Liner Booking Note là gì

Sau khi người thuê tàu và hãng tàu/FWD đạt được thoả thuận về giá cước, hãng tàu sẽ gửi xác nhận rằng người thuê tàu đã book được/giữ được chỗ trên tàu/giữ được containers để chở hàng. Một xác nhận như vậy gọi là Booking hay Booking Confirmation hay Booking Note. Vậy Booking có thể được phát hành bởi Hãng tàu hoặc bởi FWD tùy chúng ta book cước với ai.

Liner Booking Note là gì

B1 : Nhân viên kinh doanh của hãng tàu giới thiệu lịch trình tàu chạy và chào giá cước vận chuyển cho công ty XNK
( Tấn công vào các công ty XNK theo phương thức : mua FOB , bán CIF )B2 : Chủ hàng cung cấp các thông tin cơ bản về lô hàng cần vận chuyển cho hãng tàu như : Khối lượng, thể tích, tính chất, ETD, ETA.

B3 : Hãng tàu lập và gửi giấy lưu cước tàu chợ ( BOOKING NOTE ) cho người đi thuê tàu

B4 : Xuất trình giấy lưu cước tàu chợ cho đại diện hãng tàu tại cảng Bốc

B5 : Hãng tàu ký phát lệnh cấp Container rỗng :+ Vỏ container+ Niêm phong container ( Seal hãng tàu )+ Phiếu đóng gói Container ( Container Packing List )B6 : Thực hiện giao hàng cho người vận tải.

+ Rút tờ khai hàng Xuất

+ Làm thủ tục vào sổ tàu :

- Đăng ký lại số tờ khai, số Container, số niêm phong Container

- Mục đích : tránh lẫn lộn, sai sót

B7 : Nhằm xác định bằng chứng của việc giao, nhận hàng, hãng tàu ký phát cho người gửi hàng vận đơn B/L ( Bill of Lading )

PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ (LINER)

1./ Khái niệm và đặc điểm của tầu chợ

Tầu chợ là tầu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.

Tầu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tậu định tuyến. Lịch chạy tầu thường được các hãng tầu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.

Căn cứ vào hoạt động của tầu chợ, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của tầu chợ như sau:

- Tầu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ;

- Cấu tạo của tầu chợ phức tạp hơn các loại tầu khác;

- Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tầu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.

2./ Phương thức thuê tầu chợ

a. Khái niệm về thuê tầu chợ

Thuê tầu chợ hay người ta còn gọi là Lưu cước tầu chợ (Liner booking note).

Thuê tầu chợ là Chủ hàng (Shipper) trực tiếp hay thông qua Người môi giới (Broker) yêu cầu Chủ tầu (Ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tầu để chuyên chở háng hoá từ cảng này đến cảng khác.

Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tầu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là “Vận đơn đường biển”.

Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tầu quy định sẵn.

b. Trình tự các bước tiến hành thuê tầu chợ

Quy tình thuê tầu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:

- Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tầu hỏi tầu đề vận chuyển hàng hoá cho mình.

- Bước 2: Người môi giới chào tầu, hỏi tầu bằng việc gửi Giấy lưu cước tầu chợ (liner booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tầu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cước với hãng tầu.

- Bước 3: Người môi giới với chủ tầu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.

- Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tầu.

- Bước 5: Chủ hàng đón lịch tầu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tầu.

- Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu, chủ tầu hay đại diện của chủ tầu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.

Qua các bước tiến hành thuê tầu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tầu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tầu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tầu và khi hãng tầu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tầu sẽ phát hành vận đơn cho ngươì gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tầu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.


Liner Booking Note là gì


Trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nhà xuất nhập khẩu cần chuẩn bị các chứng từ để lưu thông một cách thuận lợi. Trong đó booking note là chứng từ có vai trò quan trọng mà bạn cần lưu ý. Hãy cùng Minh Việt Logistics tìm hiểu về Booking note và quy trình thực hiện của nó ở bài viết dưới đây nhé.

1.Khái niệm về Booking Note
Booking là việc thực hiện đặt chỗ với hãng tàu nhằm giữ một vị trí cho hàng hóa đối với tàu vận chuyển đó.Thông thường, việc booking này sẽ do Forwarder đảm nhận, thông qua việc họ liên lạc và lấy trực tiếp từ hãng tàu hoặc airline. Thực chất việc thực hiện booking không khó, nhưng để tìm được hãng tàu phù hợp, book tàu đúng thời điểm thì cần bạn phải có liên lạc thường xuyên để đáp ứng. Do vậy, thường nhà xuất nhập khẩu cần 1 Forwarder để thuận tiện hơn cho việc thực hiện.

Note: Việc ghi chú lại hoạt động nào đó.
Như vậy, Booking note có thể được hiểu như một hình thức ghi lại việc đặt chỗ hãng tàu cho một chuyến hàng vận chuyển. Booking note hay còn được gọi là Việc lưu khoang/Giấy lưu cước.
Khi doanh nghiệp thuê tàu để vận chuyển hàng hóa thì được gọi là lưu khoang. Sau đó, chủ hàng và đại diện hãng tàu sẽ làm việc cùng nhau để lập một đơn lưu khoang (Booking note) để giữ chỗ trên tàu.

Liner Booking Note là gì

2.Quy định thực hiện lấy booking note

Việc thực hiện lấy booking note có thể tự thực hiện booking hoặc thông qua forwarder. Ở đây sẽ đề cập trường hợp phổ biên hơn là việc thực hiện thông qua forwarder, tương tự với trường hợp tự thực hiện.
Bước 1: Chủ hàng sau khi chuẩn bị đầy đủ hàng hóa để xuất khẩu, chủ hàng sẽ liên hệ với forwarder để thực hiện việc booking tàu. Khi liên hệ, chủ hàng phải cung cấp các thông tin bao gồm: cảng đi, cảng đến, số lượng, loại cont, ngày dự định đi, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng- hạ cont, về free time cảng đi cảng đến…để thuận tiện cho việc booking. Forwarder sẽ chủ động liên hệ với các hãng tàu để lựa chọn chuyến tàu phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau khi lựa được tàu, đơn vị này sẽ liên hệ với hai bên là hãng tàu và khách hàng để thống nhất giá cước và gửi booking request đến hãng tàu để đặt chỗ.

Bước 2:

Hãng tàu sẽ kiểm tra, nếu thấy chỗ đặt hàng phù hợp với yêu cầu đăt booking sẽ cấp booking và gửi booking confirmation và parking list, theo form của hãng. Đây chính là Lệnh cấp container rỗng từ hãng tàu. Các thông tin được cung cấp trên Lệnh cấp container rỗng này bao gồm: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng giao hàng (port of delivery), cảng chuyển tải (port of discharge (nếu có)), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng( losing time)…

Bước 3:

Thông qua Forwarder, khách hàng sẽ nhận được thông tin và chuẩn bị hàng hóa để đóng hàng và làm thủ tục hải quan. Trong khi đó, nhân viên sẽ nhận được lệnh và cấp container theo lệnh và lấy container rỗng để đi đóng hàng.

Hy vọng những thông tin ở bài viết này sẽ trở nên hữu ích và giúp đỡ bạn trong việc phân loại chứng từ ở ngành Xuất Nhập Khẩu. Hãy theo dõi những bải viết của chúng tôi đê cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Trong đó booking note là chứng từ đầu tiên xác nhận qan hệ giữa shipper với hãng tàu, dung để xác nhận lịch tàu và check các thông tin liên quan tới quá trình vận tải. Bạn đọc quan tâm Booking Note – Booking Confirmation là gì, đừng bỏ qua bài viết nghiệp vụ do VinaTrain trình bày tại đây.

1.Khái niệm về Booking Note

Booking Note là chứng từ được hãng tàu, hãng bay phát hành cho shipper khi đặt lịch vận tải. Tùy theo điều kiện mua bán trong incoterm bên mua hoặc bên bán sẽ có trách nhiệm thuê tài.

Để có được booking Note từ hãng tàu shipper phải đặt chỗ với hãng tàu thông qua việc Booking, chủ hàng có thể tự làm hoặc thông qua Forwarder để đặt chỗ. Lý do vì sao thì bạn có thể tìm hiểu thêm nha.

Như vậy, Booking note được gọi  Việc lưu khoang/Giấy lưu cước là chứng từ xác nhận việc đặt chỗ với hãng tàu về ( thời gian chuyển, tên tàu, số chuyến, ngày vận chuyển, số lượng hàng, cảng bốc, cảng dỡ…), hình thức hãng tàu ghi lại việc đặt chỗ một chuyến hàng vận chuyển.

Mẫu Booking Note Booking note

2.Quy trình thực hiện lấy booking note từ hãng vận tải

Booking Note được cấp bởi hãng tàu nên chủ hàng hoặc FWD đặt chỗ với hãng tàu thông qua mail hỏi giá cước. Bạn có thể tham khảo mẫu mail hỏi giá cước cơ bản:

Bước 1: Viết mail hỏi cước

2, Dear Julia  – STA Logistics,

I’m Lan Anh from Mercury Logistics Vietnam Co., Ltd in Vietnam, member of WCA’s Family like you 

Nice to be here to give you an inquiry from Belarus to Cat Lai, Hochiminh by sea, do hope you can give us the best rate today:

  • -Terms: Exw
  • -Pick up add: Gomel, Belarus
  • -Vol: 1 plt x 190x200x130cm, 1300kgs.
  • -POD: Cat Lai, Hochiminh by sea.

Await your prompt quotation~

Bước 2: Hãng tàu, bên dịch vụ nhận thông tin booking 

Hãng tàu dựa vào yêu cầu của shipper để gửi lịch tàu theo dự kiến có thể qua mail hoặc qua form booking Note nội dung về: Thời gian tàu chay, tên tàu số chuyên, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, số lượng hàng, bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng( losing time)…

Bước 3: Check booking note từ hãng vận tải 

Forwarder hoặc chủ hàng nhân được Booking giá cước từ hãng tàu qua mail hoặc form booking Note sẽ xem xét có phù hợp với mong muốn đặt chỗ của shipper không về các điều khoản: Thời gian tàu chạy, số lượng, giờ cắt máng, lệ phí áp dụng, thời gian Lưu kho bãi được gia hạn có phù hợp với mong muốn của công ty không

Bước 4: Xác nhận đặt chỗ bằng Booking Confirmation

Khi chốt thông tin booking note khách hàng sẽ tiến hành làm làm động tác xác nhận booking với hãng tàu ( booking Confirmation)

Liner Booking Note là gì
Mẫu booking note từ hãng tàu Yanming

II/ Quy trình xác nhận booking note – booking confirmation

Khi chốt booking Note từ hãng tàu shipper sẽ xác nhận lại việc đặt chỗ với hãng tàu bằng mail trả lời kèm theo mẫu booking confirm của hãng tàu quy định hoặc theo mẫu của doanh nghiệp.

Booking Confirm là việc xác nhận đặt chỗ từ hãng vận tải của shipper ( chủ hàng) đây là nghiệp vụ bắt buộc để xác lập quá trình vận tải.

Nội dung trên booking confirmation sẽ nhắc lại các thông tin có trong booking note: tên tàu số chuyến, ETD, giờ cắt máng,  số lượng hàng, liên hệ lấy cont rỗng đóng hàng, thời gian DEM/DET.

Khi nhận được booking confirmation hãng vận tải hiểu doanh nghiệp đã xác nhận đăt chỗ với hãng tàu bắt đầu thiết lập giao dịch vận tải

Chủ hàng tiến hành gửi SI ( Shipping Instructions ) trong đó có những yêu cầu của  chủ hàng với hãng tàu ( số hàng, loại bill cần lấy, số lượng hàng , yêu cầu thêm về nội dung cần show trên bill, thời gian lưu kho bãi tại cảng xuất hoặc cảng nhập nếu người gửi hàng yêu cầu thêm…)

3/ Hãng tàu duyệt lệnh tại văn phòng của hãng tàu sau đó rấy rỗng đóng hàng.

Hy vọng nhưng chia sẻ về booking note sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại chứng từ này. Nội dung kiến thức về Booking Note  nằm trong  chuyên đề bộ chứng từ xuất nhập khẩu do VinaTrain giảng dạy tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Trân trọng !