Lê đại hành còn có tên gọi là gì

Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Ngôn ngữ

Tại sao gọi là vua Lê Đại Hành?

Bài viết "Nạn dịch sai đang phá hỏng tiếng Việt" của Bùi Việt Bắc có đề cập tới cách gọi tên của vua Lê Đại Hành. Xin trích nguyên văn như sau:

"Hà Nội ta có phố Lê Đại Hành. Thực ra chẳng có ông vua nào lấy hiệu Đại Hành cả, mà vua nào cũng được gọi là Đại Hành tức là đang thực hiện chuyến đi lớn. Sang thế giới bên kia! Một nhà sử học dịch bài văn điếu, gọi Lê Hoàn là Lê Đại Hành, những nhà sử học khác cứ đinh ninh cho rằng đó là đế hiệu của ông ta!"


Bạn đọc talawas có thể nêu thắc mắc tại sao ông Bùi Việt Bắc lại không đưa rõ đích danh nhà sử học đã dịch bài văn điếu nào đó trong bài viết của mình. Xin nói ngay là việc gọi vua Lê Hoàn là Lê Đại Hành không thể là vì kết quả của việc dịch một bài văn điếu nào đó như Bùi Việt Bắc đã nói. Ba chữ Lê Đại Hành chính là cái tên được sử dụng trong các bộ Quốc Sử của Việt Nam, mà thí dụ điển hình nhất là bộ sử xưa nhất, đồ sộ nhất: bộ Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT). Một công trình biên khảo của nhiều sử gia lớn của nước Việt ta trải nhiều triều đại, trên mấy trăm năm (xem ĐVSKTT của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1998). Nhưng trước khi bàn đến việc tại sao Lê Hoàn được gọi là Lê Đại Hành, chúng ta hãy đi ngược về thời xa xưa, vài ngàn năm trước vào thời thượng cổ trong lịch sử Trung Quốc để hiểu rõ thêm về tục lệ xưng niên hiệu và miếu hiệu của các vua thời xưa.

Ở Trung Quốc, về việc đặt miếu hiệu có thể bắt đầu từ triều đại nhà Chu hoặc xa hơn nữa vào thời nhà Hạ, Thương. Những bằng chứng rõ nhất mà ai có chút ít hiểu biết về lịch sử nhà Chu cũng có thể nhớ được, đó là tên những ông vua như U Vương, Lệ Vương. Chữ U có nghĩa là u tối, Lệ là lăng lệ, tàn bạo. Truyện Lục Vân Tiên có câu “Ghét đời U Lệ đa đoan, khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”, U Lệ chính là U Vương và Lệ Vương. Tại sao những ông vua này lại có những cái tên xấu như vậy? Xin thưa đó là miếu hiệu của họ, hay còn gọi là tên thuỵ. Đối với người thường, không phải là vua, tên thuỵ - đôi khi được dịch nôm na là tên bụt - là cái tên một người sau khi chết được thân nhân, con cháu đặt cho, và được dùng trong việc tế tự về sau. Cũng có trường hợp tên thuỵ được vua ban cho, thí dụ như Chu Văn An được vua Trần Nghệ Tông ban cho tên thuỵ là Văn Trinh.

Trong sử sách, một đời vua được biết đến qua hai cái tên “hiệu”, đó là niên hiệu và miếu hiệu. Một ông vua khi lên ngôi phải ban hành niên hiệu, và niên hiệu là danh hiệu chính thức được dùng trong chiếu, chế, biểu và công văn khác trong triều đình. Nhưng vua không tự đặt miếu hiệu của mình. Khi nào vua băng (mất), xác còn quàn cho đến lúc đưa vào lăng thì gọi là Đại Hành, tức là chuyến đi lớn sang thế giới bên kia, như Bùi Việt Bắc đã nói. Sau khi được đưa vào lăng yên ổn, thì vua kế vị họp quần thần bàn đức hạnh của vua, hay hay dở mà đặt tên thuỵ tức là miếu hiệu. Chính vì do quần thần đặt miếu hiệu nên mới có những cái tên xấu như U Vương, Lệ Vương. Ở đây xin mở ngoặc về một ngoại lệ trong lịch sử Trung Quốc vào thời Tần. Tần Thuỷ Hoàng khi lên ngôi cho rằng việc vua kế nhiệm cùng bầy tôi bàn việc đặt miếu hiệu sau khi vua băng là việc trái lẽ, vì con không thể nghị luận cha, bầy tôi không thể nghị luận vua. Cho nên đời nhà Tần bắt miếu hiệu bắt đầu bằng Thuỷ Hoàng rồi đến Nhị Thế, Tam Thế... không như các triều đại khác các vua thường có miếu hiệu như Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông... Còn vua Lê Hoàn tại sao lại vẫn giữ mãi miếu hiệu là Lê Đại Hành? Đó chính là cái vết trong lịch sử nước Việt mà những sử gia như Lê Văn Hưu đã ghi lại để răn đe thế hệ sau về việc sai trái của Lê Long Đĩnh. Đó chính là cái hay của nhà viết sử, một tên gọi, một chữ viết trở thành búa rìu giáo huấn thế hệ con cháu mãi nghìn năm sau. Xin trích đoạn trong ĐVSKTT tập I trang 231:

"Ất Tỵ, /Ứng Thiên/ năm thứ 12 [1005], (Tống Cảnh Đức năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 3, vua băng ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi, chôn ở sơn lăng châu Trường Yên (sách Điạ Chí bản cũ chép vua băng vào năm Bính Ngọ [1006], đó là lấy khi Lê Ngọa Triều xin mệnh (nhà Tống) mà nói, không phải là thực. Nay theo Lê Văn Hưu là đúng).

Lê Văn Hưu nói: Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành Hoàng Đế, Đại Hành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay hay dở để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất hiếu, lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế."

Như vậy tên Lê Đại Hành, thứ nhất, không thể là do việc dịch một bài văn điếu của một nhà sử học nào đó như Bùi Việt Bắc đã nêu. Thứ hai, Lê Đại Hành là tên thuỵ của vua Lê Hoàn như đã truyền qua bao đời trong Quốc Sử Việt Nam, lý do thì sử gia Lê Văn Hưu đã ghi như trên trong phần trích đoạn. © 2005 talawas


Page 2

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 3

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 4

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 5

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 6

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 7

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 8

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 9

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 10

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 11

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 12

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người


Page 13

2.11.2008

Người Việt tại Mỹ bầu Tổng thống: hai quan điểm

2.11.2008

Vương Trí Nhàn: Những chấn thương tâm lý hiện đại

2.11.2008

Luật pháp phải phục vụ con người