Mẫu đề án xã hội hóa y tế

(ĐCSVN) - Sau thời gian thực hiện công tác xã hội hóa (XHH) và đầu tư công nghệ cao trong khám chữa bệnh ở Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Ngành y tế cũng có thể vận dụng những bài học này trong việc kêu gọi XHH hoạt động y tế ở địa phương.

BS Thái Hoài Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh khẳng định, trong khi nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho hệ thống y tế công lập còn hạn chế thì XHH chính là sự lựa chọn tối ưu cho ngành y tế. Việc mở rộng XHH công tác khám chữa bệnh (KCB) càng giúp ngành y tế phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao, góp phần nâng cao chất lượng KCB, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hơn nữa, việc XHH y tế còn thúc đẩy đội ngũ thầy thuốc đổi mới, nâng cao tay nghề.

Để XHH y tế có hiệu quả, ngành y tế cần mạnh dạn thực hiện đúng và vận dụng linh hoạt các quy định của Chính phủ, của địa phương, đổi mới phương thức quản lý và thực hiện các chương trình hợp tác với ngân hàng cũng như các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, ngành cần tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương trong các đề án, dự án của Bộ Y tế để hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng KCB. Các cơ sở y tế cũng cần tích cực tìm hiểu và mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên phong với chi phí đầu tư phù hợp năng lực và khả năng kêu gọi đầu tư hoặc ứng dụng giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.

Cũng theo BS Nam, Ngành y tế cần ưu tiên đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, chủ động tiếp nhận và triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đối với bệnh viện tuyến tỉnh. Mặt khác, phải xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc áp dụng hiệu quả trang thiết bị hiện đại, ứng dụng kỹ thuật cao trong KCB. Từ đó, quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ phát huy tinh thần sáng tạo, học hỏi, nghiên cứu khoa học.

Công tác XHH y tế tốt cùng chính sách hỗ trợ của địa phương sẽ khuyến khích các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân phát triển rộng hơn. Các dịch vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn được đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ y tế tại các tuyến sẽ được nâng lên, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm bớt quá tải cho y tế công lập và tuyến trên.

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh kiến nghị, trên cơ sở định hướng phát triển ngành của Bộ Y tế và các bài học kinh nghiệm rút ra ở trên, ngành y tế cần xác định phương hướng và có thể tham khảo, vận dụng các bài học kinh nghiệm vừa nêu để kêu gọi XHH đầu tư trong lĩnh vực y tế tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung

Mặt khác, để hiệu quả hơn, có thể xem xét như: đổi mới phương thức quản lý theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ tối đa kèm theo cơ chế giám sát phù hợp. Tiến hành đánh giá năng lực hệ thống quản lý bệnh viện như là một tiêu chuẩn để nâng cao tính tự chủ của bệnh viện; đa dạng các hình thức XHH, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cơ sở y tế tư nhân chất lượng cao; có cơ chế, chính sách mở để thu hút nhà đầu tư, nhất là trong một số lĩnh vực còn thiếu nhiều trang thiết bị, tăng cường tham khảo và triển khai mô hình hợp tác y tế công- tư (PPP). Đặc biệt, có thể tận dụng lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng và đặc điểm địa lý sát với TP. Hồ Chí Minh để kết hợp, thiết lập, sáng tạo ra các dịch vụ y tế làm lợi thế. Chẳng hạn, Singapore có mô hình bệnh nhân phẫu thuật và hồi sức ở bệnh viện này, nhưng điều trị cho đến khi xuất viện ở một bệnh viện khác. Ở Việt Nam chưa có mô hình tương tự, nên chăng bệnh viện ở BR-VT liên kết với bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh triển khai mô hình này.

Từ khóa: quản lý, cơ sở, cá nhân, hoạt động, bao gồm, quy chế, y tế, ban hành, thực hiện, hướng dẫn, quyết định, lĩnh vực, tổ chức, công văn, nội vụ, thái bình, nhà nước, nghị định, phủ quy, tài chính, sửa đổi

SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN

–––––––––––––––

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐẾN NĂM 2020

VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Thanh Sơn, năm 2016

TÌNH HÌNH CHUNG GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN HUYỆN THANH SƠN 1. Tình hình chung Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây nam tỉnh Phú Thọ, diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha, phía nam giáp với tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp với huyện Ba Vì - Hà Nội, phía bắc giáp huyện Tân Sơn và Yên Lập, phía đông giáp với huyện Tam Nông và Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ, có đường quốc lộ 32 A, 70B chạy qua, là cửa ngõ nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội. Dân số trên 12 vạn người, có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61%; Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Trong đó có 8 xã khu vực III, 13 xã khu vực II, 02 xã, thị trấn thuộc khu vực I. Toàn huyện có 133 thôn bản đặc biệt khó khăn. Là huyện miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, điểm xuất phát thấp, địa bàn rộng, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối, giao thông không thuận tiện, đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất và tập quán sinh hoạt lạc hậu của đồng bào các vùng này là những yếu tố góp phần làm bệnh tật phát sinh, mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp. Hệ thống y tế của huyện: Gồm có 01 bệnh viện đa khoa; 01 trung tâm y tế và 23 trạm y tế xã, thị trấn. 2. Tình hình liên quan tới lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện. Việc thực hiện khám chữa bệnh trên địa bàn chủ yếu do Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn thực hiện, đa số các trạm y tế, phòng khám đa khoa chỉ đáp ứng việc sơ cấp cứu ban đầu. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội công tác chăm sóc sức khoẻ ngày càng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm, nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ngày càng cao. Với 350 giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn, Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải với công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức từ 140%, người bệnh điến điều trị phải nằm ghép. Hơn nữa, đến nay Bệnh viện chưa có đủ điều kiện về nguồn lực để tập trung ưu tiên đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ thầy thuốc các lĩnh vực chuyên sâu. Do đó một số lĩnh vực chuyên ngành như ung bướu, tim mạch, ngoại chấn thương, phụ khoa, ngoại cột sống … chưa có điều kiện phát triển, nhiều phương pháp chẩn đoán, điều trị nằm trong danh mục kỹ thuật thuộc phân tuyến kỹ thuật của Bệnh viện chưa được triển khai áp dụng, dẫn đến khoảng 2.000- 3000 bệnh nhân phải chuyển tuyến hàng năm, gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên và tăng gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt những hộ nghèo, cận nghèo. Thực trạng Nguồn lực Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn - Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn là bệnh viện hạng II theo quyết định số: 2620/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế, quy mô 200 giường bệnh trong đó 170 giường bệnh theo chỉ tiêu pháp lệnh và 30 giường bệnh xã hội hóa. Ngày 04 tháng 5 năm 2016 Giám đốc Sở y tế tỉnh Phú Thọ có quyết định số: 613/QĐ-SYT về việc giao chỉ tiêu giường bệnh xã hội hóa giai đoạn 2016 – 2020. - Quy mô: 350 giường bệnh trong đó 170 giường bệnh theo chỉ tiêu pháp lệnh và 180 giường bệnh xã hội hóa: Tổng số cán bộ hiện nay là 159, trong đó 132 cán bộ trong biên chế, 27 cán bộ tuyển dụng theo QĐ tự chủ của bệnh viện. trong đó 42 Bác sĩ; 75 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và 42 cán bộ khác. Về trình độ: Trình độ sau đại học: 10 người; Đại học: 45; còn lại Cao đẳng, trung cấp: 104 người Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong những năm gần đây ngày càng được cải thiện. Bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật mới cụ thể: Xây dựng khu khám và điều trị chất lượng cao 2 tầng với 20 buồng điều trị đầy đủ tiện nghi, 55 giường bệnh; Cải tạo khu vực khoa khám bệnh, nhà mổ, khoa cấp cứu đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ. Triển khai nhiều kỹ thuật mới, hiện đại: Lọc thận chu kỳ, lọc thận cấp cứu, phẫu thuật nội soi tiêu hoá, nội soi dạ dày tá tràng, trực tràng, xét nghiệm tế bào. Đào tạo cán bộ một số lĩnh vực chuyên sâu như: Siêu âm tim, phẫu thuật nội soi sản, phụ khoa vv … Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với nguồn lực hiện có Bệnh viện chưa đầu tư đủ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện vẫn trong tình trạng quá tải trên 140% công suất; hàng năm có từ 2000-3000 bệnh nhân phải chuyển tuyến trong đó có khoảng 60-70% các trường hợp chuyển tuyến thuộc phạm vi điều trị của Bệnh viện hạng II. Để giải quyết những tồn tại, thách thức nêu trên, mặt khác tận dụng được cơ hội hỗ trợ về nhân lực, vật lực, trình độ chuyên môn của Bệnh viện; trong khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hoá, đầu tư công tư trong y tế đã và đang được đẩy mạnh. Mặt khác nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai thực hiện xã hội hoá theo nhiều hình thức như: Trung tâm tim mạch thuộc Bệnh viện E; Trung tâm ung bướu thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Sản – Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ v.v… Đã phát huy hiệu quả và có nhiều lợi thế trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước hạn hẹp. Xuất phát từ thực tế trên việc xây dựng Đề án phát triển Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo hình thức đối tác công tư là cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay góp phần: - Giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên - Giảm quá tải cho Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn, đồng thời tạo điều kiện cho Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn tập trung phát triển các chuyên khoa là vệ tinh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và các chuyên khoa thuộc lĩnh vực nội khoa theo mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển… 3. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án phát triển Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. 3.1 Các văn bản của Đảng và Nhà nước Nghị quyết 05-2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ Về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế , văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về đầu tư theo hình thức công tư. Nghị Quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. 3.2 Các văn bản của tỉnh Phú Thọ Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 24/11/2008; được điều chỉnh, bổ sung tại các Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 18/10/2010 và Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Nghị Quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định một số chính sách phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Văn bản số 1304/UBND-VX3 ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thủ tục đầu tư các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập thuộc Sở Y tế và giao chỉ tiêu giường bệnh xã hội hoá; Văn bản số 5196/UBND-KGVX ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh về việc thủ tục đầu tư các cơ sở y tế công lập thuộc Sở Y tế.

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN HUYỆN THANH SƠN 1. Đầu tư xây dựng 02 Nhà điều trị 07 tầng theo hình thức đối tác công tư Trên nền tảng Nhà khoa Nội – Nhi và Sân trước cửa nhà điều hành thuộc Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn nâng cấp thành 02 Nhà điều trị 07 tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư. + Lộ trình: - Giai đoạn I: 2017-2018 xây dựng 01 toà nhà 7 tầng quy mô 200 giường bệnh trên nền nhà khoa Nội – Nhi cũ, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị lắp đặt đi vào hoạt động. - Giai đoạn II: 2018-2020 xây dựng 01 toà nhà 7 tầng 200 giường bệnh trên nền Sân trước cửa nhà điều hành, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt đi vào hoạt động. + Địa điểm: Phố Tân Thịnh, Thị Trấn Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 2. Quy mô Đầu tư xây dựng 02 nhà điều trị có quy mô 400 giường theo tiêu chuẩn bệnh viện khách sạn; duy trì 100 giường bệnh hiện tại để đáp ứng nhu cầu điều trị cơ bản cho một bộ phận nhỏ bệnh nhân, đưa tổng số giường bệnh của Bệnh viện lên; 500 giường vào năm 2025. Giai đoạn 1 năm 2017-2018; Xây dựng 01 Nhà điều trị trên nền khoa Nội – Nhi cũ hết khấu hao với quy mô 200 giường bệnh theo tiêu chuẩn bệnh viện khách sạn. Giai đoạn 2 năm 2018-2020: Xây dựng 01 Nhà điều trị 07 tầng số 02 trên nền Sân trước cửa nhà điều hành, với quy mô 200 giường bệnh theo tiêu chuẩn bệnh viện khách sạn. 3. Quy hoạch đất xây dựng Khu đất quy hoạch xây dựng trực thuộc Phố Tân Thịnh, Thị Trấn Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; thuộc đất quy hoạch của Bệnh viện Đa khoa huyện 4. Đầu tư xây dựng và trang thiết bị 4.1 Hình thức đầu tư: -Xây dựng mới 02 tòa nhà 07 tầng chia làm 02 giai đoạn theo mô hình bệnh viện khách sạn; trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đảm bảo hài hoà về kiến trúc, thân thiện với môi trường. Được đầu tư dưới hình thức đối tác công tư. - Đầu tư cung cấp mới trang thiết bị: Theo hướng đồng bộ và hiện đại. - Đầu tư, đào tạo thu hút cán bộ: Theo hướng chuyên sâu trên các lĩnh vực ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch can thiệp, phẫu thuật sọ não… 4.2 Tổng mức đầu tư: Khái toán mức đầu tư: 1 tỷ/ giường bệnh x 400 giường bệnh = 400 tỷ đồng. Trong đó: chi đầu tư cơ sở hạ tầng ước 300 tỷ đồng bằng (75%); chi mua sắm trang thiết bị và đào tạo thu hút cán bộ ước 100 tỷ đồng trong đó; ( Chi đào tạo, thu hút, bổ sung cán bộ ước 20 tỷ đồng chi mua sắm trang thiết bị ước 80 tỷ đồng). Nguồn vốn: PHƯƠNG ÁN 01(đối tác công tư) Bệnh viện đối ứng khoảng 30% trong đó gồm giá trị đất xây tòa nhà; khấu hao tài sản nhà thanh lý còn; thương hiệu bệnh viện ước khoảng 10 đến 15% và vốn tái đầu tư của Bệnh viện; Vốn huy động đóng góp của cán bộ; vốn vay ngân hàng; Bệnh viện hạch toán trả gốc và lãi cho nhà đầu tư theo thỏa thuận và cùng nhà đầu tư khai thác khi tài sản khi đã hết khấu hao. Nguồn vốn; PHƯƠNG ÁN 02 (thuê tài sản) Bệnh viện có quỹ đất sạch nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhà điều trị theo tiêu chuẩn Bệnh viện khách sạn; Bệnh viện ký kết thuê tài sản để khai thác và trả gốc, lãi cho nhà đầu tư theo thỏa thuận khi tài sản đã hết khấu hao nhà đầu tư và bệnh viện cùng khai thác theo thỏa thuận. 5. Mô hình quản lý Tòa nhà mới được đầu tư theo cơ chế xã hội hoá (HỢP TÁC CÔNG TƯ). được hạch toán trả gốc lãi theo vốn góp đầu tư của các bên; Được phân chia lợi nhuận 50%; 50% khi đã hoàn vốn đầu tư hoặc nhà XHH được bệnh viện thuê tài sản của nhà đầu tư xây trên đất BV( THEO HÌNH THỨC THUÊ TÀI SẢN) được BV hạch toán trả gốc và lãi cho nhà đầu tư theo hợp đồng; được phân chia lợi nhuận 50%; 50% sau khi đã hoàn vốn đầu tư. 6. Nhân lực Trên nền tảng đội ngũ cán bộ hiện có của Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn; căn cứ vào số lượng giường bệnh của từng gai đoạn và lưu lượng bệnh nhân để xây dựng đề án tuyển dụng số cán bộ còn thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu KCB của Bệnh viện. 7. Quản lý tài chính Tòa nhà xã hội hoá được Quản lý tài chính theo cơ chế hạch toán độc lập các chi phí và được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn và mức độ tham gia của các bên khi đã chi phí hết khấu hao ( đối với dự án công tư). Được trả gốc và lãi cho nhà đầu tư (đối với dự án thuê tài sản). Thời gian khấu hao tối đa không quá 15 năm cho cả hai loại hình đầu tư trên. sau khi nhà đầu tư hoàn vốn, Bệnh viện cùng nhà đầu tư cùng khai thác tối thiểu là 05 năm với mức phân chia lợi nhuận 50%; 50%. Sau thời gian cùng khai thác tài sản trên thuộc về Bệnh viện. Đồng thời BV thực hiện nghĩa vụ thuế; Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế và các quyền lợi hợp pháp khác cho người lao động theo quy định của Pháp luật.

PHẦN THỨ 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH SƠN 1. Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn - Xây dựng Đề án phát triển Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đến năm 2020 và Định hướng đến năm 2025 trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. + Chỉ đạo các khoa phòng trong Bệnh viện - Lập phương án tài chính để huy động vốn theo hình thức đối tác công tư để đầu tư xây dựng. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ. - Sắp xếp lại tổ chức bộ máy Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn - Đầu tư Nhà xã hội hoá Bệnh viện: Theo tiêu chuẩn Bệnh viện khách sạn hiện đại, có tính toán sự phát triển của Bệnh viện định hướng đến năm 2025; Khi xây dựng dự án đầu tư phải chú ý tới mặt bằng cảnh quan môi trường xung quanh, đảm bảo công trình xanh-sạch-đẹp thân thiện với môi trường, có phương án xử lý nước thải của Bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc gia; chất thải rắn y tế được xử lý tập trung tại lò đốt khu sử lý rác thải y tế trạm thản. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc nâng cấp Nhà khoa Nội- Nhi và Sân trước cửa nhà điều hành thành 02 Nhà điều trị 07 tầng hoạt động theo hình thức xã hội hoá có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện Thanh Sơn; phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác xã hội hoá về y tế trong giai đoạn hiện nay. Về chuyên môn: Nhà xã hội hoá được thành lập với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; mặt khác Nhà xã hội hoá là cơ sở chuyên môn trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn sẽ phát huy được lợi thế về trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc, tận dụng cơ sở hạ tầng của Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn như: Nhà tang lễ; Khu giặt là hấp sấy tập trung; Khu xử lý nước thải; Khu chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và xét nghiệm khu điều trị mới đầu tư hiện có… Chất lượng chuyên môn được nâng cao, góp phần giảm dần khoảng cách chuyên môn giữa tuyến huyện với tuyến trên. Đưa các dịch vụ tốt nhất đến gần dân, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân trong vùng được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Về kinh tế - xã hội: Nhà xã hội hoá được đầu tư xây dựng giúp cho người dân trên địa bàn Huyện Thanh Sơn và các vùng lân cận được tiếp cận thuận lợi, công bằng với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao, giảm áp lực quá tải cho tuyến trên, đồng thời giảm bớt phiền hà, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 2. Đề nghị Với cơ sở trên, Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn kính đề nghị Sở Y tế tỉnh Phú Thọ xem xét, phê duyệt Đề án phát triển Bệnh viện Đa khoa Huyện Thanh Sơn đến năm 2020 và Định hướng đến năm 2025.

XEM THÊM TIN DỰ ÁN

GỌI NGAY - 0903649782 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM