Linux có bị nhiễm virus không

WINDOWS vs LINUX
Đây là câu hỏi mà hẳn còn nhiều người tuy đã dùng Linux từ lâu nhưng vẫn còn thắc mắc.
sau đây mình xin đưa ra một số ý kiến của mình..!

Nếu máy tính tự động tắt mà không hỏi ý kiến bạn, nếu nhiều cửa sổ quảng cáo đột nhiên xuất hiện, nếu thư tự dưng được gửi đến mọi người trong danh sách của bạn mà bạn không biết, máy của bạn có thể đã bị nhiễm virus. Lý do chính vì bạn dùng Windows.

Linux hầu như không có virus. Không phải "ít bị nhiễm virus" mà là "nếu bạn biết virus nào chạy được trên Linux, hãy nói cho tôi biết". Dĩ nhiên bạn có thể tìm được một virus dành cho Linux nếu muốn. Nhưng điều này rất khó xảy ra vì:

  • Hầu hết mọi người dùng Microsoft Windows, những kẻ xâm nhập muốn gây tác hại càng lớn càng tốt, vì thế chúng chọn Windows. Nhưng đó không phải là lí do duy nhất: máy chủ Web Apache (là chương trình chạy trên một máy tính từ xa, gửi một trang Web về máy bạn khi bạn truy cập vào), là phần mềm mã nguồn mở, có nhiều người dùng nhất (so với các máy chủ Web khác như IIS của Microsoft); nhưng vẫn có ít lỗ hổng bảo mật hơn nhiều so với IIS.
  • Linux quản lý quyền người dùng rất chặt chẽ. Ở Windows bạn (và các chương trình) thường có quyền làm bất cứ điều gì tới hệ thống. Nếu bạn muốn phá luôn hệ điều hành vì dữ liệu quý giá của bạn vừa bị virus "ngốn" mất, bạn có thể vào thư mục của hệ thống và xoá bất cứ thứ gì bạn thích: Windows sẽ không phàn nàn. Tất nhiên, lần tới khởi động bạn sẽ gặp nhiều vấn đề. Nhưng hãy nghĩ rằng nếu bạn có thể xoá mọi thứ bạn muốn: các chương trình khác cũng xoá được, hoặc làm hệ thống rối tung lên. Linux không cho phép điều này. Mỗi lần bạn muốn làm gì đó ảnh hưởng tới hệ điều hành, bạn phải có mật khẩu của nhà quản trị (nếu bạn không phải nhà quản trị hệ thống, bạn không thể làm được). Virus cũng không thể tự do xoá mọi thứ trong máy vì chúng không có quyền.
  • Nhiều người tìm và sửa lỗi sẽ khiến hệ thống trở nên ổn định. Linux là phần mềm mã nguồn mở, bất kì ai cũng có thể truy cập mã nguồn và cùng giúp sửa lỗi, hoặc báo lỗi cho các lập trình viên.

Posted by: Tuyen Pham Thanh 4 years, 5 months ago

(0 comments)

Nhận định chung là Linux miễn nhiễm với virus. Nhưng điều đó không phải là tuyệt đối. Virus có thể đến từ các site chứa mã độc hoặc bị nhiễm mã độc, các site giả mạo, các tệp tin đính kèm trong email, và các phần mềm độc hại khác. Những con virus phổ thông hoạt động trên môi trường Windows tuy không chạy được trên Linux nhưng nó có thể theo đường mạng tới các máy Windows. Như thế một khái niệm Linux nói chung chưa thể gọi là an toàn.

Ngày nay số người sử dụng hệ điều hành kiểu Linux ngày càng nhiều, do đó vấn đề an toàn máy tính cần được quan tâm trong tình hình mới. Omarine đặt ưu tiên về bảo mật lên hàng đầu và được thiết kế để miễn nhiễm virus với các biện pháp bảo vệ tốt nhất. Tại sao?

    • Đã được kiểm tra quét toàn bộ các hệ thống file bắt đầu tự hệ thống file gốc, với cơ sở dữ liệu virus mới nhất.

    • Hướng chủ đạo là sử dụng an ninh mật mã (thiếu hai từ mật mã là không an toàn, ví dụ như hệ thống file mạng mà không sử dụng biện pháp mật mã như krb5). Điều này xuất phát từ thuật toán mật mã ví dụ SHA256 hiện nay chưa có khả năng bị phá vỡ do đó các biện pháp an ninh bám sát thuật toán mật mã là an toàn. An ninh mật mã là khắc tinh của hacker. Một cuộc tấn công trung gian (man-in-the-middle attack) sẽ phải bó tay trước dữ liệu mã hóa đi qua mạng.

    • Một điểm nhắc lại là các gói phần mềm trong Omarine là các gói phần mềm chính thức được kiểm tra tập trung. Có hàng nghìn phần mềm trong cộng đồng OIN.

    • Vấn đề site giả mạo bị triệt tiêu bởi hệ thống chứng chỉ CA-Certificates được cập nhật bởi Makeca.

    • Truy cập trái phép sẽ bị chặn bởi tường lửa.

    • Các site độc hại, các email, phần mềm nguy hiểm sẽ phải đối mặt với con cáo lửa Firefox. Nó sẽ chặn đứng chúng dựa trên danh sách báo cáo được cập nhật mỗi 30 phút.

Chúng ta có cần phần mềm diệt virus không?

Đã miễn nhiễm thì không cần phần mềm diệt virus. Thực tế tôi dùng Omarine mấy năm nay không có phần mềm diệt virus nào. Tuy nhiên virus vẫn còn ở trong kí ức của nhiều người và bổ sung một phần mềm diệt virus như một biện pháp dự phòng cũng là điều tốt miễn sao nó không va chạm với các bộ phận bảo vệ vốn có của hệ thống.

Chúng ta sẽ bổ sung phần mềm diệt virus ClamAV. Sử dụng nó theo mức độ nào là tùy ở mỗi người. Nếu áp dụng biện pháp phòng ngừa cao thì truy cập sẽ bị chậm đi trong khu vực được bảo vệ. Ngược lại, biện pháp phòng ngừa thấp hầu như không ảnh hưởng tới tốc độ thực hiện của hệ thống. Biện pháp phòng ngừa cao ngăn chặn virus ngay tại truy cập, là tính năng cao cấp chỉ áp dụng cho Linux. Chúng ta sẽ xem xét một số tình huống sử dụng ClamAV trong bài tiếp theo. Dưới đây là video quét thư mục /usr/bin


[videopress nu6Eds55]