Mô tả công việc của hướng dẫn viên du lịch

Bạn yêu thích và mong muốn được trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi. Thế nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ được công việc của hướng dẫn viên du lịch là gì hay chưa? Nếu chưa vậy thì cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua nội dung chia sẻ dưới đây ngay nhé!

1.Bản mô tả công việc của hướng dẫn viên du lịch

Trước khi đi vào tìm hiểu mô tả công việc hướng dẫn viên du lịch chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của ngành nghề này. Hướng dẫn viên du lịch là những người làm công việc trực tiếp dẫn dắt đoàn du lịch trong suốt cả hành trình du. Giúp khách hiểu hơn về những địa điểm tham quan, trải nghiệm tốt với dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp mình.

Để hiểu rõ hơn về những công việc của hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi đã thống kê lại một số công việc cụ thể dưới đây. Mời mọi người tham khảo:

2.Tiếp nhận tuyến du lịch từ điều hành viên

Trong một doanh nghiệp lữ hành & du lịch, mọi công việc của một hướng dẫn viên du lịch đều được thiết kế và lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể theo từng bộ phận đặc thù. Nhiệm vụ đầu tiên mà hướng dẫn viên cần làm chính là tiếp nhận tour từ nhân viên điều hành. Họ sẽ là người thực hiện hóa các công việc trên văn bản, hợp đồng du lịch lữ hành.

3.Tổ chức các chương trình của chuyến đi du lịch

Tiếp theo đó, công việc của hướng dẫn viên du lịch chính là tiếp nhận lịch trình cụ thể cho một chuyển đi. Từ đó bắt đầu triển khai các nội dung rà soát thông tin khách hàng, kiểm tra phương tiện, chuẩn bị trang thiết bị cần thiết,… Họ là người chịu trách nhiệm toàn bộ trong chuyến du lịch của khách.

Trong quá trình di chuyển, hướng dẫn viên là người quản lý, quản trò, bắt chuyện, trò chuyện, kích thích sự tương tác, tạo hưng phấn cho khách trong chuyến đi nhằm giúp không gian trở nên vui vẻ, không nhàm chán. Hướng dẫn viên cũng là người tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, gắn kết các thành viên trong đội.

Nhìn chung, các công việc của hướng dẫn viên du lịch khá đa năng, đòi hỏi sự nhiệt huyết và kỹ năng làm việc tốt, luôn tập trung ở cường độ cao.

4.Giám sát quá trình cung ứng với các đối tác

Du lịch có mối quan hệ mật thiết với các dịch vụ đi kèm như: cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, …. Công việc hướng dẫn viên du lịch cần làm đó chính là theo dõi, giám sát họ phục vụ ra sao và đánh giá, góp ý cụ thể với các đơn vị cung cấp dịch vụ đó để có thể đưa ra phương án xử lý, cải thiện tốt hơn trong những tour du lịch sau. Điều này nhằm gắn kết mối hợp tác bền lâu giữa hai bên cũng như mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

5.Xử lý các tình huống xảy ra trong chuyến du lịch

Bên cạnh việc là người tổ chức các hoạt động vui chơi, tham quan tìm hiểu theo kế hoạch của chuyến đi. Hướng dẫn viên du lịch cũng chính là người giải quyết các vấn đề phát sinh trong toàn bộ cuộc hành trình. Trên thực tế có rất nhiều tình huống phát sinh phổ biến đến từ khách hàng mà hướng dẫn viên phải giải quyết như: quên đồ đạc, khách than phiền, phương tiện di chuyển gặp trục trặc,…

Với những trường hợp này đòi hỏi hướng dẫn viên du lịch cần bình tĩnh, sử dụng kỹ năng của mình để giải quyết phù hợp và nhanh chóng nhất.

6.Tiếp thu phản hồi của khách hàng và báo cáo lại

Trong mô tả công việc của hướng dẫn viên du lịch còn có một nhiệm vụ khá quan trọng đó chính là tiếp thu phản hồi của khách và báo cáo lại. Bởi vì đặc thù ngành nghề này là phục vụ khách hàng, mọi sự cố gắng đều nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách. Chính vì vậy, tiếp thu phản hồi của khách là việc làm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp cải thiện dịch vụ tốt hơn từng ngày.

Đây cũng là khâu quan trọng đánh giá năng lực của hướng dẫn viên, giúp họ sửa đổi những nhược điểm còn tồn tại và phát huy tốt những thế mạnh của mình trong mỗi chuyến đi.

7.Hướng dẫn viên du lịch được hưởng quyền lợi gì?

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu cụ thể về bản mô tả công việc hướng dẫn viên du lịch. Có thể thấy khối lượng các công việc trong ngành du lịch tương đối nhiều và phải hoạt động với tần suất cao suốt cả ngày. Vậy họ được nhận lại những quyền lợi gì? Chắc chắn có rất nhiều người cũng đang thắc mắc vấn đề này.

Do đặc thù của công việc xê dịch nhiều, nên thứ đặc quyền chỉ duy nhất ngành nghề này là được du lịch khắp mọi nơi, thỏa mãn được đam mê xê dịch mọi miền đất nước. Thậm chí là cả nước ngoài.

Bạn còn được trau dồi thêm rất nhiều kiến thức, ngoài kiến thức chuyên môn ra còn tiếp thu được nhiều kiến thức xã hội, đời sống, văn hóa

Mức thu nhập được chi trả từ công ty chỉ là một phần cứng mà thôi. Bên cạnh đó bạn còn có thêm khoản thu nhập từ tiền tip của khách hàng nếu họ hài lòng và yêu quý bạn.

Đặc biệt, hầu hết các hướng dẫn viên du lịch trong mỗi chuyến đi đều được công ty hỗ trợ ăn uống toàn phần, chỗ ngủ nghỉ, bảo hiểm,…Thật tuyệt quá phải không nào.

Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công việc của hướng dẫn viên du lịch. Hy vọng với chia sẻ này, mọi người sẽ dễ dàng hình dung một cách rõ nét nhất các công việc cụ thể của một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp nhất! Cảm ơn mọi người đã cùng theo dõi!

Hướng dẫn viên du lịch là công việc như thế nào?

Hướng dẫn viên du lịch là vị trí nhân sự trong ngành dịch vụ du lịch. Vị trí này chính là người hướng dẫn cho khách du lịch về các thông tin tại địa điểm tham quan như lịch sử, văn hóa, ý nghĩa của khu du lịch bằng ngôn ngữ phù hợp với khách tham quan.

Hướng dẫn viên du lịch làm việc ở đâu?

Hướng dẫn viên du lịch có thể làm việc cho các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành, các đơn vị quản lý tài nguyên du lịch hay các trung tâm nghiên cứu, ban quản lý di tích, danh thắng, vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.

Hướng dẫn viên du lịch được bao nhiêu tiền?

Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch.

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch cần những gì?

Những Yêu Cầu Cơ Bản Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Bạn Cần Biết.

Vốn kiến thức và hiểu biết sâu rộng. ... .

Kỹ năng thuyết trình. ... .

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống. ... .

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ ... .

Kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm. ... .

Kỹ năng ngoại ngữ ... .

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông. ... .

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc..