp, điều tiết nền kinh tế phải tuân thủ nguyên tắc thị trường (giá một số mặt hàng, lãi suất…).

– Thực hiện triệt để các cải cách kinh tế và các chính sách KT-XH quan trọng:

+ Cải cách doanh nghiệp nhà nước;

+ Cải cách các hệ thống ngân hàng, thuế, thương mại, dịch vụ công;

+ Cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo;

+ Phát triển các thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ, thị trường các dịch vụ và hàng hóa;

+ Phát triển kết cấu hạ tầng;

+ Cần có các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Phát triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả

– Phát triển công nghiệp một cách hợp lý:

+ Nhà nước cần đánh giá lại các lợi thế và hạn chế của các ngành công nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế;

+ Điều chỉnh các chiến lược tổng thể, ngành, vùng đối với công nghiệp từ góc độ hợp tác và cạnh tranh quốc tế;

+ Mở rộng quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp cho doanh nghiệp trong nước, khu vực tư nhân và FDI;

+ Điều chỉnh đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu;

+ Phân bổ lại các nguồn lực, tập trung cho các sản phẩm có lợi thế, thu hẹp hoặc từ bỏ những sản phẩm kém cạnh tranh;

+ Coi trọng yêu cầu hiệu quả, chất lượng, trình độ công nghệ, năng suất lao động, tạo vị thế mới trong dây chuyền toàn cầu.

– Chuyển hướng phát triển nông nghiệp:

+ Nhà nước đánh giá lại các lợi thế và hạn chế của các ngành nông nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế;

+ Điều chỉnh các chiến lược tổng thể, ngành, vùng đối với nông nghiệp từ yêu cầu phát triển và cạnh tranh quốc tế;

+ Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn, với công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, môi trường;

+ Chuyển đổi tổ chức phát triển nông nghiệp theo quy mô kinh tế;

+ Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp một cách cơ bản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững, coi trọng chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, năng suất lao động và giá trị gia tăng;

+ Chuyển đổi phương thức kinh doanh nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

-Chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp:

Sắp xếp lại các lực lượng doanh nghiệp:

+ Tiến hành mạnh, quyết liệt việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện nhanh chương trình cổ phần hóa, giảm tỉ lệ cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa; sớm chuyển toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

+ Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển mạnh khu vực tư nhân trong nước, để khu vực này thành lực lượng chính trong phần lớn các ngành dịch vụ, công – nông nghiệp, xuất khẩu, đối trọng và đối tác của doanh nghiệp Nhà nước và FDI;

+ Thu hút mạnh FDI và đầu tư tài chính, phát huy vai trò FDI trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu các ngành hay sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp trong nước;

* Tạo sự phân công và hợp tác hoặc cạnh tranh mới giữa 3 lực lượng doanh nghiệp:

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì thu hẹp về số lượng, phạm vi hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả và khả năng kiểm soát trong những lĩnh vực then chốt nhà nước cần nắm giữ;

+ Đối với Doanh nghiệp tư nhân trong nước phải mở rộng tối đa về số lượng, phạm vi, lĩnh vực hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả, vai trò động lực trong phát triển kinh tế, trong xuất khẩu, tạo việc làm và cải thiện thu nhập;

-Doanh nghiệp FDI thì mở rộng nhanh, liên kết và cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước, là động lực trong cạnh tranh xuất khẩu, tạo lợi thế mới cho Việt Nam trong mạng lưới kinh doanh toàn cầu và các liên kết khu vực.

Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ, liên kết doanh nghiệp:

+ Tập trung tháo gỡ sớm những rào cản chính của doanh nghiệp;

+ Thiết kế lại các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các ưu tiên phát triển và quy định của WTO;

+ Tạo thuận lợi cho phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (BDS), xã hội hóa các dịch vụ công, cải thiện các dịch vụ hạ tầng, giáo dục đào tạo, thông tin, công nghệ…;

+ Tạo thuận lợi cho các liên kết doanh nghiệp (clusters) ngành, vùng, làng nghề…, kể cả với các nước trong khu vực;

+ Bên cạnh đó cần phát triển và phát huy mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt về đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, hỗ trợ, xúc tiến thương mại;

+ Nhà nước cần quan tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, đầu đàn.

– Định hình lại cơ cấu sản phẩm:

+ Nhóm các sản phẩm có khả năng phát triển mạnh: Đã chịu cạnh tranh, có thể thu hút thêm các nguồn lực để phát triển: Hàng may mặc, da giày, thủy sản, đồ gỗ, khoáng sản, một số nông sản, sản phẩm công nghiệp chế tạo; các dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, vận tải, xây dựng, cơ khí…;

– Nhóm các sản phẩm có thể bị sụt giảm: Thường là các sản phẩm thay thế nhập khẩu, được bảo hộ, trợ cấp nên khả năng cạnh tranh thấp: Sắt thép, giấy, phân hóa học, ô tô xe máy, rượu bia, thuốc lá, một số vật liệu xây dựng…; dịch vụ bán hàng trong nước, tài chính, hàng hải…;

+ Các sản phẩm khác: Có khả năng phát triển nhưng không cao.

– Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:

+ Nhà nước cần thực hiện các điều chỉnh chiến lược cần thiết phù hợp với bối cảnh mới của phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế;

+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo hành lang pháp lý an toàn và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp;

+ Cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, ý thức phục vụ; kỷ cương hành chính nghiêm minh;

+ Thực sự quan tâm phát triển nguồn nhân lực; cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục, đào tạo coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu;

+ Tiếp tục phát triển, nâng cấp và giảm chi phí kết cấu hạ tầng, đặc biệt cho kinh tế đối ngoại;

+ Nâng chất lượng và giảm chi phí các dịch vụ do nhà nước quản lý và do doanh nghiệp Nhà nước độc quyền cung cấp;

+ Hơn nữa nhà nước cũng phải tạo điều kiện cho phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Doanh nghiệp ở nông thôn;

+ Phát triển các hiệp hội doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp, phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, công bằng;

+ Tiếp tục một đường lối đối ngoại khôn ngoan, tận dụng và tạo dựng thêm các kênh hợp tác song phương, đa phương phục vụ lợi ích phát triển của đất nước;

+ Đặc biệt Nhà nước cần thực hiện quyết liệt chủ trương chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ dối trá.

Xem thêm: Hằng Nga Người Ấy Là Ai ? Sự Thật Buồn Muốn Khóc Ở Người Ấy Là Ai

Trên đây là các biện pháp cơ bản và thiết thực của doanh nghiệp và Nhà nước nhằm ứng phó kịp thời để vượt qua được những thách thức, từ đó tạo ra những cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.