Lượng nước tiểu bình thường trong 24h la bao nhiêu

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Trung Đã trả lời: Ngày 26/05/2021
Xét nghiệm

Chào bạn,

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ là loại xét nghiệm được chỉ định trong các trường hợp bác sĩ cần theo dõi lượng và tính chất của nước tiểu để đánh giá chức năng thận và hệ tiết niệu.

Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể:

– Xác định cơ thể người bệnh lọc được bao nhiêu nước tiểu hoặc bài tiết bao nhiêu chất cụ thể (protein, aldosterone, natri, kali,…) trong 24 giờ.

– Tính lượng bilan dịch vào ra.

Về cách lấy nước tiểu 24h, mỗi một người bệnh đầu phải tự lấy nước tiểu 24 giờ, do đó cần thông hiểu về cách lấy là yêu cầu bắt buộc để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Dụng cụ: Thường dùng bô có nắp đậy hoặc bình có vạch chia thể tích. Bô và bình đựng nước tiểu phải rửa sạch, không lẫn chất tẩy rửa, dội nước sôi để diệt khuẩn kể cả có nắp đậy.

Quy trình thực hiện:

– Đến giờ ấn định cho bệnh nhân tiểu hết, bỏ phần nước tiểu đó đi. Trong 24 giờ tiếp theo hứng tất cả nước tiểu của bệnh nhân tiểu ra vào một cái bô hoặc bình sạch (hứng cả phần nước tiểu khi bệnh nhân đi đại tiện). Ngày hôm sau vào giờ thứ 24 cho bệnh nhân tiểu lần cuối cùng vào bô hoặc bình đựng nước tiểu 24 giờ.

– Sau lần đi tiểu cuối cùng (vào giờ định trước) sáng hôm trước đến giờ đó sáng hôm sau, điều dưỡng đo và ghi số lượng nước tiểu trong ngày vào bảng theo dõi.

– Không cần sử dụng chất chống thối cho mẫu nước tiểu 24 giờ ngoại trừ mẫu làm xét nghiệm định lượng catecholamine niệu phải bảo quản bằng 5mL HCl 10%.

– Lắc đều, lấy đủ lượng nước tiểu theo yêu cầu cho vào ống nghiệm, gửi nước tiểu và giấy xét nghiệm đến phòng xét nghiệm.

Một lưu ý nhỏ với các trường hợp người bệnh là nữ giới và đang trong kỳ kinh nguyệt, nếu bạn làm xét nghiệm nước tiểu rất có thể kết quả sẽ không được chính xác, bởi mẫu nước tiểu có thể lẫn máu kinh vào và lúc làm xét nghiệm phân tích sẽ bị ảnh hưởng. Những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hay gần bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nên thông báo với bác sĩ để chờ tới lần sau thực hiện xét nghiệm.

Trong trường hợp có nhu cầu thăm khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc thì có thể đặt lịch hẹn khám qua tổng đài 1900 5588 92 để được hướng dẫn cụ thể. Xin cảm ơn!

Ở tất cả các bệnh nhân được đặt ống thông tiểu (và những người nối niệu quản ruột), cần phải kiểm tra xem có thông hay không bằng rửa trước khi làm thêm xét thăm dò; cách tiếp cận này có thể giải quyết vấn đề. Ở nhiều bệnh nhân còn lại, nguyên nhân (ví dụ sốc, sepsis) thể hiện rõ trên lâm lâm sàng. Ở những người khác, đặc biệt là những người có nhiều rối loạn, xét nghiệm là cần thiết để phân biệt nguyên nhân trước thận với các nguyên nhân thận (ATN). Ở bệnh nhân không có ống thông tiểu, nên cân nhắc đặt ống thông tiểu; điều này sẽ giúp chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn và giúp theo dõi liên tục lưu lượng nước tiểu.

Tính toán mức độ bài tiết natri (FENa) từ huyết tương và nồng độ natri trong nước tiểu có thể giúp phân biệt giữa tình trạng trước thận và hoại tử ống thận cấp bằng cách sử dụng phương trình sau:

Lượng nước tiểu bình thường trong 24h la bao nhiêu

  • Tỷ lệ FENa> 2% thường cho thấy hoại tử ống thận cấp.

  • Tỉ lệ FENa từ 1 đến 2 % giúp phân biệt hoại tử ống thận cấp tính với tình trạng trước thận.

Đi tiểu là hình thức đào thải các chất độc hại, cặn bã ra ngoài cơ thể. Nếu có những dấu hiệu đi tiểu bất thường thì rất có thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Vậy đi tiểu như thế nào là bình thường? Hãy cùng thiên châu ích thận hoàn gold tìm hiểu nhé.

Lượng nước tiểu bình thường trong 24h la bao nhiêu

Đi tiểu như thế nào là bình thường

Đi tiểu như thế nào là bình thường, đi tiểu bất thường biểu hiện trong 1 ngày

Theo các chuyên gia tiết niệu, 1 người bình thường đi tiểu trung bình từ 5-9 lần 1 ngày không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối . Số lần đi tiểu phụ thuộc vào cơ địa từng người, thời tiết, lượng nước nạp vào cơ thể, chế độ ăn sinh hoạt vận động hàng ngày. Đi tiểu khoảng 8 lần/1 ngày là tốt nhất, nếu đi tiểu vượt quá con số 10 lần thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Nếu số lần đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu ít thì khả năng bàng quang hoặc niệu đạo có vấn đề là rất cao. Ngược lại, nếu số lần đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu nhiều thì đó là dấu hiệu của cuác bệnh liên quan tới quá trình trao đổi chất như tiểu đường hoặc bệnh đa niệu.

Buổi đêm đi tiểu mấy lần:

Thông thường mỗi người đi tiểu 1 lần mỗi đêm, có thể đi tiểu trước lúc ngủ hoặc vào lúc gần sáng. Tiểu đêm nhiều lần bình thường là do bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là điều hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần uống ít nước buổi tối thì tình trạng tiểu đêm nhiều lần sẽ hết.

Tuy nhiên nếu tiểu đêm nhiều lần thường xuyên mà không phải là lý do trên thì đó có thể là tình trạng bệnh lý về đường tiết niệu, bàng quang, thận, tiền liệt tuyến hay một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, suy tim…

Lượng nước tiểu bình thường trong 24h la bao nhiêu

Đi tiểu như thế nào là bình thường

Lượng nước tiểu thải ra 1 ngày:

Thể tích nước tiểu trung bình của 1 người bình thường là khoảng 1500-3000ml/ngày và phụ thuộc nhiều vào lượng nước dung nạp vào cơ thể trong ngày. Nếu mỗi ngày đi tiểu không quá 3000ml hoặc không thấp hơn 400ml thì hoàn toàn là bình thường.

Lượng nước tiểu mỗi ngày ít hơn 400 ml là dấu hiệu của hiện tượng thiểu niệu. Đây là hiện tượng gần như không xuất hiện ở những người khỏe mạnh bình thường. Nếu xuất hiện thì đây chính là biểu hiện báo trước bệnh suy thận cấp tính.

Lượng nước tiểu vượt quá 3000 ml là dấu hiệu của hiện tượng đa niệu. Hiện tượng này chủ yếu là triệu chứng của bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, cũng có thể là hội chứng polydipsia (uống nhiều).

Trạng thái của nước tiểu:

Nước tiểu có màu vàng nhạt, sáng, trong, ít bọt có mùi nhẹ nhưng không hôi là tiêu chuẩn của nước tiểu bình thường của người khỏe mạnh.

Nước tiểu bị đục có nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do chế độ ăn, uống 1 số thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin C, vitamin nhóm B…hoặc cơ thể đang mắc một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu,viêm niệu đạo…

Đặc biệt nếu nước tiểu có nhiều bọt thì có thể là dấu hiệu, biểu hiện của các bệnh lý thận. Do màng lọc cầu thận bị tổn thương dẫn đến protein thoát ra ngoài cùng nước tiểu làm cho nước tiểu có nhiều bọt.

Lượng nước tiểu bình thường trong 24h la bao nhiêu

Đi tiểu như thế nào là bình thường

MÀU SẮC NƯỚC TIỂU

Màu vàng nhạt: giống nước trà xanh pha lần đầu là nước tiểu bình thường.

Nhạt màu, trong suốt: chứng tỏ bạn đang thừa lượng nước trong cơ thể. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu nhiều quá thì sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục. Nên duy trì lượng nước nạp vào cơ thể không quá 2 lít một ngày.

Màu cam, vàng đậm: chứng tỏ cơ thể bạn đang mất nước. Do lượng nước của cơ thể ít nên nó sẽ giữ lại cơ thể và làm chuyển màu của nước tiểu. Lúc này điều cần thiết là bạn cần phải bổ sung ngay lượng nước vào để bảo vệ cơ thể.

Màu hồng nhạt, đỏ giống nước rửa thịt: nước tiểu có lẫn máu, đi tiểu ra máu chứng tỏ trong cơ thể đang gặp chấn thương, các vấn đề về thận, có thể là ung thư. Khi gặp những dấu hiệu này thì tốt nhất là bạn nên đi khám và điều trị ngay lập tức.

Màu trắng đục: có thể bạn đang bị nhiễm một số loại vi khuẩn gây viêm niệu đạo

ĐO LƯỢNG NƯỚC TIỂU 24 GIỜ

(Cập nhật: 19/11/2017)

ĐO LƯỢNG NƯỚC TIỂU 24 GIỜ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là đo lượng nước tiểu của Người bệnh trong thời gian 24giờ

II. CHỈ ĐỊNH

Định lượng protein niệu, ure niệu, creatinin niệu, điện giải niệu… 24giờ

Tính bilan dịch vào ra

Theo dõi số lượng và tính chất của nước tiểu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có

IV. CHUẨN BỊ

Người thực hiện: điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên

Phương tiện

Một bình nhựa có thể tích khoảng 3-5 lít

Bình thủy tinh có vạch chia thể tích

Hóa chất bảo quản: Acid HCl 1%

Gạc vô trùng

Dung dịch vô khuẩn

Găng tay không vô khuẩn loại dùng 1 lần

Người bệnh: giải thích cho người bệnh lý do và qui trình đo nước tiểu 24giờ

Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Đối với người bệnh tiểu tự chủ

Giải thích cho Người bệnh mục đích cần đo nước tiểu 24 giờ.

Buổi sáng sớm thức dậy đi tiểu bỏ hết (ví dụ thức dậy lúc 6h sáng thì lấy nước tiểu đến 6h sáng hôm sau).

Kể từ lần đi tiểu kế tiếp, tất cả nước tiểu được gom vào bình chứa (kể cả nước tiểu hứng được lúc đi đại tiện).

Sáng hôm sau thức dậy đi tiểu lần cuối vào bình chứa.

Đo thể tích nước tiểu trong 24 giờ.

Khuấy đều nước tiểu trong bình, lấy một mẫu nước tiểu cho các xét nghiệm cần thiết.

3.2. Đối với người bệnh đặt sonde tiểu

Giải thích cho Người bệnh và người nhà về thủ thuật

Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn

Đeo găng tay thường loại dùng 1 lần để đề phòng nước tiểu bị nhiễm bẩn.

Sát trùng đầu túi đựng nước tiểu bằng gạc có dung dịch sát khuẩn để tránh làm nhiễm bẩn nước tiểu.

Tháo nước tiểu từ túi đựng nước tiểu vào bình chứa, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày nếu túi nước tiểu quá đầy.

Đo lượng nước tiểu và quan sát tính chất của nước tiểu

Khuấy đều nước tiểu trong bình, lấy một mẫu nước tiểu cho các xét nghiệm cần thiết.