Maáy phát với mô tơ quay tốc độ bao nhiêu

Motor, còn gọi là động cơ, hay động cơ điện, trong thiết kế băng tải tuyệt đại bộ phận hiện nay sử dụng motor 04 cực cho hệ thống điện 03 pha trong các nhà máy. Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn là motor 04 cực có tốc độ quay +/-1450 vòng mỗi phút, và cũng không cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Các dòng động cơ 02 cực hay 08 cực cực hiếm xài, và cơ bản chỉ là có tốc độ vòng quay bằng một nửa hoặc nhanh gấp hai lần mà thôi.

Maáy phát với mô tơ quay tốc độ bao nhiêu
Motor cốt âm trong băng tải xích lưới do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo

Vì motor có tốc độ 1450v/p cao như thế, nên khi gắn vô trục tang rulo chủ động của băng tải, motor cần một bộ chuyển đổi trung gian để giảm tốc độ quay, gọi là hộp giảm tốc.

Bảng thông số quy đổi tỷ số truyền motor giảm tốc ra tốc độ quay tính bằng vòng/phút

Thường khi thiết kế băng tải, hộp giảm tốc gắn liền với motor. Hộp giảm tốc có thông số là tỷ số truyền, ví dụ tỷ số 1:20, 1:30, 1:50, 1:60, 1:80… và hay được ký hiệu bằng chữ i. Đôi khi, các bạn sẽ thấy thông số mô tả motor giảm tốc trong băng tải của các bạn thế này: 03HP i=1:30, tức motor công suất 3HP và tỷ số truyền của hộp giảm tốc đi kèm là 1:30.

Maáy phát với mô tơ quay tốc độ bao nhiêu
Bảng thông số quy đổi từ tỷ số truyền của hộp giảm tốc ra tốc độ quay của tang trục ru lô chủ động trong thiết kế băng tải, chủ yếu sử dụng motor 04 cực tốc độ 1450v/p

Ý nghĩa của tỷ số truyền motor giảm tốc

Ý nghĩa của tỷ số truyền là hạ tốc độ vòng quay từ motor 04 cực theo tỷ lệ ghi chú của tỷ số truyền. Ví dụ tỷ số truyền 1:30 sẽ cho ra tốc độ quay của tang trục ru lô chủ động của băng tải là:

Tốc độ quay trục ru lô chủ động băng tải = 1450 / 30 = +/-48 v/p (vòng trên phút, ký hiệu Tiếng Anh là rpm, viết tắt của rounds per minute). Vì số vòng quay trên phút của trục ru lô chủ động băng tải mang tính tương đối, nên bên ngoài chúng ta hay nói tốc độ 50 vòng trên phút. Thực ra với tỷ số truyền 1:30, tốc độ quay của trục ru lô là 48 vòng trên phút.

Lúc trước, Băng Tải Việt Phát đã có bài viết về cách đo, cách tính tốc độ băng tải. Liên kết chia sẻ bài viết dưới đây.

Cách đo tốc độ băng tải

Khi thiết kế băng tải mới với một tốc độ băng tải yêu cầu, các bạn làm phép tính tính ngược lại như bài hướng dẫn trong liên kết trên của Băng Tải Việt Phát, tính từ tốc độ băng tải yêu cầu chia cho đường kính ngoài trục tang ru lô chủ động, sẽ ra số vòng trên phút yêu cầu của trục tang ru lô chủ động của băng tải. Lấy 1450, tức số vòng trên phút chuẩn của motor 04 cực, chia cho số vòng này sẽ ra được tỷ số truyền hộp giảm tốc motor yêu cầu. Khi không ra con số chính xác tuyệt đối, các bạn chọn tỷ số truyền gần với con số này nhất.

Maáy phát với mô tơ quay tốc độ bao nhiêu
Xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát

Một ví dụ minh họa

Băng Tải Việt Phát cung cấp thêm một ví dụ minh họa dưới đây. Bài toán đặt ra từ yêu cầu thiết kế băng tải của khách hàng là tốc độ băng tải chạy 20m/p, và bạn đang thiết kế đường kính trục ru lô chủ động là D=200mm.

Băng tải của bạn thiết kế tốc độ yêu cầu chạy 20m/p (mét trên phút). Tương đương 20.000mm/p. Đơn giản chỉ đổi từ đơn vị mét ra đơn vị mi-li-mét.

Trục ru lô chủ động băng tải của bạn có đường kính 200mm.Vậy chu vi trục ru lô băng tải của bạn sẽ là: Chu vi trục ru lô = 200mm x 3.14 = 628mm (3.14 là sô Pi trong tính chu vi hình tròn).

Vậy số vòng quay của trục ru lô chủ động của băng tải mỗi phút yêu cầu sẽ là: 20.000 / 628 = 32 v/p (vòng trên phút)

Tỷ số truyền của hộp giảm tốc theo yêu cầu sẽ là: I =1450 / 32 = 45. Các bạn chọn tỷ số truyền hộp giảm tốc gần với 45 nhất, có thể chọn tỷ số truyền phổ thông là i = 1:50.

Liên hệ nhận tư vấn thiết kế băng tải

Các bạn có thể liên hệ Băng Tải Việt Phát để nhận tư vấn về thiết kế băng tải, gia công chế tạo băng tải mới, hoặc đặt mua các phụ kiện băng tải, dây băng tải các loại phục vụ việc chế tạo băng tải mới hoặc thay thế dây băng tải và phụ kiện của hệ thống băng tải đang sử dụng.

Số điện thoại hotline Phòng Kinh Doanh: 0912136739

Số điện thoại hotline Phòng Kỹ Thuật: 0933235588

Địa chỉ văn phòng Băng Tải Việt Phát: 134 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Các xưởng cơ khí chế tạo băng tải Băng Tải Việt Phát: TP. Biên Hòa, Quận 12 và Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Motor 3 pha 2 cấp tốc độ còn gọi là động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ là sản phẩm lý tưởng cho nâng hạ di chuyển, hàng hóa được cải tiến với công nghệ hiện đại giúp lực mô men và ampe không thay đổi nhiều từ nâng hạ hàng nặng (chậm) cho tới nâng hạ hàng nhẹ (nhanh), sau đây là thông tin chính về sản phẩm này

Maáy phát với mô tơ quay tốc độ bao nhiêu

Nội dung

1) Định nghĩa motor 2 cấp tốc độ 3 pha

Động cơ điện 2 tốc độ là motor 3 pha chạy được 2 loại tốc độ khác nhau, với điện áp 380v tần số 50hz có thể đạt tốc độ như sau.

  • Motor điện 4 cực + 6 cực, vừa 1450 vòng/phút, vừa là 960 vòng/phút
  • Motor điện 6 cực + 8 cực, vừa là 900 vòng/phút, vừa là 700 vòng/phút
  • Motor điện 2 cực + 4 cực, vừa là 900 vòng/phút, vừa là 700 vòng/phút
  • Động cơ 2 tốc độ 4 pole / 8 pole: vừa là 1400 vòng, vừa chạy được 700 vòng phút

Động cơ 2 tốc độ thường to hơn các motor thường, nhiều đồng hơn và có cấu tạo hộp cực điện phức tạp hơn, có 12 dây hoặc 6 dây ở đầu ra.

2) Ứng dụng motor 2 cấp tốc độ

  • Motor 3 pha 2 cấp tốc độ dùng cho máy dùng motor tua chậm và rất chậm: ví dụ máy cưa gỗ dày và gỗ mỏng
  • Dùng cho động cơ cần khởi động khỏe rồi chạy thường: ví dụ kéo vật lên dốc, hết dốc thì lại nhẹ nhàng hơn
  • Làm việc vụ mùa: ví dụ chế biến đường. Ban đầu nghiền mía lớn thì cần tải nặng chạy chậm 960 vòng, tuần sau nghiền mía nhỏ thì chỉ cần tốc độ 1400 lực nhẹ hơn và tốc độ nhanh hơn
  • Thiết kế lẩu băng chuyền khi đông khách thì giao đồ ăn nhanh nhanh và vắng khách thì chạy tốc độ chậm lại

Dưới đây là một số ưu điểm của động cơ điện 2 tốc độ:

  • Tiết kiệm năng lượng: Động cơ 2 tốc độ cho phép chuyển đổi giữa hai tốc độ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu công việc. Khi không cần sử dụng công suất cao, bạn có thể chuyển đổi sang tốc độ thấp hơn để tiết kiệm năng lượng.
  • Điều chỉnh tải tốt: Động cơ 2 tốc độ cho phép điều chỉnh tải dễ dàng. Khi cần áp dụng lực kéo mạnh hơn hoặc vận hành trong môi trường khó khăn, bạn có thể chuyển sang tốc độ cao để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Có khả năng chịu được tải trọng lớn.
  • Khả năng hoạt động êm, ít tiếng ồn và rung động.

4) Cấu tạo motor 2 cấp tốc độ

Motor 2 cấp tốc độ bao gồm những bộ phận chính như sau

  • Rotor: Động cơ điện 2 tốc độ có rotor, cũng được gọi là trục quay. Rotor có thể được cấu tạo từ một số lá chắn hoặc từ một dây đồng cuộn quấn. Rotor chịu trách nhiệm tạo ra momen quay để động cơ hoạt động.
  • Stato: Stato là phần không di động của động cơ và bao gồm các cuộn dây và nam châm. Cuộn dây trong stato tạo ra một trường từ để tương tác với rotor và tạo ra momen quay. Số lượng và cấu trúc cuộn dây trong stato có thể thay đổi để tạo ra các tốc độ khác nhau.
  • Công tắc: Động cơ điện 2 tốc độ có các công tắc để điều khiển tốc độ. Các công tắc này thay đổi cấu hình hoặc kết nối của cuộn dây trong stato để chuyển đổi giữa các tốc độ khác nhau. Thông qua việc mở và đóng các công tắc, người vận hành có thể chuyển đổi giữa hai tốc độ khác nhau của động cơ. Bộ điều khiển: Động cơ điện 2 tốc độ thường được kết hợp với một bộ điều khiển để quản lý hoạt động và chuyển đổi giữa các tốc độ. Bộ điều khiển này có thể điều chỉnh động cơ để hoạt động ở tốc độ thích hợp dựa trên tải và yêu cầu của hệ thống.