Mai ghép gốc nhớt là gì

Hiện nay để làm tăng thêm sự thích thú trong việc chơi mai các nghệ nhân làm việc thường dùng các kỹ thuật ghép mai tạo thành cây mai độc đáo, thu hút người nhìn hơn. Trong đó hình ảnh cây mai vàng có 5 cánh thường được lựa chọn để ghép nhất. Chắc còn nhiều bạn đang thắc mắc mai vàng ghép gốc nhớt là gì? Kỹ thuật ghép mai gốc nhớt. Vì Vậy trong bài viết này hãy cùng yeumaivang.com tìm hiểu chi tiết nhé!

Mai ghép gốc nhớt là gì
Mai vàng gốc nhớt

Mai vàng ghép gốc nhớt là gì? Ưu và nhược điểm của mai gốc nhớt

Mai vàng gốc nhớt được hiểu là những cây con còn nhỏ đem lấy gốc của chúng đi ghép. Gốc ghép của chúng có kích thước từ nhỏ hơn điếu thuốc lá hoặc ngón tay. Và được người miền nam hay gọi là cây gốc nhớt để thuận tiện cho việc trao đổi mua bán.

Cây mai nhớt được định giá tùy thuộc và kích thước của cây có giá từ 5 ngàn đến 30 ngàn nên các bạn có thể mua cây giống về trồng hoặc ghép mai giống.

Ưu và nhược điểm của mai gốc nhớt

Về ưu điểm:

– Nếu chọn mai gốc nhớt để ghép thì cây rất mau liền sẹo và khó nhận biết sau khi lớn là cây mai ghép.

– Với giá thành rẻ nên các bạn có thể mua về trồng hoặc ghép·giống.

– Vì cây còn nhỏ nên tiện cho vận chuyển.

Về nhược điểm:

– Vì con nhỏ nên cây còn yếu ớt và khó chăm sóc.

– Do cây còn nhỏ nên chứa phát triển sung sức nên khi ghét tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn với cây mai trưởng thành.

– Cây còn nhỏ nên việc thao tác kỹ thuật cắt mắt ghép sẽ khó nên đòi hỏi bạn phải có tay nghề cao thì mới làm chính xác.

Mai ghép gốc nhớt là gì
Những gốc nhớt mai vàng đang chuẩn bị ghép

Kỹ thuật ghép mai gốc nhớt cơ bản

Với kỹ thuật này bạn cần chọn mầm ghép không quá non cũng không quá già để tỷ lệ thành công cao hơn. Khi lựa chọn được mầm ghép ưng ý, thì nên cắt hết lá đi chỉ chừa lại phần cuống. Sau đó làm theo hướng dẫn cách ghép mai gốc nhớt cơ bản như sau:

Bước 1: Trên gốc nhớt đã chọn, bạn dùng dao chuyên dụng tách từ trên đầu xuống khoảng 0.5x1cm để tạo mắt ghép.

Bước 2:Ở phần giống ghép, bạn cũng tách một lớp vỏ có kích thước tương tự như bước 1.

Bước 3: Khi có được 2 mắt ghép với kích thước bằng nhau, bạn cho mầm ghép và mắt của gốc nhớt áp khít vào nhau. Đảm bảo cho mầm ghép và gốc ghép được áp khít chặt với nhau và không bị dính nước.

Bước 4: Sau đó dùng nylong quấn chặt mắt ghép để cố định, sau đó cho cây vào chỗ mát.

Trong 3 ngày đầu tiên, bạn tưới phần gốc của cây mai vàng vài không được tưới phần thân cây. Sau khoảng 20 ngày bạn tháo nylon và đem cây ra phơi nắng. Sau đó quan sát phần mầm ghép nếu còn tươi và dính chặt trên giống ghép thì bạn đã thành công.

Mai ghép gốc nhớt là gì
Kỹ thuật ghép mai gốc nhớt cơ bản

Những lưu ý khi thực hiện ghép mai gốc nhớt

– Với những ai chưa có kinh nghiệm trong việc ghép mai gốc nhớt thì phải tìm hiểu thật trước khi ghép. Sau đây là một vài lưu ý khi ghép mai gốc nhớt:

– Chọn đúng thời điểm để thưc hiện ghép mai.

– Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ ghép cây mai chuyên dụng như dao lam, dây nylong, kéo cắt tỉa, băng keo,…

– Gốc để ghép mai phải được chọn lựa kĩ. Gốc cây mai nhớt phải sinh trường tốt, khỏe mạnh thì tỉ lệ thành công mới cao.

– Phải làm đúng từng bước theo hướng dẫn, không bỏ qua bất kỳ bước nào để đảm bảo việc ghép mai sẽ thành công.

– Thao tác phải nhanh gọn, sau khi ghép xong cần bọc nylon vào mối ghép khi trời mưa, để đảm bảo an toàn, tránh làm hỏng mối ghép.

– Sau khi mối ghép hoàn thiện, thì các bạn phải chú ý chăm sóc và để ý mối ghép thường xuyên.

Bài viết trên là các chia sẻ từ yeumaivang.com nói về mai gốc nhớt và kỹ thuật ghép mai gốc nhớt cơ bản, hi vọng mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho bà con trước khi bắt tay vào trồng mai.

Hiện, ông Cường đang chuẩn bị khoảng 200 chậu mai gốc nhớt để phục vụ khách thuê mai dịp Tết Nguyên đán năm 2023. Tính đến thời điểm này, khách thuê mai đã đặt hàng 80% số lượng mai trong vườn. Tùy nhu cầu khách hàng, ông Cường sẽ cho lặt lá mai để hoa nở đúng thời điểm chơi Tết.

Mai ghép gốc nhớt là gì

Ông Phạm Văn Cường (xã Phong Phú, Bình Chánh, TP.HCM) bên chậu mai gốc nhớt. Ảnh Trần Đáng

Mai vàng gốc nhớt là giống mai gì?

Trước khi đến thăm vườn mai gốc nhớt của ông Cường, tôi hỏi các nhà vườn trồng mai ở Sài Gòn "nhớt" trong mai gốc nhớt là gì, không ai biết. Chỉ riêng ông Cường ậm ừ cho rằng "nhớt" có nghĩa là "liền mối ghép".

Theo ông Cường, nếu như mai "gốc vườn" được ghép chi của loại mai này với thân của loại mai khác, thì mai gốc nhớt được ghép từ phôi gốc cây mai này với thân một lại mai khác, như: giảo, tứ quý…

Hiện, phần nhiều các nhà vườn trồng mai vàng làm mai gốc nhớt là ghép gốc mai rừng với mai Thủ Đức để cho hoa to, nhiều cánh, đẹp.

Theo đó, sau khi ương hạt, cây mai rừng lớn được khoảng 1 năm, người trồng mai sẽ cắt lấy phôi gốc và đóng ghép với thân mai Thủ Đức. Sau khi đóng ghép, cây mai được cho trồng dưới đất để nhanh phát triển. Khoảng 3 năm sau, người trồng bứng cây mai đưa lên chậu trồng.

Trong quá trình trồng, chủ vườn phải làm bộ rễ, tỉa chi, làm tàng… Do ghép cây từ nhỏ nên mối ghép giữa hai thân mai liền nhau. Thậm chí, nhìn cây mai không nhận ra là mai ghép.

Clip: Ông Phạm Văn Cường (xã Phong Phú, Bình Chánh, TP.HCM) chia sẻ trồng mai vàng gốc nhớt. Clip: Trần Đáng.

Kỹ thuật ghép mai gốc nhớt từ nhỏ còn có ưu điểm giúp cây phát triển tốt, ít nhả chi. Cây mai gốc nhớt có đế chân và chi lớn đều, rất tương đồng khác hẳn với mai "gốc vườn". Đặc biệt, với người trồng mai là tạo ra một sản phẩm có hình dáng mai cổ thụ, cho giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao.

Cho thuê mai gốc nhớt đút túi tiền tỷ

Ông Cường thổ lộ, ông mê mai gốc nhớt từ cái đế, cái tàng rồi cái hoa. Vì cái đẹp của mai gốc nhớt mà ông lùng mua về chơi. Số lượng mai gốc nhớt ông chơi ngày càng tăng dần theo độ thích.

"Đã chơi mai gốc nhớt rồi thì càng ngày càng sa đà, đẹp không tưởng", ông Cường xuýt xoa.

Từ sở thích của mình, ông suy ra nhu cầu của thị trường chơi mai gốc nhớt cũng không kém. Từ đây, ông quyết định dẹp cái nghề chăn nuôi chuyển sang kinh doanh cho thuê mai gốc nhớt chơi lễ, Tết.

Theo ông Cường, sản phẩm mai gốc nhớt là hàng cao cấp, nên phân khúc chơi loại mai này cũng là những người có thu nhập cao. Nếu cây mai gốc nhớt và mai "gốc vườn" đều có tàng như nhau, thì khi cho thuê, giá cây mai gốc nhớt đắt gấp đôi mai "gốc vườn".

Mai ghép gốc nhớt là gì

Một cây mai gốc nhớt nở hoa ngày Tết. Ảnh: Trần Đáng

"Mai gốc nhớt cho bông nở rộ, to, bộ rễ đẹp, tàng đẹp. Về mặt tâm linh, có được cây mai như thế trong ngày Tết người chơi đã thấy hên. Do đó, người có tiền không ngại tốn chục triệu thuê loại mai này chơi Tết. Họ chỉ cần tìm được cây mai đẹp, nở đúng ngày Tết là thuê", ông Cường chia sẻ.

Ông Cường cho biết, Tết Nguyên đán năm nay, nhìn chung giá mai cho thuê không tăng do tình hình kinh tế chưa tốt. Trung bình, giá thuê mai gốc nhớt khoảng 10 triệu đồng/cây/mùa Tết.

Thị trường cho thuê mai của ông Cường chủ yếu tập trung ở TP.HCM để bảo toàn thu hồi lượng mai cho thuê. Những cây mai gốc nhớt khoảng 30 năm tuổi giờ rất hiếm.

"Cây mai nhớt rất quý, giá trị cao nên phải đảm bảo thu hồi còn nguyên vẹn, cây vẫn khỏe mạnh", ông Cường bộc bạch.

Ông Cường chia sẻ, để tìm kiếm lợi nhuận với dịch vụ cho thuê mai chơi Tết, chủ yếu ông mua cây mai khoảng vài chục triệu về cho thuê.

Chỉ khoảng 2, 3 vụ Tết cho thuê mai là ông lấy lại vốn. Và sau đó, cây mai chỉ cho thu lợi nhuận.

Mai ghép gốc nhớt là gì

Ông Phạm Văn Cường (xã Phong Phú, Bình Chánh, TP.HCM) và vườn mai gốc nhớt chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: Trần Đáng

"Nếu mua cây mai gốc nhớt vài trăm triệu về cho thuê rất khó lấy lại vốn. Cụ thể, nếu cho thuê cây mai gốc nhớt giá 300 triệu đồng đề lấy 40 triệu đồng tiền thuê mùa Tết cũng chỉ bằng tiền lãi ngân hàng. Tính cả tiền công nuôi cây, tiền vận chuyển, tôi chẳng có lời. Cho nói chơi cây lớn rất rủi ro. Nếu khách để cây chết không đền tiền khách được", ông Cường tính toán.

Ông Cường cho biết thêm, do nhu cầu của khách chơi mai, hiện ông đang lấy về 60 gốc mai lớn, cao 2 – 3m.