Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản sách nói

Tháng 3 luôn là tháng thích hợp để có thể cho ra những bài viết với tiêu đề “top 3”, “3 điều”, “3 thứ”… Năm ngoái mình viết khá nhiều bài với con số 3 này, và năm nay cũng sẽ như vậy. Khởi đầu sẽ là một bài viết về sách. Đúng dịp tròn 2 năm sống tối giản nên mình muốn chia sẻ với mọi người 3 cuốn sách về chủ nghĩa tối giản mà cá nhân mình rất thích và các bạn cũng nên tìm để đọc.

1. Lối sống tối giản của người Nhật – Sasaki Fumio

Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản sách nói

Không có gì để bàn cãi. Nhắc đề sách về chủ đề tối giản, chắc chắn ai cũng sẽ nói đến cuốn sách này đầu tiên. Tiêu đề rất dễ hiểu cộng với bìa sách màu ghi làm toát lên đúng chất tối giản sẽ khiến người đọc cảm thấy bị hấp dẫn ngay từ cái nhìn bên ngoài.

Mình đọc cuốn này cách đây 2 năm, và đây cũng là cuốn sách dẫn lối đưa mình đến với lối sống tối giản. Cách đây 1 tuần, mình vừa mới đọc lại cuốn này để suy ngẫm kĩ về nội dung cuốn sách dưới góc nhìn của một minimalist. Bạn có thể đọc cụ thể tại link dưới đây (dài tận 3000 từ…)

Đọc lại cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật”

Đối với một người chưa biết rõ về minimalism, khi đọc cuốn này bạn sẽ cảm thấy bị kích thích ngay từ phần lời mở đầu, bởi những “tuyên bố hùng hồn” của tác giả, ví dụ như “đồ đạc ít, hạnh phúc nhiều”, hay là “hầu hết con người chúng ta đều không hiểu gì về hạnh phúc”. Giọng văn khá thẳng thắn, đơn giản nhưng vẫn cuốn hút, bởi trong sách tác giả cũng lồng ghép câu chuyện cá nhân một cách rất khéo.

Tuy nhiên cũng chính vì đem những câu chuyện cá nhân vào mà đôi lúc bạn sẽ bắt gặp những dòng kể lan man, và có những đoạn viết mang ý kiến cá nhân một chiều của tác giả, khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc không đồng tình được.

Chủ nghĩa tối giản là một khái niệm rất trừu tượng và khó có thể giải thích một cách dễ hiểu cho những người xung quanh. Giống như mình, có lẽ bạn sẽ chỉ hiểu được một nửa nội dung cuốn sách trong lần đầu đọc. Bạn sẽ bị kích thích bởi cụm từ “vứt bỏ” cũng như là “55 quy tắc vứt đồ”, điều này khiến bạn có một ấn tượng chung chung về lối sống tối giản là vứt bỏ đồ đạc. Ý nghĩa này không hề sai, nhưng không hoàn toàn đủ. Bởi như tác giả đã viết, “lối sống tối giản không phải là mục đích, mà là một phương tiện giúp ta nhận rõ đâu mới là điều quan trọng thực sự trong cuộc sống”. Có lẽ, phải trực tiếp trải nghiệm lối sống này được một thời gian, bạn mới có thể hiểu rõ được những gì tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách.

Bạn có thể tham khảo một số review khác trên mạng, và mình sure là mấy bạn đó viết dễ hiểu hơn mình nhiều hihu

https://nuhado.co/loi-song-toi-gian-cua-nguoi-nhat-sasaki-fumio/
https://spiderum.com/bai-dang/Review-sach-Loi-song-toi-gian-cua-nguoi-Nhat-lnt
https://vnwriter.net/book/loi-song-toi-gian-cua-nguoi-nhat

2. Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản – Chi Nguyễn

Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản sách nói

Cuốn sách tiếp theo mình muốn giới thiệu với mọi người là một cuốn sách có bìa màu xanh da trời nhạt, trên đó có hình vẽ rất đáng yêu (một cô gái đang đọc sách và một chú mèo), cùng với đó là một tiêu đề rất đặc biệt, “một cuốn sách về CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN”. “một cuốn sách về…”, có lẽ bạn sẽ hiếm khi tìm được cuốn sách nào có tiêu đề bắt đầu với những dòng chữ phía trên. Viết đến đây, mình tự dưng nảy ra ý tưởng nếu sau này có viết sách về tiểu sử cá nhân thì mình sẽ đặt tiêu đề là “một cuốn sách về Kira Nguyen”, nghe cũng catchy phết đấy chứ.

Anyway, quay lại với cuốn sách, tác giả là chị Chi Nguyễn, hay còn được biết đến là The Present Writer. Chị hiện đang là một chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) ở một trường đại học công lớn ở Mỹ. Trước đó chị đã nhận bằng tiến sĩ và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề bình đẳng xã hội và cơ hội học tập cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn. (Trích từ phần giới thiệu của chị Chi trên blog cá nhân).

Tại sao mình lại dành đôi dòng viết về tác giả của cuốn sách này? Bởi bạn sẽ biết được rằng, những người làm nghiên cứu thường đọc rất nhiều và viết cũng rất rất nhiều, vì thế mà tư duy và cách viết của họ cũng sẽ rất chặt chẽ, có logic và theo một trình tự nhất định.

Cuốn sách viết về mọi vấn đề liên quan đến chủ nghĩa tối giản mà sách của Sasaki Fumio cũng không đề cập đến. Dù những phần này không quá dài và chi tiết, nhưng chừng đó cũng đủ để giúp người đọc có cái nhìn đa chiều hơn về lối sống này, ví dụ như những hiểu lầm hay là những hạn chế của lối sống tối giản.

Mình đọc review trên goodread thấy có nhiều người chê cuốn này không liên quan gì đến tối giản, nửa phần sau chỉ nói về tư duy tích cực và sống cho hiện tại. Là một người đọc rất nhiều sách về chủ đề này, mình có thể chia những cuốn sách cùng chủ đề thành 2 thể loại:

  • Thể loại thứ nhất 1: tập trung đi sâu vào việc chia sẻ lối sống tối giản ở mặt vật chất, chia sẻ các trình tự, các bước để giúp vứt bỏ đồ đạc, và sống gọn gàng hơn. Những cuốn này rất dễ follow, và tính thực tiễn cũng rất cao.
  • Thể loại thứ 2: Chia sẻ lối sống tối giản ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Cuốn của Sasaki Fumio, và cuốn của chị Chi mình xếp vào thể loại thứ 2 này.
  • Thể loại thứ 3: một số cuốn sách khác.

Thường thì mỗi người cần một thời gian nhất định để có thể tiếp cận tới lối sống tối giản ở mặt tinh thần, phi vật chất, bởi nó cần cả một quá trình trải nghiệm thực tế. Chúng ta thường bắt đầu với việc tối giản hoá đồ đạc trước tiên, bởi nó mang tính vật chất hữu hình và điều này giúp người mới bắt đầu có cái nhìn cụ thể hơn về chủ nghĩa tối giản. Và điều kỳ diệu ở đây, đó là việc tối giản hoá sự lựa chọn vốn chỉ dành cho đồ đạc dần dần “lây” sang cả sự lựa chọn mang tính phi vật chất. Đến một lúc, bạn sẽ cảm thấy cảm thấy bản thân có sự thay đổi rõ rệt ở mặt tư duy cũng như suy nghĩ về cuộc sống. Đó là lí do vì sao chị Chi dành cả một nửa cuốn sách để viết về những điều mà mọi người cho rằng nó không liên quan, nhưng trên thực tế là nó là những điều mà chị Chi và mình đều cảm nhận được khi đã sống tối giản được một thời gian.

Vì vậy, nếu bạn có ý định đọc cuốn này, trước tiên bạn nên tạm thời gạt bỏ định kiến cá nhân về lối sống tối giản, như vậy bạn mới thấy được cuốn sách này nó mới đúng là “một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”.

3. Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản – Greg McKeown

Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản sách nói

Đây là một cuốn sách có nội dung khác hẳn với 2 cuốn phía trên mà mình đã giới thiệu. Tuy cùng là tối giản, nhưng cuốn này tập trung vào tối giản trong tư duy, đặc biệt là ở mảng công việc.

Trước tiên thì phải nói về tiêu đề gốc.
Không phải là Minimalism, mà là Essentialism.

Cá nhân mình thấy 2 từ này đều có ý nghĩa giống nhau, đều có mục đích chung nhất đó là “less is more” (ít hơn nhưng tốt hơn). Tuy nhiên khi nhắc đến minimalism, người ta thường nghĩ đến một lifestyle, một lối sống liên quan đến vật chất nhiều hơn. Vì vậy sử dụng “Essentialism” cũng là một cách để phân biệt nội dung cuốn sách với các cuốn khác. Nhưng vì tìm được từ dịch tiếng Việt đúng nghĩa cho “Essentialism” gần như là rất khó (chủ nghĩa hiệu dụng?), nên mình hoàn toàn thông cảm với việc tác giả “đành phải” (hoặc có thể là cố tình) sử dụng cụm từ “tối giản” để thu hút người đọc.

Chỉ khi bạn ngừng cố gắng làm tất cả mọi việc hoặc nói “Có” với tất cả mọi người, bạn mới có thể có những đóng góp tốt nhất cho những điều thật sự có ý nghĩa.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tư duy tối giản ở mảng công việc, và giúp chúng ta nhận ra được một điều rằng, nói “Không” một cách dứt khoát với những công việc thừa thãi là một điều rất quan trọng.

Xuyên suốt cuốn sách tác giả sẽ đưa ra rất nhiều “case study” về một công ty, hay là về một nhân vật trong công ty đó, đồng thời kèm theo một bảng so sánh giữa chủ nghĩa cầu toàn và chủ nghĩa tối giản. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn thường luôn suy nghĩ về việc “làm thế nào để mình làm được tất cả những việc đó”, luôn cố gắng làm mọi thứ cho mọi người, để rồi khiến bản thân rơi vào trạng thái quá tải và mệt mỏi. Trong khi đó, người theo chủ nghĩa tối giản (ở mặt tư duy) sẽ luôn nghĩ rằng “chỉ có vài việc là cần thiết”, và luôn dừng lại để nhận thức được điều gì thực sự quan trọng.

Cuốn sách này tuy thuộc mảng self-help nhưng có lẽ đọc sẽ khó hơn 2 cuốn phía trên, bởi như mình đã nói thì nội dung sách có phần khác một chút, kèm theo đó là cách viết của tác giả cũng mang hơi hướng business. Tuy nhiên nó rất đáng đọc, vì nó sẽ giúp bạn có được một cái nhìn rộng hơn về chủ nghĩa tối giản.

Nên đọc theo thứ tự như thế nào?

Ở phần cuối thì mình muốn chia sẻ với các bạn về thứ tự đọc 3 cuốn này. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể mua một cuốn bất kỳ và đọc mỗi cuốn đó thôi. Nhưng sẽ là thật tuyệt nếu bạn có thể đọc được cả 3 theo một trình tự thời gian nhất định, qua đó giúp bạn có được một suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc hơn về lối sống tối giản.

Hãy bắt đầu từ cuốn “LSTG của người Nhật”. Nó giống như một “cú đấm” vào mặt bạn vậy. Cuốn sách sẽ kích thích bạn ngay từ những lời mở đầu. Với lối viết rõ ràng mang một chút hơi hướng cá nhân của Sasaki Fumio thì ít nhất cuốn sách cũng sẽ gây được ấn tượng và giúp bạn biết đến lối sống tối giản.

Tiếp đó, hãy đọc cuốn của chị Chi. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về mọi khía cạnh của chủ nghĩa tối giản, cũng như là trình tự thay đổi tư duy từ vật chất đến tinh thần.

Và cuối cùng, nếu có thời gian, hãy đọc thêm cuốn Essentialism để có được một cái nhìn khác về chủ nghĩa tối giản, và cuốn sách này đặc biệt có ích đối với những ai đang gặp khó khăn trong công việc, hơn là… việc dọn nhà.

Stay focused, be present.

Kira