Meloxicam 7.5 mg là thuốc gì năm 2024

Meloxicam là loại thuốc đang được sử dụng phổ biến để chống viêm, điều trị bệnh xương khớp, hạ sốt, giảm đau,... Điều đáng nói là người Việt ta với thói quen tự ý dùng thuốc theo kinh nghiệm, chỉ dẫn từ người khác,... đã khiến cho việc sử dụng loại thuốc này không chỉ khó đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn phải đối diện với những tác hại khôn lường.

1. Meloxicam có tác dụng gì, dành/không dành cho ai

1.1. Thuốc Meloxicam có tác dụng gì

Meloxicam là loại thuốc được dùng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Do tác dụng hạ sốt của thuốc tương đối kém nên chủ yếu được dùng để chống đau và giảm viêm. Ngoài ra loại thuốc này còn điều trị triệu chứng viêm khớp và bệnh Gout cấp tính khá hiệu quả.

1.2. Meloxicam chỉ định cho ai

Thuốc Meloxicam được bào chế dưới hai dạng, tùy từng dạng bào chế mà thuốc được chỉ định cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể là:

- Thuốc bào chế dạng viên nén: dùng điều trị triệu chứng viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp.

- Thuốc bào chế dạng tiêm: dùng để điều trị ngắn hạn cơn đau do viêm cấp tính.

Meloxicam 7.5 mg là thuốc gì năm 2024

Meloxicam là loại thuốc chủ yếu được dùng để chống viêm, giảm đau

1.3. Trường hợp nào không được dùng Meloxicam

Loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng đối với các trường hợp:

- Có tiền sử dị ứng với các thuốc chống viêm không steroid, aspirin hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.

- Bị viêm loét dạ dày.

- Xuất huyết não, xuất huyết dạ dày.

- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

- Người có tiền sử chảy máu trực tràng, viêm trực tràng (không dùng thuốc dạng viên đặt).

- Người đang bị suy thận và suy gan mức độ nặng.

- Người đang mang thai và đang cho con bú.

2. Liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Meloxicam

2.1. Liều lượng sử dụng

- Đối với người lớn

Thường thì thuốc Meloxicam sẽ được dùng với liều khởi đầu là 7.5mg/ngày và duy trì mức này khi điều trị lâu dài, tuyệt đối không được quá 15mg/1 lần/ngày.

Meloxicam 7.5 mg là thuốc gì năm 2024

Thuốc Meloxicam bào chế dạng ống tiêm

- Đối với trẻ em

Thuốc không được phép dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ trên 2 tuổi chỉ nên dùng 0.125 mg/kg/1 lần/ ngày và không quá 7.5mg/ngày.

Đây chỉ là liều lượng tham khảo. Người bệnh cần có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ trước khi dùng thuốc.

2.2. Cách sử dụng

Đây là loại thuốc có thể được dùng để đặt trực tràng, uống hoặc tiêm bắp mỗi ngày 1 lần. Thuốc nên được uống ngay sau ăn hoặc kết hợp dùng với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra với hệ tiêu hóa.

Đối với dạng tiêm bắp cần tiêm sâu vào phần trên mông. Trước khi bơm thuốc phải hút xem có máu không, tránh tiêm vào mạch máu, phải dừng tiêm ngay nếu có cảm giác đau nhiều trong quá trình tiêm.

2.3. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc

Người dùng thuốc Meloxicam cần thận trọng, báo với bác sĩ ngay khi có các tác dụng phụ sau:

- Khó thở; nổi ban; bị sưng ở họng, lưỡi, môi hoặc mặt.

- Khó thở, đau ngực, khó thở, suy nhược, có vấn đề về thị lực, nói lắp.

- Đau bụng trên, buồn nôn, nổi mề đay mẩn ngứa, chán ăn, đắng miệng, vàng da, vàng mắt, đi ngoài phân có màu đất sét, nước tiểu màu đậm.

- Bị ợ hơi, tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày.

- Ho ra máu hoặc nôn ra màu như bã cà phê.

- Tăng cân nhanh chóng hoặc phù mà không biết nguyên nhân.

- Yếu hoặc đau cơ, bầm tím hoặc phát ban ngứa trên da.

- Tiểu ít hơn mức bình thường hoặc không thể tiểu tiện.

- Đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi.

- Các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Meloxicam:

+ Có tiền sử đối với bệnh viêm loét dạ dày.

+ Đang dùng thuốc chống đông máu.

+ Đang bị suy gan, suy thận, xơ gan, suy tim.

+ Đang dùng thuốc lợi tiểu.

2.4. Trước khi dùng thuốc, cần nhớ

- Báo với bác sĩ về:

+ Tiền sử dị ứng của bạn.

+ Các loại thuốc mà bạn dự định hoặc đang dùng.

+ Bệnh hen suyễn (nếu đã từng hoặc đang mắc).

+ Bệnh gan hoặc thận (nếu đang mắc bệnh).

+ Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hay polyp mũi (đã bị thường xuyên hoặc đang bị).

+ Dự định mang thai hoặc đang mang thai, đang cho con bú.

Meloxicam 7.5 mg là thuốc gì năm 2024

Việc dùng thuốc Meloxicam cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

- Nếu đang trải qua phẫu thuật cần báo để bác sĩ biết về việc bạn đang dùng thuốc Meloxicam.

- Một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc. Vì thế, nếu bạn phải dùng Meloxicam mà có các vấn đề sức khỏe dưới đây, hãy báo cho bác sĩ biết:

+ Bị hen suyễn.

+ Thiếu máu hay có vấn đề về chảy máu.

+ Bị suy tim sung huyết.

+ Có tiền sử đối với bệnh nhồi máu cơ tim.

+ Bì phù, mất nước.

+ Mắc bệnh lý về mạch máu hoặc tim.

+ Bị cao huyết áp.

+ Bị bệnh gan, bệnh thận.

+ Có tiền sử bị xuất huyết hoặc viêm loét dạ dày.

+ Tiền sử với đột quỵ.

+ Tiền sử mẫn cảm với aspirin.

+ Người đã từng hoặc sắp trải qua phẫu thuật tim.

- Một số triệu chứng quá liều cần ghi nhớ để gọi cấp cứu kịp thời:

+ Có cảm giác như bị thiếu năng lượng.

+ Buồn nôn và bị nôn.

+ Cảm thấy rất buồn ngủ sau khi uống thuốc.

+ Bị đau bụng.

+ Đi ngoài phân có màu hắc ín, đen hoặc có máu.

+ Nôn ra bã giống cà phê hoặc kèm theo máu.

+ Hôn mê, co giật, khó thở.

Nếu bạn quên mất một liều Meloxicam thì liều sau đó cần được dùng càng sớm càng tốt. Trường hợp thời gian mới dùng thuốc quá gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã được lên kế hoặc. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều đã được bác sĩ chỉ định.

Mặc dù hướng dẫn sử dụng thuốc đã có đầy đủ thông tin về các trường hợp chỉ định/chống chỉ định nhưng việc dùng Meloxicam cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Mọi thắc mắc khác có liên quan đến loại thuốc này, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ và chính xác hơn.