Mang bầu bao nhiêu tuan thi thai nhi moc toc năm 2024

Vào khoảng ba tháng giữa thai kỳ em bé sẽ bắt đầu khoảng giai đoạn cho việc mọc lông và tóc phát triển mạnh mẽ và trở nên hoàn thiện hơn.

Nếu nhiều mẹ tò mò về việc mọc tóc của thai nhi bắt đầu từ tháng thứ mấy, được phát triển như thế nào thì bài viết sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn. Bắt đầu từ tuần thứ 14 hoặc 15, những sợi lông nhỏ sẽ bắt đầu mọc qua da và hình thành những chân tóc rất sớm. Thực tế, trong suốt thai kỳ, tóc của em bé đã trải qua 2 chu kỳ rụng và mọc trở lại. Trong khi, lông mi và lông mày của bé mọc muộn hơn một chút vào khoảng tuần thứ 22.

Mang bầu bao nhiêu tuan thi thai nhi moc toc năm 2024

Khi còn ở trong bụng mẹ tóc bé là sắc tố tự do, có màu sáng trắng

Sự phát triển của tóc thai nhi khi còn trong bụng mẹ

Não bộ của bé phát triển khá nhanh làm cho da đầu mỏng manh của bé phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của não bộ. Một điều thú vị là trước khi tóc con mọc lên thì sự giãn da đầu này sẽ gây ra các xoáy đầu ngược chiều kim đồng hồ. Phần lớn các trường hợp xoáy đầu của em bé hướng về phía bên trái, đây là do nửa não trái thường lớn hơn não phải một chút.

Cùng với các tế bào da, nang tóc cũng xuất hiện và phân bổ trên toàn thân thai nhi từ các khu vực như mắt, lông mày, căm … cho tới vùng lưng, bụng và tay. Tuy nhiên, các nang này phát triển từ kỳ tam nguyệt thứ 2. Cho đến tháng thứ tư thì chúng bắt đầu hình thành các lông tơ có ở các vùng da có nang tóc.

Ở giai đoạn ba tháng giữa thai kỳ, lông và tóc trên thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ và trở nên hoàn thiện. Tóc của em bé bắt đầu tăng độ dài nhanh chóng vào tháng thứ 5 nhưng khi bước sang tháng bảy độ dài của tóc bắt đầu chậm lại.

Phần lông tơ ở các vùng cơ thể khác của bé cũng phát triển giống như tóc nhưng cho đến khoảng tháng thứ 8 thì lông tơ bắt đầu rụng sạch trong khi tóc vẫn mọc bình thường. Chính vì vậy mà khi chào đời bé sẽ có làn da mịn màng và sạch sẽ. Đặc biệt là sau khi sinh khoảng 1-2 tháng thì tóc cũ của bé sẽ rụng dần để thay bằng đợt tóc mới.

Mang bầu bao nhiêu tuan thi thai nhi moc toc năm 2024

sau khi sinh khoảng 1-2 tháng thì tóc cũ của bé sẽ rụng dần để thay bằng đợt tóc mới.

Tóc của bé dài hay ngắn, màu tóc phụ thuộc vào điều gì?

Tóc bé ngay khi sinh dài hay ngắn, dày hay mỏng đều liên quan đến cấu tạo của gen di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang bầu. Ngoài ra, các yếu tố như khí hậu, môi trường sống của mẹ cũng góp phần ảnh hưởng tới đặc điểm tóc của bé như màu sắc, độ mềm của tóc.

Khi siêu âm thai nhi thì mẹ không thể nhìn rõ màu tóc, độ dày và kiểu dáng tóc của em bé. Tuy nhiên mẹ nên biết rằng khi còn ở trong bụng mẹ tóc bé là sắc tố tự do, có màu sáng trắng nhưng khi mới sinh được 8-12 tuần tuổi thì tóc bé sẽ trải qua một giai đoạn mới. Tuần từ 3 – 7 tháng tuổi tóc bé sẽ thay và mọc rất nhanh. Nếu muốn rõ màu tóc, độ dày cũng như kiểu tóc thì bạn nên chờ đến khi trẻ 2 tuổi.

Bà bầu nên ăn gì để tóc con đẹp?

Để con sau này lớn lên sinh đẹp, sở hữu một mái tóc dày đẹp thường là mơ ước của nhiều mẹ bầu sinh con gái. Một câu hỏi được đặt ra là mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho tóc thai nhi? Một số chị em truyền tai nhau rằng mẹ bầu ăn mè đen và óc cho sẽ giúp tóc con đẹp hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mẹ nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đủ protein và vitamin nhằm nuôi dưỡng mái tóc cho bé. Các loại giàu protein như cá, đậu nành, thịt, sữa cũng như các loại vitamin có trong rau và trái cây cần được mẹ bầu ăn uống một cách khoa học trong chế độ ăn hàng ngày

Cách nhận biết thai nhi mọc tóc được nhiều mẹ quan tâm. Dinh dưỡng của mẹ bầu trong quá trình mang thai rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển hệ lông tóc của con.

  • Khi nào thai nhi mọc tóc?
  • Có phải bé mọc tóc thì mẹ sẽ bị ho không?
  • Vì sao mái tóc từng bé khác nhau?
  • Mẹ nên ăn gì để con có mái tóc đẹp?

Từ tuần 28 thai nhi bắt đầu hình thành một số lông mi và ổn định nhịp thở. Ở giai đoạn này thai nhi thường nặng 1000g và dài khoảng 250mm. Qua hình ảnh siêu âm, từ tuần 30, thai phụ có thể thấy mắt thai nhi mở to, lông tóc sẽ phát triển mạnh hơn trong khoảng thời gian này (còn được gọi là tam nguyệt cá thứ 3), đồng thời hồng cầu đang được tạo ra trong tủy xương của bé. Có nhiều mẹ thường hay ngứa cổ và ho ở giai đoạn này, liệu đây có phải là dấu hiệu của ho mọc tóc?

Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang “Từ tuần 15 của thai kỳ, em bé của mẹ sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Bên cạnh sự phát triển của xương, da dầu và tóc của con cũng đang hình thành.”

Các nang tóc xuất hiện cùng lúc với các tế bào da nhưng chỉ phát triển sau khi lớp biểu bì ngoài cùng hình thành. Chúng phân bố đều trên toàn thân thai nhi từ các khu vực như mắt, lông mày, cằm… cho đến da ở vùng lưng, bụng và tay. Kể từ tháng thứ 4 thì chúng sẽ bắt đầu phát triển thành các lông tơ có ở các vùng da có nang tóc và chỉ những nang tóc ở trên đầu phát triển thành tóc riêng biệt. Các tuyến bã nhờn cũng phát triển cùng với các nang tóc này.

Giai đoạn thai nhi mọc tóc vào ba tháng giữa thai kỳ sẽ là khoảng thời gian các mô lông và tóc trên người bé phát triển mạnh mẽ nhất. Mái tóc của con sẽ tăng độ dài nhanh chóng vào tháng thứ 5 và đến khi con bước sang tháng thứ bảy thì tốc độ dài của tóc bắt đầu chậm lại.

Mang bầu bao nhiêu tuan thi thai nhi moc toc năm 2024

Bạn có thể chưa biết:

Thai phụ ho mọc tóc tháng thứ mấy là bình thường?

Có phải bé mọc tóc thì mẹ sẽ bị ho không? Thai nhi mọc tóc mẹ có biểu hiện gì?

Thai nhi mọc tóc mẹ bị ho hay ho mọc tóc khi mang thai là cách gọi dân gian chỉ hiện tượng mẹ bầu bị ho, nhất là trong 3 tháng đầu. Quan niệm của các cụ cho rằng dấu hiệu thai nhi mọc tóc là mẹ sẽ cảm thấy ngứa và ho. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm dân gian chưa được kiểm chứng. Thực tế cho thấy mẹ không hề bị ho do em bé đang mọc tóc mà là do thời kỳ này mẹ rất nhạy cảm, sức đề kháng giảm sút nên dễ bị viêm họng, cảm cúm dẫn đến ho kéo dài.

Mang bầu bao nhiêu tuan thi thai nhi moc toc năm 2024

Bật mí cho mẹ một điều kì diệu về cách nhận biết thai nhi mọc tóc

Liệu những trận ho của mẹ bầu có ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ? Thực tế thì tình trạng ho, hay viêm họng do một số virus hay vi khuẩn thể nhẹ từ bên ngoài môi trường không gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu cũng như em bé. Tuy vậy, khi mắc các triệu chứng này, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt và trạng thái tâm lý này cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu cũng nên cẩn thận bởi nhiều khi các triệu chứng này có thể là bệnh lý của các bệnh khác nặng hơn.

Thông thường các mẹ bầu phải kiêng thuốc kháng sinh,… Vì vậy, để cải thiện tình trạng ho khiến mẹ khó chịu, mẹ có thể áp dụng các cách theo phương pháp dân gian mang lại hiệu quả, mà lại sử dụng các thực phẩm an toàn cho cả mẹ và thai nhi như: Nước giá đỗ luộc; Mật ong hấp lá hẹ; Quất hấp mật ong…Tuy nhiên trong trường hợp ho kéo dài và trở nặng thì mẹ nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán điều trị kịp thời.

Thực tế thì mẹ sẽ không cảm nhận được biểu hiện khi thai nhi mọc tóc, chỉ là cơ thể mẹ có nhiều thay đổi từ khi mang thai và sẽ vẫn tiếp tục thay đổi cho đến sau khi sinh. Do đó mẹ không cần phải băn khoăn thai nhi mọc tóc mẹ có biểu hiện gì các mẹ nhé.

Nhiều mẹ có câu hỏi, vì sao số lượng tóc của bé khác nhau, bé ngắn bé dài bé thẳng mà có bé lại xoăn

Ngay từ lúc mới sinh ra, bạn sẽ thấy có bé tóc dài, có bé tóc ngắn, có bé tóc dày, đen, có bé tóc thưa, mỏng, xoăn,…đó đều có nguyên nhân cả.

Phần lớn tóc bé do gen di truyền của bố, mẹ và còn có sự can thiệp của chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai và mọc tóc của thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

Có phải trẻ sơ sinh rụng tóc nhiều là do mẹ chăm con sai cách?

Mẹ nên ăn gì để bé có mái tóc đẹp và mềm mại?

Trứng vịt lộn rất tốt cho bà bầu, các chất dinh dưỡng được thống kê có trong trứng vịt lộn là: 182 kcal năng lượng; 13,6g protein, 212 mg phốt pho, 12,4 g lipit, 82 mg canxi, 600 mg cholesterol… Ngoài ra, trong trứng vịt lộn còn có nhiều vitamin A, gluxit, một số ít sắt, vitamin B1 và C.

Vì lượng dinh dưỡng dồi dào nói trên mà trứng vịt lộn được các mẹ bầu đồn thổi nhau là ăn sẽ giúp con tóc mọc dày, xương dài. Để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu cần phải ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tránh ăn một loại thực phẩm. Tuy trứng vịt lộn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều cholesterol khiến thức ăn chậm tiêu, ăn nhiều không những không giúp bé tóc mọc dày mà còn có hại cho sức khỏe.

Một số mẹ rỉ tai nhau rằng mẹ bầu nên ăn mè đen và quả óc chó. Thực tế hai loại thực phầm này rất tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, tuy nhiên các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ bổ sung đủ protein và vitamin sẽ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mái tóc cho con.

Mang bầu bao nhiêu tuan thi thai nhi moc toc năm 2024

Bật mí cho mẹ một điều kì diệu về cách nhận biết thai nhi mọc tóc

Những thực phẩm giàu protein là cá, thịt, đậu nành, sữa… và những loại vitamin tốt cho tóc là vitamin B, C có nhiều trong rau, trái cây tươi.

Tạm kết

Như vậy là mẹ đã biết ho mọc tóc là không có cơ sở nên những câu hỏi như bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy là không cần thiết. Điều quan trọng là mẹ chăm sóc cơ thể thật tốt, theo dõi sát sao những biểu hiện khác lạ của cơ thể, khám thai định kỳ và chuẩn bị sẵn sàng để chào đón bé yêu.

Nguồn tham khảo: Khám phá hành trình em bé lớn lên trong bụng mẹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Xem thêm:

  • Mẹ bầu “nghiện” ăn bánh ngọt liệu có gây hại cho thai nhi?
  • Mẹ đã biết cách nhận biết thai nhi bị nấc để phòng tránh các bất thường cho bé?
  • Khi cảm lạnh mẹ bầu cần lưu ý những điều này nếu không muốn thai nhi bị dị tật

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!